Bình Long (huyện)

Bình Long
Huyện
Huyện Bình Long
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhBình Phước
Trụ sở UBNDThị trấn An Lộc
Phân chia hành chính1 thị trấn, 16 xã[1]
Thành lập11/3/1977[2]
Giải thể11/8/2009[1]
Địa lý
Diện tích790,08 km²[1]
Dân số (2009)
Tổng cộng153.271 người[1]
Mật độ194 người/km²

Bình Long là một huyện cũ thuộc tỉnh Bình Phước, Việt Nam, tồn tại từ năm 1977 đến năm 2009.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bình Long nằm ở phía tây tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý:

Trước khi giải thể vào năm 2009, huyện Bình Long có diện tích 790,08 km², dân số là 153.271 người[1], mật độ dân số đạt 194 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bình Long có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn An Lộc và 15 xã: Thanh An, An Khương, Thanh Bình, Tân Khai, Đồng Nơ, Tân Hiệp, Minh Tâm, Minh Đức, Tân Lợi, Phước An, Tân Hưng, Thanh Lương, Thanh Phú, An Phú, Tân Quan.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bình Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 huyện Lộc Ninh, Chơn ThànhHớn Quản theo Quyết định số 55-CP ngày 11 tháng 3 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ[2]. Khi mới thành lập, huyện thuộc tỉnh Sông Bé.

Khi hợp nhất, huyện Bình Long bao gồm 26 xã: An Khương, An Lộc, Chơn Thành, Đồng Nơ, Lộc Hiệp, Lộc Hưng, Lộc Khánh, Lộc Quang, Lộc Tấn, Lộc Thái, Lộc Thành, Lợi Hưng, Minh Đức, Minh Hòa, Minh Hưng, Minh Lập, Minh Long, Minh Thành, Minh Thạnh, Nha Bích, Phước An, Tân Khai, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Lương và Trừ Văn Thố.

Ngày 9 tháng 2 năm 1978, tách 7 xã: Lộc Hiệp, Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Quang, Lộc Khánh, Lộc Tấn và Lộc Thắng để tái lập huyện Lộc Ninh[3].

Huyện còn lại 19 xã: An Khương, An Lộc, Chơn Thành, Đồng Nơ, Lợi Hưng, Minh Đức, Minh Hòa, Minh Hưng, Minh Lập, Minh Long, Minh Thành, Minh Thạnh, Nha Bích, Phước An, Tân Khai, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Lương và Trừ Văn Thố.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, thành lập xã Minh Tân ở vùng kinh tế mới.[4]

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, chia xã Phước An thành 2 xã: Phước An và Tân Quan.[5]

Ngày 1 tháng 8 năm 1994, chuyển xã An Lộc thành thị trấn An Lộc và chuyển xã Chơn Thành thành thị trấn Chơn Thành.[6]

Cuối năm 1995, huyện Bình Long bao gồm 2 thị trấn: An Lộc, Chơn Thành và 19 xã: An Khương, Đồng Nơ, Lợi Hưng, Minh Đức, Minh Hòa, Minh Hưng, Minh Lập, Minh Long, Minh Tân, Minh Thành, Minh Thạnh, Nha Bích, Phước An, Tân Khai, Tân Quan, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Lương, Trừ Văn Thố.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh: Bình Dương và Bình Phước[7]. Theo đó, phần lớn huyện Bình Long thuộc tỉnh Bình Phước, riêng 4 xã: Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Trừ Văn Thố thuộc địa giới tỉnh Bình Dương và được sáp nhập vào huyện Bến Cát (nay 3 xã Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh thuộc huyện Dầu Tiếng và xã Trừ Văn Thố thuộc huyện Bàu Bàng). Huyện Bình Long còn lại 2 thị trấn: An Lộc, Chơn Thành và 15 xã: An Khương, Đồng Nơ, Lợi Hưng, Minh Đức, Minh Hưng, Minh Lập, Minh Long, Minh Thạnh, Nha Bích, Phước An, Tân Khai, Tân Quan, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Lương.

