Bưởi Thanh Hồng

Bưởi Thanh Hồng là một giống bưởi đào được trồng phổ biến ở xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Đây là đối tượng cây trồng truyền thống, là nguồn gen đặc sản, có sức sống tốt, cho năng suất rất cao (có thể trên 1000 trái/cây/năm) mang lại giá trị cao ở địa phương này[1][2]

Hiện nay, toàn xã Thanh Hồng có 120 ha bưởi[3], cho thu nhập trên 18 tỷ đồng/năm. Trong đó, có trên 50 cây tuổi đời trên 50 năm[1]

Một số đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bưởi dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, ít xuất hiện sâu bệnh hại. Cây trồng sau hai đến ba năm bắt đầu cho thu hoạch, đến năm thứ sáu cho năng suất cao. Đến kỳ thu hoạch, bưởi có màu vàng nhạt. Cùi và múi có màu hồng đào. Khi ăn, bưởi có vị chua ngọt cùng hòa quyện.[1]

Thời gian thu hoạch bưởi kéo dài, từ rằm tháng tám đến giáp Tết nguyên đán[1]

Năng suất

[sửa | sửa mã nguồn]

Bưởi Thanh Hồng là giống bưởi cho năng suất cao. Cây trên 3 – 6 năm tuổi cho năng suất 20 - 100 quả/cây/năm; 20 - 25 năm tuổi, cho năng suất từ 400 - 500 quả/cây/năm; trên 50 năm tuổi cho năng suất trên 1.000 quả/cây/một năm[1]. Năng suất bình quân đạt 120 tạ/ha.[4]

Giá trị kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bưởi Thanh Hồng là đối tượng cây trồng cho thu nhập cao[5], bình quân 15 triệu đồng/sào/năm. Những cây trên 50 tuổi, năng suất trên 1.000 quả/cây/năm cho giá trị trên 20 triệu đồng/năm/cây[1].

Sâu, bệnh, hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bưởi Thanh Hồng chống chịu sâu bệnh tốt. Yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất trồng bưởi là mưa axít. Vào thời điểm bưởi bắt đầu ra hoa, nếu gặp mưa nhiều sẽ nên không đậu quả, quả non gặp mưa axít sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cả cây và quả.[3]

Phục tráng

[sửa | sửa mã nguồn]

Do ảnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, cộng với phương pháp canh tác truyền thống, công tác chăm sóc đơn giản nên bưởi đào Thanh Hồng đã dần bị thoái hóa theo thời gian. Năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi giảm sút[1].[2]

Những năm trước đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành phục tráng, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, đồng thời cải tạo một số vườn bưởi có chất lượng đặc trưng của giống nhằm phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa[1][2].

Cho đến nay, đã nghiên cứu phục tráng thành công giống bưởi đào Thanh Hồng; công nhận được 10 cây đầu dòng để duy trì và nhân giống; xây dựng bản mô tả giống gốc[1][2][6].

Thị trường tiêu thụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản phẩm bưởi đào Thanh Hồng được tiêu thụ chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội[1], Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh...[5], một số đã được bày bán trong các siêu thị

Hiện nay, các cơ quan chức năng ở Hải Dương đang triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đào Thanh Hồng[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j Thu Hằng (23 tháng 9 năm 2015). “Phục tráng và phát triển cây bưởi đào Thanh Hồng”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ a b c d Phạm Ninh Hải (17 tháng 5 năm 2016). “Phục tráng và phát triển cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà”. http://www.haiduongdost.gov.vn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương, số 02, tháng 4/2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập 22 tháng 5 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b Anh Nguyên (26 tháng 3 năm 2015). “Bưởi đào Lập Lễ có nguy cơ mất mùa cao”. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2016. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ Nguyễn Thị Ánh (22 tháng 9 năm 2015). “Mất mùa bưởi đào Thanh Hồng”. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2016. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ a b Vũ Long (28 tháng 02 năm 2016). “Cây ăn quả chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao”. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ Phạm Văn Bình (28 tháng 01 năm 2016). “Kết quả thực hiện kế hoạch KHCN năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1/2016, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2016. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016.
  7. ^ Hải Ninh (14 tháng 10 năm 2015). “Hoàn thiện văn bản phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể bưởi Thanh Hồng (Thanh Hà)”. http://www.haiduongdost.gov.vn. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn farm Mora tối ưu mỗi ngày trong Genshin Impact
Hướng dẫn farm Mora tối ưu mỗi ngày trong Genshin Impact
Đối với Genshin Impact, thiếu Mora - đơn vị tiền tệ quan trọng nhất - thì dù bạn có bao nhiêu nhân vật và vũ khí 5 sao đi nữa cũng... vô ích mà thôi
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).
Review film: Schindler's List (1993)
Review film: Schindler's List (1993)
Người ta đã lùa họ đi như lùa súc vật, bị đối xữ tàn bạo – một điều hết sức đáng kinh ngạc đối với những gì mà con người từng biết đến