Đắk R'lấp

Đắk R'lấp
Huyện
Huyện Đắk R'lấp
Biểu trưng
Vườn cà phê của một hộ dân ở huyện Đắk R'lấp

Tên cũquận Kiến Đức
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Nông
Huyện lỵThị trấn Kiến Đức
Trụ sở UBNDTrần Hưng Đạo, TDP 3, thị trấn Kiến Đức
Phân chia hành chính1 thị trấn, 10 xã
Thành lập22/2/1986[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Quang Tứ
Chủ tịch HĐNDPhan Nhật Thanh
Bí thư Huyện ủyPhan Nhật Thanh
Địa lý
Tọa độ: 11°59′39″B 107°30′44″Đ / 11,994189°B 107,512103°Đ / 11.994189; 107.512103
MapBản đồ huyện Đắk R'lấp
Đắk R'lấp trên bản đồ Việt Nam
Đắk R'lấp
Đắk R'lấp
Vị trí huyện Đắk R'lấp trên bản đồ Việt Nam
Diện tích635,84 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng83.555 người[2]
Thành thị10.808 người (13%)
Nông thôn72.747 người (87%)
Mật độ131 người/km²
Dân tộcKinh, M'Nông
Khác
Mã hành chính666[3]
Biển số xe48-H1
Websitedakrlap.daknong.gov.vn

Đắk R'lấp (tiếng địa phương: "Dak R'lap", đọc là /đắc-rờ-lấp/) là một huyện thuộc tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.[4]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Đắk R'lấp nằm ở phía tây nam tỉnh Đắk Nông, cách thành phố Gia Nghĩa 24 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km theo Quốc lộ 14, có vị trí địa lý:

Huyện Đăk R’lấp diện tích 635,84 km², dân số 83.555 người[2], mật độ dân số trung bình 131 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Đắk R'Lấp có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Kiến Đức (huyện lỵ) và 10 xã: Đắk Ru, Đắk Sin, Đắk Wer, Đạo Nghĩa, Hưng Bình, Kiến Thành, Nghĩa Thắng, Nhân Cơ, Nhân Đạo, Quảng Tín.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Đắk R'lấp được thành lập ngày 22 tháng 2 năm 1986 trên cơ sở tách 4 xã: Đạo Nghĩa, Quảng Tân, Quảng Tín và Quảng Trực với 163.250 ha diện tích tự nhiên và 8,710 nhân khẩu của huyện Đắk Nông cũ.[1]. Khi mới thành lập, huyện trực thuộc tỉnh Đắk Lắk với 4 xã nói trên.

Trong giai đoạn 1988-1994, huyện thành lập thêm 5 xã: Đắk Buk So, Đắk R'Tih, Đắk Sin, Kiến Đức và Nhân Cơ.

Ngày 27 tháng 7 năm 1999, Chỉnh phủ ban hành Nghị định 61/1999/NĐ-CP[5]. Theo đó:

  • Thành lập thị trấn Kiến Đức-thị trấn huyện lỵ huyện Đắk R'Lấp trên cơ sở 1.560 ha diện tích tự nhiên và 4.574 nhân khẩu của xã Kiến Đức.
  • Xã Kiến Đức (sau khi đổi tên thành xã Kiến Thành) có 4.370 ha diện tích tự nhiên và 3.721 nhân khẩu.

Ngày 31 tháng 12 năm 2002, thành lập xã Nhân Đạo trên cơ sở 6.500 ha diện tích tự nhiên và 4.051 người của xã Đạo Nghĩa.[6]

Ngày 29 tháng 8 năm 2003, thành lập xã Đắk Ru trên cơ sở 8.969 ha diện tích tự nhiên và 6.537 người của xã Quảng Tín.[7]

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết 22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông[8], huyện Đắk R'lấp thuộc tỉnh Đắk Nông.

