Bù Đăng
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Bù Đăng | |||
UBND huyện Bù Đăng, tháng 1/2022 | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Bình Phước | ||
Huyện lỵ | thị trấn Đức Phong | ||
Trụ sở UBND | Quốc lộ 14, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 15 xã | ||
Thành lập | 1988 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°46′9″B 107°14′14″Đ / 11,76917°B 107,23722°Đ | |||
| |||
Diện tích | 1.503 km² | ||
Dân số (1/4/2019) | |||
Tổng cộng | 139.009 người | ||
Mật độ | 93 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 696[1] | ||
Biển số xe | 93-L1 | ||
Website | budang | ||
Bù Đăng là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Huyện lị là thị trấn Đức Phong. Địa bàn huyện này thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong huyện Bù Đăng có sóc Bom Bo nổi tiếng của người Xtiêng. Sóc Bom Bo nổi tiếng vì được nhắc tới trong bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo. Với diện tích 1.501 Km2, Bù Đăng trở thành huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước, và trong số 705 đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam thì Bù Đăng xếp thứ 18 về diện tích.
Huyện Bù Đăng là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước, nằm ở tọa độ 106085’ đến 107067’ kinh đông, có vị trí địa lý:
Bù Đăng có địa hình trung du miền núi, là huyện có địa hình dốc đất bị chia cắt mạnh mẽ nhất tỉnh Bình Phước và vùng Đông Nam Bộ, phía bắc và đông bắc khu vực tiếp giáp với Tây Nguyên là vùng cao nguyên thấp với độ cao từ 300-400m, về phía nam và tây nam là vùng đồi thấp hơn độ cao dạo động từ 150-300m.
Huyện Bù Đăng vốn là quận Đức Phong của tỉnh Phước Long, được thành lập năm 1956. Quận Đức Phong có 2 tổng 3 xã, quận lỵ đặt tại xã Bù Đăng, tổng Bù Đăng.
Năm 1976, quận Đức Phong trở thành huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Sông Bé.
Năm 1977, huyện Bù Đăng cùng với 2 huyện Phước Bình và Bù Đốp nhập lại thành huyện Phước Long.[3]
Tháng 11 năm 1988, huyện Bù Đăng được tái lập do tách ra từ huyện Phước Long.[4]
Khi tách ra, huyện Bù Đăng gồm 7 xã: Đak Nhau, Đoàn Kết, Đồng Nai, Minh Hưng, Nghĩa Trung, Thọ Sơn và Thống Nhất.
Ngày 5 tháng 12 năm 1991, thành lập xã Đức Liễu trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Trung.[5]
Ngày 1 tháng 8 năm 1994, Ban tổ chức Chính phủ ban hành Nghị định số 74-CP[6]. Theo đó:
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bình Phước được tái lập từ tỉnh Sông Bé, huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước.[7]
Ngày 26 tháng 12 năm 1997, thành lập xã Bom Bo trên cơ sở 6.280 ha diện tích tự nhiên với 1.358 nhân khẩu của xã Đak Nhau và 6.400 ha diện tích tự nhiên với 2.010 nhân khẩu của xã Minh Hưng.[8]
Ngày 5 tháng 4 năm 2002, thành lập xã Phước Sơn trên cơ sở 5.500 ha diện tích tự nhiên với 1.690 nhân khẩu của xã Đoàn Kết và 4.800 ha diện tích tự nhiên với 3.151 nhân khẩu của xã Thống Nhất.[9]
Ngày 16 tháng 5 năm 2005, thành lập xã Phú Sơn trên cơ sở 12.042 ha diện tích tự nhiên và 4.794 nhân khẩu của xã Thọ Sơn.[10]
Ngày 28 tháng 7 năm 2007, thành lập xã Nghĩa Bình thuộc huyện Bù Đăng trên cơ sở điều chỉnh 4.818 ha diện tích tự nhiên và 5.139 nhân khẩu của xã Nghĩa Trung.[11]
Ngày 11 tháng 3 năm 2008, thành lập xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 13.286,34 ha diện tích tự nhiên và 11.201 nhân khẩu của xã Bom Bo.[12]
Ngày 10 tháng 4 năm 2009, thành lập xã Đường 10 trên cơ sở điều chỉnh 8.837 ha diện tích đất tự nhiên và 6.239 người của xã Đắk Nhau.[13]
Huyện Bù Đăng có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
Huyện Bù Đăng có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đức Phong và 15 xã: Bình Minh, Bom Bo, Đak Nhau, Đoàn Kết, Đăng Hà, Đồng Nai, Đức Liễu, Đường 10, Minh Hưng, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Phú Sơn, Phước Sơn, Thọ Sơn, Thống Nhất.