Quỹ đạo của bốn hành tinh vòng ngoài (màu đỏ) so sánh tương quan với (15760) 1992 QB1 (màu xanh). | |
Khám phá[1] | |
---|---|
Khám phá bởi | David C. Jewitt và Jane X. Luu |
Nơi khám phá | Đài quan sát Mauna Kea, Hawaii |
Ngày phát hiện | 30 tháng 8 năm 1992 |
Tên định danh | |
Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương (cubewano)[2] | |
Đặc trưng quỹ đạo[3] | |
Kỷ nguyên 13 tháng 1 năm 2016 (2.457.400,5 ngày)[3] | |
Tham số bất định 3 | |
Cung quan sát | 7707 days (21.10 yr) |
Điểm viễn nhật | 46,6644 AU |
Điểm cận nhật | 40,8952 AU |
43,7798 AU | |
Độ lệch tâm | 0,065888 |
289,68 năm (105.806 ngày) | |
Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình | 4,4961 km/s |
26,9869° | |
0° 0m 12.249s / day | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 2,19059° |
359,4924° | |
2,73215° | |
Trái Đất MOID | 39.891 AU (5.967,6 Tm) |
Sao Mộc MOID | 35,9341 AU (5,37566 Tm)[chuyển đổi: số không hợp lệ] |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 167 km[4] 108 km[5] |
0.2 (theo tính toán lý thuyết)[5] | |
~23,4[6] | |
7,1[3] | |
(15760) 1992 QB1 là thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương đầu tiên được phát hiện sau Sao Diêm Vương và Charon. Nó được khám phá vào năm 1992 bởi David C. Jewitt và Jane X. Luu ở Đài quan sát Mauna Kea, Hawaii. Nó là một thiên thể không cộng hưởng trong vành đai Kuiper, hay còn gọi là thiên thể cubewano.[7]
Theo sự định danh tạm thời, "QB1" là thiên thể thứ 27 được tìm thấy trong nửa cuối tháng 8 của năm đó.[1] Hơn 1.500 thiên thể khác xa hơn cũng được tìm thấy bên ngoài Sao Hải Vương, toàn bộ số này đều là thiên thể cubewano.
Những người khám phá đề xuất cái tên "Smiley" cho (15760) 1992 QB1,[8] nhưng tên này đã được đùng để đặt cho thiên thạch 1613 Smiley, được đặt theo tên nhà thiên văn Charles Hugh Smiley người Mỹ.
Nó được gán cho số định danh 15760[2] và hiện vẫn chưa có tên gọi chính thức; nó thường được gọi đơn giản là "QB1", dù về mặt kỹ thuật thì cái tên này không thể hiện được năm phát hiện như tên định danh đầy đủ của nó là "(15760) 1992 QB1".
^ Tên gọi theo sự định danh tạm thời được đặt theo mẫu sau, năm nó được phát hiện đặt đầu tiên, theo sau là một nửa trước hoặc sau của tháng được phát hiện được ký hiệu bằng chữ cái (ví dụ: A=nửa đầu tháng 1 (ngày 1 đến ngày 15), B=nửa cuối tháng 1 (ngày 16 đến hết tháng), và tiếp tục như thế đến hết năm,) và sau đó là ký tự chữ cái thể hiện thứ tự phát hiện (bỏ qua chữ cái I) theo sau bởi một con số (ví dụ: 1992 QA, 1992 QB, 1992 QC,... 1992 QY, 1992 QZ, 1992 QA1, 1992 QB1 và tiếp tục như thế.) Theo đó, tên gọi của 1992 QB1 có nghĩa: Q=nửa cuối tháng 8 và B1=25+2=27.