Ngày 6 tháng 6 năm 2005, thành lập xã Đắk Wer trên cơ sở 4.572 ha diện tích tự nhiên và 6.078 người của xã Nhân Cơ.[9]

Ngày 22 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 142/2006/NĐ-CP[10]. Theo đó:

  • Thành lập xã Đắk Ngo trên cơ sở điều chỉnh 2.249 ha diện tích tự nhiên của xã Đắk Ru và 14.537 ha diện tích tự nhiên với 3.029 người của xã Quảng Tín, xã Đắk Ngo có 16.786 ha diện tích tự nhiên và 3.029 nhân khẩu.
  • Thành lập xã Nghĩa Thắng trên cơ sở điều chỉnh 4.910 ha diện tích tự nhiên và 6.762 người của xã Đạo Nghĩa.
  • Thành lập xã Quảng Tâm trên cơ sở 3.088 ha diện tích tự nhiên và 680 người của xã Đắk R'Tih; 3.907 ha diện tích tự nhiên và 2.348 người của xã Đắk Buk So.
  • Thành lập huyện Tuy Đức trên cơ sở điều chỉnh 112.327 ha diện tích tự nhiên và 23.238 nhân khẩu của huyện Đắk R'Lấp (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 6 xã: Đắk Buk So, Đắk Ngo, Đắk R'Tih, Quảng Tâm, Quảng Tân và Quảng Trực).

Huyện Đắk R'lấp còn lại 63.420 ha diện tích tự nhiên và 65.075 nhân khẩu với 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Kiến Đức và 9 xã: Đắk Ru, Đắk Sin, Đắk Wer, Đạo Nghĩa, Kiến Thành, Nghĩa Thắng, Nhân Cơ, Nhân Đạo, Quảng Tín.

Ngày 18 tháng 10 năm 2007, thành lập xã Hưng Bình trên cơ sở 8.892 ha diện tích tự nhiên và 3.465 người của xã Đắk Sin.[11]

Huyện Đắk R'lấp có 63.420 ha diện tích tự nhiên và 65.540 nhân khẩu với 11 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Kiến Đức và 10 xã: Đắk Wer, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa, Nghĩa Thắng, Nhân Đạo, Kiến Thành, Đắk Ru, Quảng Tín, Đắk Sin, Hưng Bình giữ ổn định cho đến nay.

Ngày 30 tháng 6 năm 2015, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 799/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Kiến Đức là đô thị loại IV.[12]

Giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2011 so với năm 1994 đạt 1.709 tỷ đồng, trong đó công nghiệp - xây dựng: 333 tỷ đồng chiếm 19,5%, nông lâm nghiệp ngư nghiệp 1.002, 8 tỷ đồng chiếm 58,6%, dịch vụ 373 tỷ đồng, chiếm 21,9%, thu nhập bình quân 19,2 triệu đồng/người/năm,...

Có khu công nghiệp Nhân Cơ (xã Nhân Cơ) có diện tích 95ha, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 261 tỷ đồng tính đến năm 2009. Có nhiều công trình khác đang thi công như: Nhà máy luyện nhôm Trần Hồng Quân, các khu trung tâm thương mại, bệnh viện, khu du lịch nghỉ dưỡng đã và đang được đầu tư xây dựng.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quyết định 19-HĐBT năm 1986 về việc chia huyện Đắk Nông thành hai huyện Đắk Nông và huyện Đắk R'lấp thuộc tỉnh Đắk Lắk”.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Đắk Nông”. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2021.[liên kết hỏng]
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Đăk R'lấp giới thiệu Lưu trữ 2018-11-24 tại Wayback Machine. Trang tin điện tử huyện Đăk R'lấp, 2018. Truy cập 25/11/2018.
  5. ^ “Nghị định 61/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ và xã thuộc các huyện Krông Nô, Đắk R'Lấp, Krông Năng và Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk”.
  6. ^ “Nghị định 113/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Cư M'gar, Đắk R'Lấp, Krông Bông, Krông Ana, Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”.
  7. ^ “Nghị định 100/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập xã thuộc các huyện Ea H'Leo, Krông Năng, Krông Ana, Krông Nô và Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Lắk”.
  8. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”.
  9. ^ “Nghị định 70/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, đổi tên xã thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Song, Đắk Mil và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”.
  10. ^ Nghị định số 142/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, huyện; thành lập xã thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Song, Đắk Mil và thành lập huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đắk Nông.
  11. ^ “Nghị định số 155/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Đắk R'lấp, Đắk Song, Đắk Glong và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”.
  12. ^ “Quyết định 799/QĐ-BXD năm 2015 về việc công nhận đô thị Kiến Đức, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông loại IV”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung Izumo có năng lực sinh tồn cao, có thể tự buff ATK và xoá debuff trên bản thân, sát thương đơn mục tiêu tạo ra tương đối khủng
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka