Bình Phú
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Bình Phú | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | |
Tỉnh | Trà Vinh | |
Huyện | Càng Long | |
Trụ sở UBND | Ấp Nguyệt Lãng A[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 9°58′9″B 106°14′44″Đ / 9,96917°B 106,24556°Đ | ||
| ||
Diện tích | 27,21 km²[1] | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 14.645 người[1] | |
Mật độ | 538 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 29287[2] | |
Bình Phú là một xã thuộc huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Xã Bình Phú có vị trí địa lý[1]:
Xã Bình Phú có diện tích 27,21 km², dân số năm 2019 là 14.645 người[1], mật độ dân số đạt 538 người/km².
Xã Bình Phú được chia thành 10 ấp: Cây Cách, Long Trị, Nguyệt Lãng A, Nguyệt Lãng B, Nguyệt Lãng C, Phú Đức, Phú Hưng 1, Phú Hưng 2, Phú Phong, Phú Phong 3.[1]
Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết 157/NQ-HĐND[3] về việc:
Tổng giá trị sản xuất 780 tỷ 486 triệu đồng đạt 100,1% KH (KH: 780 tỷ đồng) so cùng năm 2018 tăng 165 tỷ 796 triệu đồng, trong đó:
Dân số: Theo báo cáo thống kê của xã Bình Phú đến cuối năm 2019, toàn xã có tổng dân số là 14.645 người với 3.884 hộ. Trong đó:
Dân cư của xã Bình Phú sống tập trung ven sông, rạch và ven các tuyến lộ giao thông, một số sống phân tán trong khu vực đồng ruộng. Dân cư sống tập trung đông ở khu vực trung tâm xã thuộc ấp Nguyệt Lãng A; các tuyến Quốc lộ 53, tuyến Quốc lộ 60, Hương lộ 6 và các đường nhựa nông thôn liên ấp. Nhìn chung mật độ dân số trên địa bàn xã phân bố khá đồng đều ở các ấp. Mật độ dân số bình quân 538,14 người/km².
Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của xã Bình Phú là 9.330 người, chiếm 63,71% tổng dân số toàn xã. Trong đó lao động nông nghiệp 6.749 người, chiếm 72,34%; lao động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 2.581 người, chiếm 27,66%.
Giáo dục: Hiện trên địa bàn xã có 5 trường học với nhiều phòng học và phòng chức năng:
Y tế: Hiện tại toàn xã chỉ có 1 trạm y tế nằm ở ấp Nguyệt Lãng.
Công trình thương mại – dịch vụ, chợ: Xã có 1 chợ xã Bình Phú, quy mô đất xây dựng 1.800 m², chưa có nhà lồng chợ, chủ yếu gồm các sạp bán hàng, phần còn lại là sân bãi bán hàng ngoài trời, phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa và hoạt động dịch vụ thương mại của người dân trong xã.[1]
Truyền thống văn hóa: Các dân tộc trong cộng đồng xã hội ở xã hàng năm đều tổ chức các lễ hội, các nghi lễ theo phong tục tập quán truyền thống. Hiện tại trên địa xã có các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như: chùa Bà Thiên Hậu, chùa Phước Huệ, chùa Phước Hưng, chùa Pisesaram, Đình Thần.
Tôn giáo: Trên địa bàn xã có 4.498 người có đạo. Trong đó: đạo Thiên chúa không có người theo đạo, đạo Phật có 4.477 người theo đạo, đạo Tin Lành: có 21 người theo đạo.
Công trình Văn hóa – thể dục thể thao: Diện tích cây xanh công viên tập trung còn thiếu, hiện tại chưa có khu thể dục thể thao phục vụ cho toàn xã cũng như các ấp.
Bưu chính – viễn thông: Trên địa bàn xã có 1 bưu điện văn hóa và 1 trung tâm viễn thông nằm trên Quốc lộ 53. [1]
Giao thông đường bộ và thủy: