Alpha Virginis


Alpha Virginis (Spica)

vị trí của Spica (phía dưới hình)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Thất Nữ
Phát âm /ˈspaɪkə/
Xích kinh 13h 25m 11,5793s[1]
Xích vĩ −11° 09′ 40,759″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +1,04
Các đặc trưng
Kiểu quang phổB1 III-IV/B2 V[2]
Chỉ mục màu U-B−0,94[3]
Chỉ mục màu B-V−0,24[3]
Kiểu biến quangβ Cep,
Rotating ellipsoid
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+1,0[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −42,50[1] mas/năm
Dec.: −31,73[1] mas/năm
Thị sai (π)12.44 ± 0.86[1] mas
Khoảng cách260 ± 20 ly
(80 ± 6 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−3,55 (−3,5/−1,5)[5]
Các đặc điểm quỹ đạo[6]
Chu kỳ (P)4,0145898 d
Độ lệch tâm (e)0,067 ± 0,014
Độ nghiêng (i)54 ± 6°
Kỷ nguyên điểm cận tinh (T)2440678,09
Acgumen cận tinh (ω)
(thứ cấp)
140 ± 10°
Chi tiết
Primary
Khối lượng10,25 ± 0,68[6] M
Bán kính7,40 ± 0,57[6] R
Độ sáng12.100[7] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,7 ± 0,1[5] cgs
Nhiệt độ22.400[5] K
Tốc độ tự quay (v sin i)199 ± 5[6] km/s
Secondary
Khối lượng6,97 ± 0,4[6] M
Bán kính3,64 ± 0,28[6] R
Độ sáng1.500[7] L
Nhiệt độ18.500[7] K
Tốc độ tự quay (v sin i)87 ± 6[6] km/s
Tên gọi khác
Spica, Azimech, 角宿一, Spica Virginis, Alaraph, Dana, α Virginis, 67 Virginis, HR 5056, BD -10°3672, HD 116658, GCTP 18144, FK5 498, CCDM 13252-1109, SAO 157923, HIP 65474.[8]

Alpha Virginis (tiếng Anh: Spica, α Vir / α Virginis / Alpha Virginis) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thất Nữ (Virgo), và là một trong những sao sáng nhất trên bầu trời ban đêm.

Hình vẽ giả tưởng về hệ sao Alpha Virginis

Alpha Virginis được coi là ngôi sao đã cung cấp cho Hipparchus (nhà thiên văn Hy Lạp sống vào khoảng 190-120 TCN) các dữ liệu để giúp ông phát hiện ra tuế sai của các điểm phân. Một ngôi đền thờ Menat (hay Hathor) ở Thebes đã được định hướng theo sao Giác khi nó được xây dựng vào năm 3200 TCN và theo thời gian, tuế sai đã tạo ra sự thay đổi nhỏ nhưng có thể nhận thấy trong việc định vị sao Giác một cách tương đối theo ngôi đền. Nicolaus Copernicus đã thực hiện rất nhiều quan sát về sao Giác bằng các thiết bị thiên văn tự tạo để nghiên cứu về tuế sai.

Tên tiếng Anh của nó là Spica, có nguồn gốc từ tiếng Latinh spīca virginis hay "bông lúa của Virgo" (thông thường hiểu là lúa mì).

Alpha Virginis là sao đôi che lẫn nhau giống như Algol. Độ sáng biểu kiến của nó nằm trong khoảng +0,92 tới +0,98, với chu kỳ 4,0142 ngày. Sự thay đổi nhỏ về độ sáng này là đủ để quan sát được.

Nằm gần với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất, Alpha Virginis có thể bị che khuất bởi Mặt Trăng và đôi khi (tuy rất hiếm) bởi các hành tinh của hệ Mặt Trời. Lần cuối cùng nó bị một hành tinh che khuất diễn ra khi Sao Kim đi ngang qua phía trước ngôi sao này (quan sát từ Trái Đất) vào ngày 10 tháng 11 năm 1783. Lần che khuất kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 9 năm 2197, khi Sao Kim một lần nữa đi ngang qua phía trước sao Alpha Virginis.

Cách dễ nhất để tìm Alpha Virginis là đi theo vòng cung của cán của Gấu Lớn (chòm Đại Hùng) tới Arcturus (sao α Boo / α Boötis / Alpha Boötis của chòm sao Mục Phu, và sau đó tiếp tục kéo dài thêm một đoạn tương tự sẽ đến vị trí của Alpha Virginis.

Thiên văn học cổ đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại, Alpha Virginis là một phần của sao Giác trong nhị thập bát tú. Cùng với nó còn có ζ Virginis để tạo ra sao Giác này.

Một số dữ liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Perryman, M. A. C. (1997). et al. “The HIPPARCOS Catalogue”. Astronomy & Astrophysics. 323: L49–L52. Bibcode:1997A&A...323L..49P.
  2. ^ Schnerr, R. S. (2008). et al. “Magnetic field measurements and wind-line variability of OB-type stars” (PDF). Astronomy and Astrophysics. 483 (3): 857–867. Bibcode:2008A&A...483..857S. doi:10.1051/0004-6361:20077740. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2010.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b Pfleiderer, J.; Mayer, U. (1971). “Near-ultraviolet surface photometry of the southern Milky Way”. Astronomical Journal. 76: 691. Bibcode:1971AJ.....76..691P. doi:10.1086/111186.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Wilson, Ralph Elmer (1953). General Catalogue of Stellar Radial Velocities. Washington: Carnegie Institution of Washington. Bibcode:1953QB901.W495.....
  5. ^ a b c Herbison-Evans, D.; Hanbury Brown, R.; Davis, J.; Allen, L. R. (1971). “A study of alpha Virginis with an intensity interferometer”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 151: 161−176. Bibcode:1971MNRAS.151..161H.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ a b c d e f g Harrington, David; Koenigsberger, Gloria; Moreno, Edmundo; Kuhn, Jeffrey (2009). “Line-profile Variability from Tidal Flows in Alpha Virginis (Spica)”. The Astrophysical Journal. 704 (1): 813–830. Bibcode:2009ApJ...704..813H. doi:10.1088/0004-637X/704/1/813.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ a b c Kaler, Jim. “Spica”. Stars. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2010.
  8. ^ “V* alf Vir -- Variable Star of beta Cep type”. SIMBAD. Centre de Données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan