Bộ Súng

Bộ Súng
Thời điểm hóa thạch: 130–0 triệu năm trước đây Tiền Creta - gần đây
Súng trắng châu Âu (Nymphaea alba)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)xem văn bản
Bộ (ordo)Nymphaeales
Salisb. ex Bercht. & J.Presl, 1820[1]
Các họ

Bộ Súng (danh pháp khoa học: Nymphaeales) là một bộ thực vật có hoa, bao gồm 3 họ thực vật thủy sinh là Hydatellaceae, CabombaceaeNymphaeaceae (súng). Nó là một trong ba bộ thực vật hạt kín cơ sở, nghĩa là một bậc tiến hóa rẽ nhánh sớm của thực vật hạt kín. Ít nhất 10 đặc trưng hình thái kết hợp trong Nymphaeales.[2] Các đặc trưng phái sinh chia sẻ ở mức độ phân tử cũng được biết đến.

The Plant List do Vườn thực vật Hoàng gia KewVườn thực vật Missouri tạo ra công nhận khoảng 88 loài trong 11 chi thuộc về bộ này,[3] nhưng một nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 2011 đối với chi Nymphaea ngụ ý rằng số loài trong chi này có thể đã là trên 90.[4] Sự khác biệt về số lượng loài là do gần như rất khó để vạch ra giới hạn giữa các loài trong chi Nymphaea.

Tất cả các loài trong bộ này đều là thực vật thân thảo thủy sinh có thân rễ với lá rộng và hoa to sặc sỡ.

Hóa thạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ sơ hóa thạch bao gồm chủ yếu là hạt, nhưng cũng có phấn hoa, thân, lá và hoa. Niên đại của chúng có thể tới tận kỷ Creta.[5][6] Nhóm chỏm cây của Nymphaeales được ước tính có niên đại khoảng 112-125 triệu năm trước (Ma)[7][8] hoặc 126,7 ± 6,1 Ma.[9] Một số tác giả ước tính niên đại này là quá cổ.[10]

Hóa thạch của loài thực vật thủy sinh Archaefructus có thể thuộc về nhóm này.[11]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Nymphaeales hiện tại bao gồm 3 họ và khoảng 70 tới 90 loài.

Bộ Nymphaeales
Họ Cabombaceae
Hydatellaceae
Nymphaeaceae
Angiospermae

Amborella

Nymphaeales

Hydatellaceae

Cabombaceae

Nymphaeaceae

Austrobaileyales

Magnoliidae

Chloranthales

monocots

Ceratophyllum

eudicots

Phân loại và phát sinh chủng loài của Nymphaeales trong phạm vi thực vật hạt kín, theo APG III (2009) và APG IV (2016).

Bộ này không được công nhận trong hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi so với hệ thống APG năm 1998), mà thay vì thế các tác giả công nhận họ Nymphaeaceae định nghĩa rộng (gồm cả Cabombaceae, nhưng Cabombaceae có thể tùy ý tách ra) nhưng không đặt trong bộ nào. Hệ thống APG III chia tách Cabombaceae ra khỏi Nymphaeaceae và đặt chúng trong bộ Nymphaeales cùng với Hydatellaceae. Họ Hydatellaceae trong các hệ thống phân loại trước đó đã được đặt trong số thực vật một lá mầm, nhưng nghiên cứu năm 2007 cho thấy họ này thuộc về Nymphaeales.[12] Trong hệ thống APG IV thì Hydatellaceae, Cabombaceae và Nymphaeaceae là ba họ nằm trong bộ Nymphaeales.[13]

Một số hệ thống phân loại khác, như hệ thống Cronquist năm 1981, thường gộp cả CeratophyllaceaeNelumbonaceae trong Nymphaeales. Mặc dù hệ thống Takhtajan năm 1980 tách riêng bộ Nelumbonales, nhưng bộ mới này vẫn nằm cùng Nymphaeales trong liên bộ Nymphaeanae.

Hệ thống Cronquist đặt Nymphaeales trong phân lớp Magnoliidae của lớp Magnoliopsida [= dicotyledons]. Ngoài ra, Cronquist gộp Ceratophyllaceae nhưng tách Barclayaceae ra khỏi Nymphaeaceae.

Hệ thống Dahlgren đặt Nymphaeales cùng Piperales trong liên bộ Nymphaeanae trong phạm vi phân lớp Magnoliideae (= thực vật hai lá mầm). Hệ thống Thorne năm 1992 (và sửa đổi năm 2000) đặt Nymphaeales như là bộ duy nhất trong liên bộ Nymphaeanae của phân lớp Magnoliideae (= thực vật hai lá mầm).

So sánh Nymphaeales giữa 5 hệ thống phân loại
Hệ thống APG III[1]
Nymphaeales
Hệ thống Takhtajan[14]
Nymphaeales
Hệ thống Cronquist[15]
Nymphaeales
Hệ thống Dahlgren[16]
Nymphaeales
Hệ thống Thorne (1992)[17] & (2000)[18]
Nymphaeales
Hydatellaceae trong thực vật một lá mầm, như là Hydatellales
Cabombaceae Cabombaceae
Brasenia, Cabomba
Cabombaceae
Brasenia, Cabomba
Cabombaceae Cabombaceae
Brasenia, Cabomba
Nymphaeaceae Nymphaeaceae
phân họ Barclayoideae, Euryaloideae, Nymphaeoideae
Barclayaceae
Barclaya
Nymphaeaceae Nymphaeaceae
Barclaya, Euryale, Nuphar, Nymphaea, Ondinea, Victoria
Nymphaeaceae
Euryale, Nuphar, Nymphaea, Ondinea, Victoria
chị-em với nhánh thực vật hai lá mầm thật sự Ceratophyllaceae Ceratophyllaceae Ceratophyllaceae trong Ranunculanae
trong Proteales trong Nelumbonales Nelumbonaceae trong Magnolianae

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x.
  2. ^ Peter F. Stevens. 2001 trở đi. Website của Angiosperm Phylogeny Group tại: Website của Vườn thực vật Missouri. (xem Liên kết ngoài dưới đây).
  3. ^ The Plant List (website). 2013. (Xem Liên kết ngoài dưới đây.)
  4. ^ Borsch, Thomas; Löhne, Cornelia; Samba Mbaye, Mame; Wiersema, John H. (2011). “Towards a complete species tree of Nymphaea: shedding further light on subg. Brachyceras and its relationships to the Australian water-lilies”. Telopea. 13 (1–2): 193–217.
  5. ^ “Nymphaeales: Fossil Record”. Bảo tàng cổ sinh vật học Đại học California.
  6. ^ Else Marie Friis, Kaj Raunsgaard Pedersen & Peter R. Crane (ngày 15 tháng 3 năm 2001). “Fossil evidence of water lilies (Nymphaeales) in the Early Cretaceous”. Nature. 410 (6826): 357–360. doi:10.1038/35066557. PMID 11268209.
  7. ^ Magallón, Susana; Castillo, Amanda (2009). “Angiosperm diversification through time”. American Journal of Botany. 96 (1): 349–365. doi:10.3732/ajb.0800060. PMID 21628193.
  8. ^ Magallón S., Gómez-Acevedo S., Sánchez-Reyes L. L., & Hernández-Hernández T. 2015. A metacalibrated time-tree documents the early rise of flowering plant phylogenetic diversity. New Phytol. 207: 437-453. doi:10.1111/nph.13264
  9. ^ Iles W. J., Lee C., Sokoloff D. D., Remizowa M. V., Yadav S. R., Barrett R. L., Macfarlane T. D., Rudall P. J., & Graham S. W. 2014. Reconstructing the age and historical biogeography of the ancient flowering-plant family Hydatellaceae (Nymphaeales). BMC Evol. Biol. 14: 102. doi:10.1186/1471-2148-14-102
  10. ^ Bell, Charles D.; Soltis, Douglas E.; Soltis, Pamela S. (2010). “The age and diversification of the angiosperms re-revisited”. American Journal of Botany. 97 (8): 1296–1303. doi:10.3732/ajb.0900346. PMID 21616882.
  11. ^ Soltis, D. E.; Bell, CD; Kim, S; Soltis, PS (tháng 6 năm 2008). “The Year in Evolutionary Biology 2008”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1133 (1): 3–25. doi:10.1196/annals.1438.005. PMID 18559813. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  12. ^ Saarela, J. M.; và đồng nghiệp (2007). “Hydatellaceae identified as a new branch near the base of the angiosperm phylogenetic tree”. Nature. 446 (7133): 312–5. doi:10.1038/nature05612. PMID 17361182.
  13. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385. ISSN 0024-4074.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ Takhtajan, Armen L. (1980). “Outline of the classification of flowering plants (Magnoliophyta)”. The Botanical Review. 46 (3): 225–359. doi:10.1007/BF02861558.
  15. ^ Cronquist, Arthur (1981). An Integrated System of Classification of Flowering Plants. New York: Nhà in Đại học Columbia. ISBN 0-231-03880-1.
  16. ^ Dahlgren, R.M.T. (1980). “A revised system of classification of angiosperms”. Botanical Journal of the Linnean Society. 80 (2): 91–124. doi:10.1111/j.1095-8339.1980.tb01661.x.
  17. ^ Thorne, R. F. (1992). “Classification and geography of the flowering plants”. Botanical Review. 58 (3): 225–348. doi:10.1007/BF02858611.
  18. ^ Thorne, R. F. (2000). “The classification and geography of the flowering plants: Dicotyledons of the class Angiospermae”. Botanical Review. 66 (4): 441–647. doi:10.1007/BF02869011.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Michael G. Simpson. Plant Systematics. Elsevier Academic Press. 2006.
  • Thomas N. Taylor, Edith L. Taylor & Michael Krings. 2008. Paleobotany: The Biology and Evolution of Fossil Plants, Second Edition. Academic Press (an imprint of Elsevier): Burlington MA, USA. ISBN 978-0-12-373972-8

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan