Bùi Văn Tùng

Bùi Văn Tùng
Sinh(1930-02-04)4 tháng 2 năm 1930
Đà Nẵng
Mất9 tháng 2 năm 2023(2023-02-09) (93 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc
Tặng thưởngAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bùi Văn Tùng (4 tháng 2 năm 19309 tháng 2 năm 2023)[1][2] nguyên là một sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 30/4/1975 ông đã thảo lời đầu hàng không điều kiện và buộc Đại tướng Dương Văn Minh Tổng thống chính quyền VNCH đọc trên Đài phát thanh Sài Gòn. Ông cũng đã thay mặt Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp nhận đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chấm dứt cuộc Chiến tranh Việt Nam[3][4][5].

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông sinh ngày 4 tháng 02 năm 1930 tại quận Quận Hải Châu, Đà Nẵng trong một gia đình công nhân.
  • Tham gia cách mạng tháng 8/1945 đến tháng 5/1947: Hội viên Hội công nhân cứu quốc, Tự vệ Tp. Đà Nẵng.

Tham gia chiến tranh Đông Dương - chiến tranh Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ tháng 6/1947 đến tháng 3/1953: Nhập ngũ, Học viên, cán bộ Liên khu 5, Đại đội phó mặt trận bắc Tây Nguyên
  • Từ tháng 4/1953 đến tháng 9/1959: Thượng úy, Tiểu đoàn 11, Sư đoàn 305. Năm 1954 ông tập kết ra miền bắc và công tác ở Sư đoàn 305 đến cuối năm 1959.
  • Từ tháng 10/1959 đến tháng 12/1964: Thượng úy, Học viện đào tạo cán bộ Tăng Thiết giáp tại Trung Quốc.
  • Từ tháng 1/1965 đến tháng 9/1969: Đại úy, Chính trị viên Tiểu đoàn xe tăng 177 tăng cường cho Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Từ tháng 10/1969 đến tháng 2/1970: Đại úy, Chính trị viên tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Tăng 195 chiến trường Lào.
  • Từ tháng 3/1970 đến tháng 2/1971: Thiếu tá, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn xe tăng 203 thuộc Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp (Bộ Quốc phòng).
  • Từ tháng 3/1971 đến tháng 1/1980: Trung tá, Thượng tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Mặt trận B5 (Từ tháng 5/1974 thuộc Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam).

Sự đóng góp trong sự kiện 30/4/1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ cử 1 tiểu đoàn đánh "bóc vỏ" tuyến phòng ngự vòng ngoài tại khu vực Long Thành (Đồng Nai), Bà Rịa – Vũng Tàu; còn đại bộ phận lữ đoàn đảm nhiệm nhiệm vụ làm lực lượng chủ yếu của "binh đoàn thọc sâu" của Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 30/4/1975, Lữ đoàn thực hành thọc sâu từ cầu Đồng Nai vào nội đô Sài Gòn bằng chiến thuật tiến công trong hành tiến. 10 giờ 45 phút ngày 30.4, hai chiếc xe tăng 843 và 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập, đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận cắm cờ giải phóng trên nóc dinh. Chính trị viên Vũ Đăng Toàn và pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên vào dinh tập trung nội các chính quyền Sài Gòn vào một vị trí và tổ chức canh gác. Trung tá Bùi Văn Tùng - chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 có mặt sau đó ít phút.

