Acanthodes (Acanthodidae)

Acanthodes
Thời điểm hóa thạch: 409–284 triệu năm trước đây Than Đá sớm tới Permisớm
Acanthodes bronni ở thời kỳ Permi sớm tại Đức
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Acanthodii
Bộ (ordo)Acanthodiformes
Họ (familia)Acanthodidae
Chi (genus)Acanthodes
Loài
  • A. bridgei
  • A. bronni
  • A.gracilis

Acanthodes (nghĩa là cuống gai hay gốc gai) là một chi cá mập gai (Acanthodii) đã tuyệt chủng.[1] Các hóa thạch được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.

So sánh với các loại cá mập gai khác, Acanthodes là tương đối lớn, dài khoảng 30 xentimét (12 in). Cá trong chi này không có răng[2], mà thay vì thế nó có các mang. Do điều này, người ta cho rằng nó là loại cá kiếm ăn theo kiểu lọc nước, lọc các loại sinh vật phiêu sinh từ nước.[3] Acanthodes đã được tìm thấy chỉ có một cặp xương hộp sọ. Nó được vẩy hình lập phương che phủ.

Nó cũng có ít gai hơn so với đa phần các họ hàng của mình. Mỗi một vây ức và vây chậu trong cặp đôi các vây này đều chỉ có 1 gai, và 1 gai của vây hậu môn duy nhất cùng 1 gai trên các vây lưng, do đó tổng cộng nó chỉ có 6 gai, ít hơn khoảng một nửa so với của nhiều loài khác.[3]

Các loài cá mập gai cho tới nay vẫn còn là chủ đề của sự tranh luận lớn về phân loại khoa học của chúng. Điều này là do chúng chia sẻ các đặc trưng của cả cá xương (Osteichthyes) và cá sụn (Chondrichthyes). Một nghiên cứu gần đây cho rằng Acanthodes có thể là tổ tiên chung của tất cả các loài động vật có quai hàm (Gnathostomata), bao gồm cả con người.[4][5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Acanthodes là từ phái sinh từ tên gọi Acanthodii, một từ gốc Hy Lạp có nghĩa là gai. Các loài cá mập gai cổ nhất đã biết từng phát triển tốt vào cuối kỷ Ordovic. Chúng phát triển cực đỉnh trong kỷ Devon, nhưng đã tuyệt diệt trong sự kiện tuyệt chủng vào cuối kỷ Permi.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Edinburgh, Royal Physical Society of (1880). “Proceedings of the Royal Physical Society of Edinburgh”. V.: 115. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ Henry Alleyne Nicholson & Richard Lydekker (1889). A Manual of Palaeontology. tr. 966.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Palmer, D. biên tập (1999). The Marshall Illustrated Encyclopedia of Dinosaurs and Prehistoric Animals. London: Marshall Editions. tr. 30–31. ISBN 1-84028-152-9.
  4. ^ Bài viết về Acanthodes như là tổ tiên của con người, xem tại đây, tra cứu 15-6-2012
  5. ^ Bài báo về Acanthodes, Acanthodes and shark-like conditions in the last common ancestor of modern gnathostomes, tra cứu 15-6-2012

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan