Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Norman Robert Pogson |
Ngày phát hiện | 17 tháng 4 năm 1861 |
Tên định danh | |
(67) Asia | |
Phiên âm | /ˈeɪʃiə/[1] |
Đặt tên theo | Asia và Asia |
A861 HA | |
Vành đai chính | |
Đặc trưng quỹ đạo | |
Kỷ nguyên 31 tháng 12 năm 2006 (JD 2.454.100,5) | |
Điểm viễn nhật | 2,869 AU (429,2 Gm) |
Điểm cận nhật | 1,973 AU (295,2 Gm) |
2,421 AU (362,2 Gm) | |
Độ lệch tâm | 0,185 |
3,77 năm (1376,048 ngày) | |
182,178° | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 6,027° |
202,722° | |
106,301° | |
Các tham số quỹ đạo chuẩn | |
Chuyển động trung bình chuẩn | 0.26133 độ / năm |
Chu kỳ quỹ đạo chuẩn | 0,01378 năm (5,032 ngày) |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 60,99 ± 2,41 km[2] |
Khối lượng | (1,03 ± 0,10) × 1018 kg[2] |
Mật độ trung bình | 8,66 ± 1,32 g/cm³[2] |
15,89 giờ | |
0,255 [3] | |
S | |
8,28 | |
Asia /ˈeɪʃiə/ (định danh hành tinh vi hình: 67 Asia) là một tiểu hành tinh có bề mặt sáng ở vành đai chính. Nó được nhà thiên văn học người Anh Norman Pogson phát hiện ngày 17 tháng 4 năm 1861 ở Đài quan sát Madras, Chennai, Ấn Độ.Pogson chọn cái tên này để chỉ Asia, một nữ thần trong nhóm thần Titan trong thần thoại Hy Lạp và lục địa Châu Á, vì tiểu hành tinh này là tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện từ lục địa này.[4]
Tiểu hành tinh này quay quanh Mặt Trời với chu kỳ 3,77 năm, bán trục chính là 2,421 AU và độ lệch tâm là 0,185. Nó có khả năng tương thích 2:1 với Sao Hỏa, có chu kỳ quỹ đạo gấp đôi chu kỳ quỹ đạo của hành tinh này.[5] Mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 6,0° so với mặt phẳng hoàng đạo. Asia là một tiểu hành tinh kiểu S bằng đá có kích thước mặt cắt ngang 61 km,[2] Phép đo sáng từ Đài thiên văn Oakley trong năm 2006 đã tạo ra một đường cong ánh sáng cho thấy chu kỳ quay thiên văn là 15,90 ± 0,02 với độ lớn biên độ là 0,26 ± 0,04.[5]