Bùi Văn Tùng đã quyết định đưa Tổng thống Dương Văn Minh sang Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Tại Đài phát thanh, ông đã trực tiếp soạn thảo Lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh, tổ chức cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm (3 lần) rồi cho phát trên đài. Cũng chính ông là người đã thay mặt Quân giải phóng miền Nam chấp nhận đầu hàng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn, tuyên bố Sài Gòn và miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, nhanh chóng làm tạn rã sự chống cự của tàn quân Sài Gòn, góp phần giữ được thành phố Sài Gòn nguyên vẹn và tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hòa hợp, hòa giải sau này.[6][7][8][9]

Sự nghiệp cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ tháng 3/1980 đến tháng 3/1981: Đại tá, Giảng viên, cán bộ Học viện Quân sự cao cấp.
  • Từ tháng 4/1981 đến tháng 9/1983: Đại tá, phó hiệu trưởng về chính trị Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1 (700) thuộc Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp.
  • Từ tháng 10/1983: Nghỉ theo chế độ hưu trí.
  • Sau khi về hưu, ông tham gia công tác tại Tp Hồ Chí Minh. Từng đảm nhiệm phó bí thư và bí thư Đảng ủy phường 6, Quận 3.
  • Từ sau năm 2005, ông bệnh nặng và ngừng hẳn sự nghiệp.
  • Ông qua đời ở tuổi 94 vào ngày 9 tháng 2 năm 2023 ở Thành phố Hồ Chí Minh.[10]
  • Ngày 17 tháng 10 năm 2023, ông Bùi Văn Tùng được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. [11]

Những tranh cãi về ông trong sự kiện 30/4/1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị của ông Tùng mang vai trò quyết định trong việc chiếm đóng Dinh Độc Lập (đầu não của chính phủ Sài Gòn), tuy nhiên trung đoàn 66 dẫn đầu bởi cánh lái xe của đại úy Phạm Xuân Thệ đã đến cùng lúc. Phạm Xuân Thệ đã áp giải tổng thống Dương Văn Minh từ dinh đến đài phát thanh, các nguồn thông tin từ đó về sau đều tin rằng Phạm Xuân Thệ (về hưu với quân hàm trung tướng) là người quyết định cuộc đầu hàng, bắt Dương Văn Minh làm tù binh. Tuy nhiên, Phạm Xuân Thệ không phản đối cũng không hề đính chính gì về thông tin này. Mãi đến khi Bùi Văn Tùng ốm nặng, nhiều nguồn tin chính thống đã thừa nhận Bùi Văn Tùng mới thực sự là người lập công tác chính trị ở Dinh Độc Lập năm đó.

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1953 1965 1970 1971 1975 1980
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Senior Lieutenant.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Captain.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg
Cấp bậc Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá

Phần thưởng cao quý

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Văn Tùng đã được Nhà nước tặng thưởng:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và đồng đội đến viếng Đại tá Bùi Văn Tùng”. Báo điện tử Tiền Phong. 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ NLD.COM.VN (9 tháng 2 năm 2023). “Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - Quân đoàn 2 qua đời ở tuổi 94”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ “Người viết lời đầu hàng cho Dương Văn Minh”.
  4. ^ “Ông Tùng đã thảo văn kiện đầu hàng”.
  5. ^ “Người anh hùng, vị chính khách của thời điểm lịch sử”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 của HTV9”.
  7. ^ “Chuyện kể 30.4- Nhân chứng thứ ba của VTV1”.
  8. ^ “Cuộc bàn giao lịch sử của VTV1”.
  9. ^ “Chuyện kể về anh bộ đội cụ Hồ của VTC14”.
  10. ^ ONLINE, TUOI TRE (9 tháng 2 năm 2023). “Đại tá, nguyên chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng qua đời”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ “Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Đại tá Bùi Văn Tùng”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn build Kaeya - Genshin Impact
Hướng dẫn build Kaeya - Genshin Impact
Mặc dù Kaeya sở hữu base ATK khá thấp so với mặt bằng chung (223 ở lv 90 - kém khá xa Keqing 323 ở lv 90 hay Qiqi 287 ờ lv 90) nhưng skill 1 của Kaeya có % chặt to
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Tôi cảm nhận điều này sâu sắc nhất khi nhìn một xác chết, một khoang rỗng đã cạn kiệt sinh lực, nguồn lực mà chắc chắn đã chuyển sang tồn tại đâu đó.