Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân[7], GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%.[8]
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa thị trấn Yên Sơn, xã Phúc Ninh và xã Tân Long.
Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 137 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 121 xã.[9]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc.
Vào đầu thế kỷ 19, Tuyên Quang gồm 1 phủ là phủ Yên Bình. Phủ này quản lý 1 huyện và 5 châu[10]:
Huyện Phúc Yên (nay là phần đất thuộc thành phố Tuyên Quang, các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang) gồm 10 tổng: Trung Môn, Yên Lũng, Yên Lĩnh, Hằng Túc, Hùng Dị, Kim Đô, Hoàng Sơn, Đồng Yên, Lăng Quán, Bình Ca.
Châu Thu Vật (năm 1823 đổi tên là châu Thu (Thu Châu), nay là phần đất thuộc huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái) gồm 7 tổng: Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Ẩm Phúc, Cẩm Nhân, Mông Sơn, Ngọc Chấn, Thì Ngạn.
Năm 1842, nhà Nguyễn chia Tuyên Quang thành 3 hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang.
Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Người Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng Tuyên Quang khá lâu[16]. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm được tỉnh này.
Ngày 9 tháng 9 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định[17] về việc chia địa bàn tỉnh Tuyên Quang vào đạo Quan binh 2 và đạo Quan binh 3.
Ngày 17 tháng 9 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ban hành Quyết định số 1432 về việc chia khu quân sự thứ ba thành 3 tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang, Hà Giang[18].
Ngày 11 tháng 4 năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc tái thành lập tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở Phủ Yên Bình và huyện Sơn Dương của tỉnh Sơn Tây[19]. Tỉnh lỵ đặt tại xã Ỷ La.
Năm 1916, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc:
Chia huyện Hàm Yên thành huyện Yên Sơn và châu Hàm Yên.
Thành lập tỉnh Hà Giang trên cơ sở cắt phủ Tương An (Yên Ninh cũ) và 3 huyện: Bảo Lạc (cũ), Vị Xuyên, Vĩnh Tuy.
Cắt châu Lục Yên sáp nhập vào tỉnh Yên Bái.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang có 1 phủ Yên Bình và 4 huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương. Tỉnh lỵ đặt ở xã Ỷ La.
Năm 1945 – tháng 11 năm 1975, tỉnh Tuyên Quang có 6 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang và 134 đơn vị hành chính cấp xã.
Ngày 4 tháng 11 năm 1949, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 127-SL.[20] Theo đó, tỉnh Tuyên Quang thuộc Liên khu Việt Bắc mới thành lập quản lý.
Ngày 2 tháng 7 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP[23] về việc thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở toàn bộ thị xã Tuyên Quang.
Ngày 28 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP[24] về việc thành lập huyện Lâm Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa.
Tỉnh Tuyên Quang có 1 thành phố và 6 huyện như hiện nay.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.[25]
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa có công suất lắp máy 48 MW, hoàn thành tháng 3/2013.
Tuyên Quang có diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước) và dân số 784.811 người (đứng thứ 53 trên cả nước), mật độ trung bình khoảng 124 người/km². Dân cư Tuyên Quang phát triển rất nhanh có 21,45% dân số sống ở đô thị và 78,55% dân số sống ở nông thôn (tính đến năm 2020).
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.868 km²,[27][28] dân số năm 2021 là 801.700 người,[29] mật độ dân số đạt 137 người/km².[30] Dân số thành thị là 111.300 người (13,88%).[31] Dân số nông thôn là 690.400 người (86,12%).[32]
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.868 km², dân số thường trú tính đến ngày 31/12/2022 là 805.782 người,[33] mật độ dân số đạt 137 người/km². Dân số thành thị là 120.543 người (chiếm 14,96%). Dân số nông thôn là 685.239 người (chiếm 85,04%).
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.867,95 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 908.797 người,[15] mật độ dân số đạt 154 người/km².
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.867 km², dân số thường trú năm 2023 là 812.215 người, mật độ dân số đạt 138 người/km², với 22 dân tộc anh em cùng chung sống.[3]
Tuyến ĐT.186: Điểm đầu km 55 Quốc lộ 2C (Ngã ba Sơn Nam, huyện Sơn Dương), điểm cuối km 234 400 Quốc lộ 37 (thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn), chiều dài 84 km.
Tuyến ĐT.187: Điểm đầu đường ĐT.176 cũ (Đài Thị), điểm cuối đỉnh đèo Keo Mác huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 17 km.
Tuyến ĐT.188: Điểm đầu từ thị trấn huyện Chiêm Hóa và điểm cuối xã Bình An huyện Chiêm Hóa, chiều dài là 40 km (không kể 5 km đi chung QL.279).
Các tuyến đường huyện: Là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 579,8 km, bao gồm:
Các tuyến đường đô thị: Chiều dài 141,71 km là các đường giao thông nằm trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang và các thị trấn huyện lỵ và khu Di tích lịch sử Tân Trào.
Sông Lô: dài 156 km, TW quản lý: 85 km (Phan lương – N3 Lô Gâm) – Sà lan <200T hoạt động mùa nước, Tuyên Quang quản lý: 71 km (N3 Lô Gâm – Bạch xa)- Đò ngang.
Sông Gâm: dài 109+70 km, TW quản lý: 33 km (N3 Lô Gâm – Chiêm Hóa) 33 km (tàu, thuyền <40T), Tuyên Quang quản lý: 76 km (Chiêm Hóa - Thuý Loa) 37 km (Chiêm Hóa - Na Hang) Thuyền <5T.
Bến đò: Tổng số bến 44, trong đó: có giấy phép mở bến là 28.
^ abcBan Biên tập Cổng TTĐT tỉnh Tuyên Quang (13 tháng 8 năm 2024). “Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
^Avenir du Tonkin (1885 - 1899) ghi nhận quân Pháp kết hợp đặt quan cai trị và đưa quân sang "bình định" Tuyên Quang. Năm 1884 - 1885, Pháp đặt được Sorel quản lý Tuyên Quang. Kế tiếp Sorel gồm các phó công sứ Traubé (1889), Bonnetain (1891). Nhưng năm 1892, Pháp lại đặt tướng Baudart quản lý tiểu khu Tuyên Quang (kế tiếp là Bertrand). Năm 1894, Pháp đặt Viala làm phó công sứ, bên cạnh Thomasset (tư lệnh đạo quan binh số 3)
^Nghị định về việc thành lập 4 đạo quan binh ở Bắc Kỳ.
^Tờ Avenir du Tonkin 1895 ghi nhận Quyết định vào tháng 9/1895 đã cử Coytier làm phó công sứ tỉnh Tuyên Quang, Chenagon làm phó công sứ tỉnh Bắc Quang, Cibaud làm phó công sứ tỉnh Hà Giang
^Tạp chí Annuaire general de l'Indochine 1900 ghi nhận De Goy làm công sứ đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang. Theo tài liệu Avenir du Tonkin, De Goy làm phó công sứ các tỉnh Hải Ninh (1887), Thái Bình (1890), Mường (1891), Hưng Hóa (1892), Ninh Bình (1898)
^Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (22 tháng 8 năm 2023). “Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2022”. Cổng thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2024.
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura (tính đến thời điểm trước khi tên trai tân nào đó bị chuyển sinh đến đây).