Ngày 26 tháng 12 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 119/1997/NĐ-CP[8], theo đó:

  • Thành lập xã An Phú trên cơ sở 5.016 ha diện tích tự nhiên và 503 người của xã Thanh Lương và 2.230 ha diện tích tự nhiên và 5.964 người của thị trấn An Lộc
  • Thành lập xã Thanh Phú trên cơ sở 1.689 ha diện tích tự nhiên và 6.043 người của xã Thanh Lương và 1.272 ha diện tích tự nhiên và 4.371 người của thị trấn An Lộc.

Ngày 18 tháng 3 năm 1998, chia xã Lợi Hưng thành 2 xã: Tân Hưng và Tân Lợi.[9]

Ngày 5 tháng 4 năm 2002, thành lập xã Minh Thắng trên cơ sở 3.600,4 ha diện tích tự nhiên và 3.634 người của xã Nha Bích.[10]

Ngày 20 tháng 2 năm 2003, tách thị trấn Chơn Thành và 7 xã: Minh Long, Minh Thành, Tân Quan, Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng, Minh Hưng để tái lập huyện Chơn Thành[11]. Huyện còn lại thị trấn An Lộc và 12 xã: An Khương, An Phú, Đồng Nơ, Minh Đức, Phước An, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Lợi, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Lương, Thanh Phú.

Ngày 16 tháng 5 năm 2005, thành lập xã Tân Hiệp trên cơ sở 7.052 ha diện tích tự nhiên và 6.908 người của xã Đồng Nơ.[12]

Ngày 28 tháng 3 năm 2007, thành lập xã Minh Tâm trên cơ sở điều chỉnh 7.369 ha diện tích tự nhiên và 5.132 người của xã Minh Đức.[13]

Từ đó, huyện Bình Long bao gồm thị trấn An Lộc và 14 xã: An Khương, An Phú, Đồng Nơ, Minh Đức, Minh Tâm, Phước An, Tân Hiệp, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Lợi, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Lương, Thạnh Phú.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP[1]. Theo đó:

  • Chuyển xã Tân Quan thuộc huyện Chơn Thành về huyện Bình Long quản lý
  • Thành lập thị xã Bình Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Lộc và 2 xã: Thanh Phú, Thanh Lương; 1.468,40 ha diện tích tự nhiên và 7.072 người của xã An Phú; 1.601,32 ha diện tích tự nhiên và 5.222 người của xã Thanh Bình thuộc huyện Bình Long.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Bình Long còn lại 66.379,77 ha diện tích tự nhiên, 95.681 người với 13 xã trực thuộc và được đổi tên thành huyện Hớn Quản.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long,thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước”.
  2. ^ a b “Quyết định 55-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Sông Bé”.
  3. ^ “Quyết định 34-CP năm 1978 về việc thành lập huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Sông Bé”.
  4. ^ “Quyết định 180-CP về việc điều chỉnh địa giới xã, thành lập xã ở vùng kinh tế mới thuộc các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Bình Long, tỉnh Sông Bé”.
  5. ^ “Quyết định 61-HĐBT năm 1981 về việc thành lập một số xã mới thuộc huyện Lộc Ninh và huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé”.
  6. ^ Nghị định 74-CP điều chỉnh địa giới thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bến Cát, Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú, tỉnh Sông Bé
  7. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  8. ^ “Nghị định 119/1997/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã thuộc các huyện Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”.
  9. ^ “Nghị định 16/1998/NĐ-CP về việc thành lập một số xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Bình Long và Phước Long, tỉnh Bình Phước”.
  10. ^ “Nghị định 36/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Phước Long, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”.
  11. ^ “Nghị định 17/2003/NĐ-CP về việc thành lập các huyện Chơn Thành, Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước”.
  12. ^ “Nghị định số 60/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng và Bù Đốp, tỉnh Bình Phước”.
  13. ^ “Nghị định số 49/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập xã, phường thuộc các huyện Bình Long, Phước Long, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Nhân vật Rufus - Overlord
Nhân vật Rufus - Overlord
Rufus người nắm giữ quyền lực cao trong Pháp Quốc Slane
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Được xem là một trong những siêu phẩm kinh dị khoa học viễn tưởng và giành được vô số giải thưởng của thế giới M-A, Parasyte chủ yếu nhắm tới độc giả là nam giới trẻ và trưởng thành
[Review Sách] Quân Vương
[Review Sách] Quân Vương
Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận