Bước chân trên dải Trường Sơn

"Bước chân trên dải Trường Sơn"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1966
Thể loạiNhạc đỏ
Sáng tácĐăng Thục
Soạn nhạcVũ Trọng Hối

Bước chân trên dải Trường Sơn hay Bước chân trên dãy Trường Sơn[1] là một ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ, Đại tá Vũ Trọng Hối ra đời vào năm 1966.[2]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, trong bối cảnh Chiến tranh Việt Nam, Vũ Trọng Hối là một trong những nhạc sĩ quân đội đi thực tế tại chiến trường.[3][4] Trong những ngày tham gia chiến đấu trên dãy Trường Sơn, ông đã có ý định viết một ca khúc về những "người chiến sĩ Trường Sơn kiêu hãnh".[5] Mặc dù đã bắt đầu hình thành từ tháng 4 năm 1966 với tên gọi "Chiến sĩ Trường Sơn",[6] nhưng phải đến vài tháng sau, cùng với sự hợp tác viết lời của Nghệ sĩ Nhân dân Đăng Thục (tức nhà viết chèo Tào Mạt),[7][8] Vũ Trọng Hối mới cho ra đời nhạc phẩm Bước chân trên dải Trường Sơn.[9][10]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Bước chân trên dải Trường Sơn là một trong những ca khúc nhạc cách mạng Việt Nam bất hủ, được xem là bản "quân ca" của những người lính Trường Sơn.[11] Bài hát từng được thể hiện bởi nhiều ca sĩ, nghệ sĩ như Nguyễn Duy Nãi,[12] Trọng Tấn,[13] Nghệ sĩ ưu tú Việt Hoàn.[14] Đây là ca khúc về đề tài Trường Sơn thành công nhất trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam,[10] đồng thời là một trong những hành khúc ngắn và súc tích nhất trong danh sách ca khúc hiện đại Việt Nam.[15] Đến nay, bài hát vẫn thường xuyên xuất hiện trong các chương trình nghệ thuật liên quan đến Trường Sơn,[16] Quân đội nhân dân Việt Nam.[17][18][19]

Sự việc liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 5 năm 2017, có thông tin cho rằng, Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa cấp phép phổ biến cho hơn 300 ca khúc nhạc đỏ, trong đó có Bước chân trên dải Trường Sơn.[20][21] Sự việc này đã gây nhiều tranh cãi khi nhiều bài hát trong danh sách vốn là những tác phẩm đã phổ biến từ trước đến nay.[22][23] Tuy nhiên, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã nhanh chóng đính chính rằng, đây là công việc cập nhật bổ sung danh sách các ca khúc đã được phổ biến rộng rãi, không phải cấp phép mới.[24][25]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Khắc Sính (2006), tr. 110.
  2. ^ Nguyễn Quang Long (12 tháng 5 năm 2019). “Ca khúc về Trường Sơn: 'ánh lửa' nồng cháy với quê hương”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Thu Hằng (20 tháng 12 năm 2016). “Hào hùng "Âm vang Trường Sơn". Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Nguyễn Đình San (19 tháng 2 năm 2011). “Những bước chân và một bài ca”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Nguyễn Thụy Kha (25 tháng 12 năm 2005). “Vũ Trọng Hối và những giai điệu để đời xuyên Trường Sơn”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Trương Quang Lục (21 tháng 2 năm 2012). “Âm vang trên đường xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Nguyễn Thụy Kha (1998), tr. 100.
  8. ^ Nguyễn Đình San (2006), tr. 340.
  9. ^ Hội nhạc sĩ Việt Nam (1997), tr. 198.
  10. ^ a b Tú Ngọc (2000), tr. 349.
  11. ^ Đỗ Hoài (29 tháng 4 năm 2009). “Đường Trường Sơn - đề tài thiêng liêng và bất tận của văn học nghệ thuật”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Bảo Định Giang (2001), tr. 731.
  13. ^ Thư Hoàn (31 tháng 8 năm 2018). “Ba cây chụm lại...”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Dạ Miên (20 tháng 12 năm 2007). “Ca sĩ Việt Hoàn và Anh Thơ ra album ca nhạc mới”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Tú Ngọc (2000), tr. 350.
  16. ^ “Nhà hát Bông Sen biểu diễn phục vụ ở Trường Sơn”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 12 tháng 3 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ Hoàng Minh (20 tháng 3 năm 2021). “Trên đỉnh Trường Sơn”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Đặng Chung (25 tháng 6 năm 2016). “MC Diễm Quỳnh nghẹn ngào trước "Những trang viết còn lại". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ Bích Hà (19 tháng 7 năm 2019). "Cung đường huyền thoại" - chương trình đặc biệt tri ân các Anh hùng liệt sĩ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Bích Hà (20 tháng 5 năm 2017). “Thêm 300 ca khúc "nhạc đỏ" được Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố phổ biến rộng rãi”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ “Phó thủ tướng chỉ đạo không cần cấp phép những bài hát quen thuộc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ “Thêm 300 ca khúc "nhạc đỏ" được Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố phổ biến rộng rãi”. Báo Lao Động. 20 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ Tuyết Loan (23 tháng 5 năm 2017). “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn rút kinh nghiệm”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ Linh Nhi (22 tháng 5 năm 2017). “Cục Nghệ thuật biểu diễn: Cập nhật chứ không phải cấp phép mới 300 ca khúc nhạc đỏ”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ Khánh Nguyên (22 tháng 5 năm 2017). “Cục Nghệ thuật Biểu diễn đính chính vụ cấp phép 300 bài hát”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (phần 2)
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Narberal Gamma (ナ ー ベ ラ ル ・ ガ ン マ, Narberal ・ Γ) là một hầu gái chiến đấu doppelgänger và là thành viên của "Pleiades Six Stars
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Five Elements Overcoming Hay được biết đến với cái tên " Ngũ Hành Tương Khắc " Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mạnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.