Andrei Andreyevich Gromyko

Andrei Gromyko
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao
Nhiệm kỳ
27 tháng 7 năm 1985 – 1 tháng 10 năm 1988
3 năm, 66 ngày
Tiền nhiệmKonstantin Chernenko
Vasily Kuznetsov (quyền)
Kế nhiệmMikhail Gorbachev
Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên xô
Nhiệm kỳ
24 tháng 3 năm 1983 – 2 tháng 7 năm 1985
2 năm, 125 ngày
Tiền nhiệmHeydar Aliyev
Kế nhiệmNikolai Talyzin
Bộ trưởng Ngoại giao Liên xô
Nhiệm kỳ
14 tháng 2 năm 1957 – 27 tháng 7 năm 1985
28 năm, 163 ngày
Tiền nhiệmDmitri Shepilov
Kế nhiệmEduard Shevardnadze
Thông tin cá nhân
Sinh18 tháng 7 [lịch cũ 5 tháng 7] năm 1909
Staryja Hramyki, hiện ở Sviatsilavitski Sielsaviet, Vietkauski Rajon, Homiel Voblast, Belarus
Mất2 tháng 7, 1989(1989-07-02) (79 tuổi)
Moskva, Liên xô
Quốc tịchSoviet
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Liên xô

Andrei Andreyevich Gromyko (tiếng Nga: Андре́й Андре́евич Громы́ко; tiếng Belarus Андрэ́й Андрэ́евіч Грамы́ка; 18 tháng 7 [lịch cũ 5 tháng 7] năm 1909 – 2 tháng 7 năm 1989) là một chính trị gia và nhà ngoại giao Liên xô. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Liên xô (1957–1985) và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao (1985–1988).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Andrei Gromyko sinh ra trong một gia đình nông dân Belarus[1] tại làng Staryja Hramyki/ Gramyki, gần Gomel. Ông học kinh tế học tại Trường Kỹ thuật Nông nghiệp Minsk và tốt nghiệp năm 1932. Sau đó ông làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy về kinh tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên XôMoskva trong những năm 1936-1939.

Gromyko chuyển sang Bộ Ngoại giao năm 1939 sau những cuộc thanh trừng của Joseph Stalin với những người chịu trách nhiệm về quan hệ với Mỹ tại đây. Ông nhanh chóng được cử tới Hoa Kỳ và làm việc trong đại sứ quán Liên xô tại đây cho tới năm 1943, khi ông được chỉ định làm Đại sứ Liên xô tại Hoa Kỳ. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp sự đồng minh thời chiến giữa hai quốc gia và đóng vai trò quan trọng tại các sự kiện như Hội nghị Yalta. Ông trở nên nổi tiếng là một chuyên gia đàm phán. Ở phương tây, Gromyko được đặt tên hiệu "Mr. Nyet" (Mr. Không) hay "Comrade Nyet" gat "Grim Grom" vì kiểu đàm phán bướng bỉnh của ông. Ông thôi giữ chức đại sứ tại Washington ngày 10 tháng 4 năm 1946 để chuyên trách vào các vấn đề tại Liên hiệp quốc.

Năm 1946 ông trở thành đại diện của Liên xô tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ông phục vụ một thời gian ngắn với chức vụ đại sứ tại Anh Quốc năm 1952-1953 và sau đó quay trở lại Liên xô, nơi ông giữ chức Bộ trưởng ngoại giao trong 28 năm. Với tư cách Bộ trưởng ngoại giao, Gromyko đã đóng vai trò trực tiếp trong vụ Khủng hoảng tên lửa Cuba và đã gặp gỡ với Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy trong cuộc khủng hoảng.

Gromyko cũng giúp đàm phán các hiệp ước giới hạn vũ khí, đặc biệt là Hiệp ước ABM, Hiệp ước Cấm Thử Vũ khí Hạt nhân, SALT III, và INF và các thoả thuận START. Trong những năm cầm quyền của Brezhnev, ông đã giúp xây dựng chính sách giảm căng thẳng giữa hai siêu cường và rất tích cực trong việc soạn thảo hiệp ước không gây hấn với Tây Đức.

Năm 1966, ông có một cuộc đối thoại với Giáo hoàng Paul VI như một phần của ostpolitik (chính sách hướng về phía đông) của Giáo hoàng, dẫn tới sự cởi mở lớn hơn cho Nhà thờ Cơ đốc giáo Roma ở Đông Âu.

Gromyko luôn tin vào vị thế siêu cường của Liên xô và luôn thúc đẩy ý tưởng rằng không có một thoả thuận quốc tế quan trọng nào có thể đạt được nếu không có sự tham gia của Liên xô.

Gromyko là bộ trưởng ngoại giao từ năm 1957 tới năm 1985, khi ông bị thay thế bởi Eduard Shevardnadze. Gromyko đã đề nghị đưa Gorbachev vào chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tại cuộc họp của Bộ chính trị ngày 11 tháng 3 năm 1985. Đổi lại, Gromyko vào Bộ Chính trị năm 1973, và cuối cùng trở thành Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao (như nguyên thủ quốc gia Liên xô) năm 1985. Tuy nhiên vị trí này chỉ mang tính nghi lễ và ông đã bị buộc phải rời đi ba năm sau đó bởi những quan điểm bảo thủ của mình trong thời Gorbachev. Gromyko mất tại Moscow một năm sau đó.

Thái độ khô khan của Gromyko, với bằng chứng là nhiệm kỳ đầu tiên của ông tại Washington, luôn được thực hiện trong thời gian ông làm Bộ trưởng Ngoại giao Liên xô. Có một câu chuyện rằng Gromyko đi ra khỏi một khách sạn ở Washington vào một buổi sáng và bị một phóng viên hỏi, "Bộ trưởng Gromyko, ngài có thích bữa sáng nay không?" Câu trả lời của ông là "Có lẽ." [2]

Ông có vợ tên là Lidiya (mất năm 2004), một con trai tên là Anatoli (sinh năm 1932) và một con gái tên Emiliya (sinh năm 1938).

  1. ^ Gromyko, Andrei. Memoirs, p. 2. Doubleday, New York, 1990.
  2. ^ “Postcard from Budapest”. BBC. ngày 10 tháng 12 năm 2002.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Vasily Kuznetsov
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao
1985–1988
Kế nhiệm:
Mikhail Gorbachev
Tiền nhiệm:
Dmitri Shepilov
Bộ trưởng Ngoại giao Liên xô
1957–1985
Kế nhiệm:
Eduard Shevardnadze
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman (1918–1988) là một chuyên gia ghi nhớ những gì ông đã đọc
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
(500) days of summer hay 500 ngày của mùa hè chắc cũng chẳng còn lạ lẫm gì với mọi người nữa
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone