Lê Thị Miên | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1836 |
Nơi sinh | Bắc Ninh |
Mất | |
Ngày mất | 1908 |
Nơi mất | Bắc Ninh |
Giới tính | nữ |
Gia quyến | |
Phối ngẫu | Cai Vàng |
Tôn giáo | Phật giáo |
Quốc tịch | Đại Nam |
Thời kỳ | nhà Nguyễn |
Bà Ba Cai Vàng (1836-1908), tên thật là Lê Thị Miên, còn được gọi là Yến Phi, biệt hiệu Hồng y liệt nữ. Bà là vợ ba và là cộng sự của Cai Vàng, thủ lĩnh cuộc nổi dậy (khởi phát năm 1862) chống lại triều đình Tự Đức trong lịch sử Việt Nam.
Bà Ba Cai Vàng là người ở thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bà là con của một nhà nho không rõ tên, tục gọi là cụ Đồ. Theo lời truyền thì bà còn là con nuôi của Tuần Nhỡn, một trong những chỉ huy của Cuộc nổi dậy Cao Bá Quát ở Mỹ Lương (Sơn Tây).
Khoảng ngoài 20 tuổi, vì không chấp nhận làm vợ lẽ viên chánh tổng có quyền thế tại địa phương, cha con bà phải ẩn trốn ở nhà Tuần Nhỡn. Được ông này giới thiệu, bà tham gia lực lượng của Cai Vàng. Vốn là người văn võ song toàn, bà nhanh chóng được tin dùng, rồi trở thành vợ ba của vị thủ lĩnh, nên được gọi là Bà Ba Cai Vàng [1].
Cai Vàng tên thật là Nguyễn Văn Thịnh (hay Nguyễn Thịnh). Năm 1862, ông lấy danh nghĩa "phù Lê", để phát động cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
Trong khoảng thời gian đó, Bà Ba Cai Vàng đều ở cạnh chồng để cùng chiến đấu.
Ngày 30 tháng 8 năm Quý Hợi (1863, có nguồn ghi 1862), Cai Vàng mất vì trúng đạn của quân triều. Kể từ đó, Bà Ba Cai Vàng kế tục sự nghiệp của chồng.
Sau khi minh chủ Lê Duy Uẩn (hay Huân) bị bắt ở tỉnh thành Tuyên Quang, mùa xuân năm 1864, Bà Ba Cai Vàng trực tiếp cầm quân đánh vào Nãi Sơn (thuộc Hải Dương). Sau nhiều ngày vây đánh mà không thắng được, bà cho lui quân sau khi bắt được Vũ Tảo[3]. Tục truyền, bà đã cho thiêu sống viên quan này, tuy nhiên theo sử nhà Nguyễn thì Vũ Tảo tự tử, được truy tặng chức Thống chế [4].
Xét thấy không còn đủ sức để tiến hành cuộc chiến đấu lâu dài, ngày 11 tháng 3 năm 1864, bà tổ chức lễ tế chồng cùng các thuộc hạ đã mất, rồi giải tán lực lượng.
Theo truyền thuyết, Bà Ba Cai Vàng đã đến sống ẩn tu ở chùa Dận (hay Giặn, thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Cũng có người cho rằng, bà đã vào tu tại chùa Hương Thủy nơi thôn Tứ Kỳ (nay là thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), với pháp danh là Đàm Giác Linh (hay Ninh). Tại chùa này, bà đã cho dựng miếu Âm Hồn để thờ chồng (Cai Vàng) và các cộng sự đã bỏ mình trong cuộc chiến vừa qua.
Năm 1908, ni cô Đàm Giác Linh (Bà Ba Cai Vàng) viên tịch, thọ 72 tuổi. Hiện nay, tại miếu thờ trên vẫn còn có câu đối chữ Hán ca ngợi bà:
Nghĩa là:
Bài Vè Cai Vàng, không rõ tác giả. Trích các đoạn liên quan:
Theo bài vè này, thì trước khi phất cờ chống Nguyễn, Cai Vàng có hỏi ý kiến của ba bà vợ. Bà cả nói: "Điềm trời chưa vững đừng đi hội này", bà hai nói: "Xin chàng nghe thiếp đừng đi", còn bà ba thì:
Trước thái độ cương quyết của người vợ ba, Cai Vàng đồng ý khởi binh:
Đoạn Cai Vàng bị trúng đạn, sắp mất: