Khám phá[1] | |
---|---|
Khám phá bởi | James Craig Watson |
Ngày phát hiện | 12 tháng 5 năm 1872 |
Tên định danh | |
(121) Hermione | |
Phiên âm | /hɜːrˈmaɪ.əniː/[3] |
Đặt tên theo | Hermione[2] (thần thoại Hy Lạp) |
A872 JA; 1970 VE | |
Vành đai chính · Cybele | |
Tính từ | Hermionean /hɜːrmaɪ.əˈniːən/ |
Đặc trưng quỹ đạo[4] | |
Kỷ nguyên 23 tháng 3 năm 2018 (JD 2.458.200,5) | |
Tham số bất định 0 | |
Cung quan sát | 54.689 ngày (149,73 năm) |
Điểm viễn nhật | 3,9067 AU |
Điểm cận nhật | 2,9889 AU |
3,4478 AU | |
Độ lệch tâm | 0,1331 |
6,40 năm (2338 ngày) | |
157,08° | |
0° 9m 14.4s / ngày | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 7,5975° |
73,127° | |
298,18° | |
Vệ tinh đã biết | S/2002 (121) 1 |
Trái Đất MOID | 2,02802 AU (303,387 Gm) |
Sao Mộc MOID | 1,62923 AU (243,729 Gm) |
TJupiter | 3,109 |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 268 × 186 × 183 km[5] 254±4 × 125±9 km[6] |
Bán kính trung bình | 95 km[6] |
Khối lượng | 5,38 ± 0,3 ×1018 kg[5] 5,4 ± 0,3×1018 kg[7] |
Mật độ trung bình | 1,13 ± 0,3 g/cm³[5] 1,8 ± 0,2 g/cm³[7][8] |
0,022 m/s2[9] | |
Tốc độ vũ trụ cấp 2 xích đạo | 0,075 km/s[9] |
0,2313 ngày (5,551 giờ)[10] | |
73° | |
Vĩ độ hoàng đạo cực | +10 ± 2°[7] |
Kinh độ hoàng đạo cực | 1,5 ± 2° |
0,0482 ± 0,002[11] | |
7,31[11] | |
Hermione /hɜːrˈmaɪ.əniː/ (định danh hành tinh vi hình: 121 Hermione) là một tiểu hành tinh rất lớn kiểu C, nghĩa là có bề mặt tối, có quỹ đạo thuộc nhóm tiểu hành tinh Cybele,[13] vòng ngoài cùng vành đai chính. Thành phần cấu tạo của nó dường như bằng cacbonat. Năm 2002, một vệ tinh nhỏ được tìm thấy đang quay quanh Hermione.[13]
Ngày 12 tháng 5 năm 1872, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Canada James C. Watson phát hiện tiểu hành tinh Hermione khi ông thực hiện quan sát tại Đài quan sát Detroit ở Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ[13] và đặt tên nó theo Hermione, con gái của Menelaus và Helen trong thần thoại Hy Lạp.[2]
Tiểu hành tinh này có dạng thùy kép - như các hình quang học thích nghi (adaptive optics) chứng tỏ - hình thứ nhất được chụp trong tháng 12 năm 2003, bằng kính viễn vọng của đài thiên văn Keck.[6] Trong số nhiều kiểu hình dạng được đề nghị hợp với các hình ảnh, có một dạng giống như "người tuyết" (snowman) được coi là hợp nhất với tỷ lệ tiến động quan sát thấy của tiểu hành tinh này.[7] Trong mẫu "người tuyết", hình dạng của tiểu hành tinh này có thể xấp xỉ bằng 2 hình cầu gối lên nhau từng phần với 2 bán kính 80 và 60 km, mà các tâm điểm cách nhau 115 km. Một dạng hình ellipsoid đơn giản bị loại bỏ.
Việc quan sát quỹ đạo của tiểu hành tinh này đã có thể cho phép xác định chính xác khối lượng của nó.[7] Đối với mẫu "người tuyết" thích hợp nhất thì tỷ trọng của nó là 1,8 ± 0,2 g/cm³, cho một tình trạng xốp là 20%, và có thể chỉ ra rằng các thành phần chính là các vật thể rắn gãy, nứt, nhưng không là một đống sa khoáng mảnh vụn.
Cho đến nay, che khuất sao của Hermione đã được quan sát thành công ba lần, lần cuối cùng vào tháng 2 năm 2004.
Khám phá[14] | |
---|---|
Khám phá bởi | W. J. Merline, P. M. Tamblyn, C. Dumas, L. M. Close, C. R. Chapman, F. Menard, W. M. Owen và D. C. Slater |
Ngày phát hiện | 28 tháng 9 năm 2002 |
Tên định danh | |
LaFayette | |
Vành đai chính · Cybele | |
Đặc trưng quỹ đạo[15] | |
768 ± 11 km | |
Độ lệch tâm | 0,001 ± 0,001 |
2,582 ± 0,002 ngày | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 3 ± 2° (liên quan đến cực của Hermione) |
Vệ tinh của | 121 Hermione |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 12 ± 4 km[6] |
Khối lượng | ~1,6×1015 kg[16] |
13,0 [6] | |
Một vệ tinh của Hermione được kính viễn vọng Keck II phát hiện năm 2002.[13] Nó có đường kính khoảng 13 km. Tên định danh tạm thời của vệ tinh là S/2002 (121) 1. Nó chưa có tên chính thức, nhưng tên "LaFayette" đã được một nhóm các nhà thiên văn học đề nghị, ám chỉ tới tàu frigate được hầu tước Lafayette bí mật sử dụng để tới châu Mỹ giúp đỡ các người nổi dậy.[6][17]