Đại Phúc
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Đại Phúc | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | |
Tỉnh | Trà Vinh | |
Huyện | Càng Long | |
Trụ sở UBND | Hương lộ 7, ấp Tân Định[1] | |
Thành lập | 10/12/2003[2] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 9°58′23″B 106°17′28″Đ / 9,97306°B 106,29111°Đ | ||
| ||
Diện tích | 10,51 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 4.590 người | |
Mật độ | 437 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 29293[3] | |
Đại Phúc là một xã thuộc huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Xã Đại Phúc nằm ở phía đông của huyện Càng Long, cách trung tâm huyện khoảng 18 km[1], có vị trí địa lý:
Xã Đại Phúc có diện tích 10,51 km², dân số năm 2019 là 4.590 người[4], mật độ dân số đạt 437 người/km².
Xã Đại Phúc được chia thành 5 ấp: Kinh Ngay, Rạch Cát, Tân Định, Tân Hạnh, Tất Vinh.
Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 157/2003/NĐ-CP[2] về việc thành lập xã Đại Phúc trên cơ sở 1.050,675 ha diện tích tự nhiên và 5.003 nhân khẩu của xã Đại Phước.
Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết 157/NQ-HĐND[5] về việc:
Tổng giá trị sản xuất: 271,5 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 101% kế hoạch, tăng 5,84% so cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp: 245 tỷ đồng đạt 101,03% kế hoạch (tăng 6% so cùng kỳ); giá trị công nghiệp và xây dựng: 14,2 tỷ đồng đạt 101,42% kế hoạch (tăng 5,18% so cùng kỳ); giá trị ngành dịch vụ ước đạt 12,3 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch (tăng 12% so cùng kỳ).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 41,8 triệu đồng/người/năm, đạt 100,72% kế hoạch, tăng 4,5 triệu đồng/người/năm so cùng kỳ.[1]
Trên địa bàn xã Đại Phúc có tuyến giao thông chính là Hương lộ 7 tạo điều kiện thuận lợi cho xã giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội với các xã, thị trấn trong huyện và bên ngoài. Ngoài ra trên địa bàn toàn xã còn có các tuyến giao thông nông thôn 7/7 ấp đều được bê tông hóa đảm bảo xe 2 bánh lưu thông đến trung tâm xã dễ dàng trong cả hai mùa mưa nắng.
Hệ thống giao thông của xã thời gian qua tuy đã phát triển, nhưng trong tương lai cần đầu tư mạnh để phát triển hệ thống giao thông đảm bảo phục vụ cho nhân dân lưu thông và vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng.[1]
Xã Đại Phúc có hệ thống mạng lưới sông ngòi và kênh dày đặc thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, và nuôi trồng thủy sản.[1]