Cổng thông tin Hợp chúng quốc Hoa Kỳ |
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington, D.C. nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Với diện tích 3,79 triệu mi2 (9,83 triệu km2) và dân số 318 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về dân số và lớn thứ ba hoặc thứ tư về tổng diện tích trên thế giới (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết). Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).
Sông Columbia (còn được biết đến là Wimahl hay sông Big (sông lớn) đối với người Mỹ bản địa nói tiếng Chinook sống trên những khu vực thấp nhất gần dòng sông) là con sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Nó được đặt theo tên của Columbia Rediviva, con tàu đầu tiên từ thế giới phương tây được ghi nhận đã du hành lên dòng sông này. Dòng sông kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada đi qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; hình thành phần lớn ranh giới giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Con sông dài 2.000 km (1.243 dặm Anh), và lưu vực nhận nước là 668.217 km² (258.000 dặm vuông).
Tính theo lưu lượng nước, sông Columbia là con sông lớn nhất chảy vào Thái Bình Dương từ Bắc Mỹ và là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. Dòng nước mạnh của sông và độ cao đổ xuống lớn trên một đoạn đường tương đối ngắn làm cho nó có tiềm năng rất lớn để sản xuất điện năng. Sông Columbia là con sông sản xuất thủy điện lớn nhất Bắc Mỹ với 14 đập thủy điện tại Hoa Kỳ và Canada.
Sông Columbia và các sông nhánh của nó là nơi sinh sống của vô số các loại cá di cư giữa các sông nhánh nước ngọt nhỏ và Thái Bình Dương. Các loài cá này - đặc biệt là những loài thuộc nhiều nhóm cá hồi khác nhau - đã và đang là phần quan trọng của hệ sinh thái sông và kinh tế địa phương trong hàng ngàn năm qua.Đơn vị hành chính chủ yếu của Hoa Kỳ sau liên bang là tiểu bang. Tuy nhiên các tiểu bang không phải là các "đơn vị hành chính" được tạo ra từ Hoa Kỳ mà là các đơn vị hành chính "tạo nên" Hoa Kỳ. Dưới luật Hoa Kỳ, các tiểu bang được xem là các thực thể có chủ quyền, nghĩa là quyền lực của các tiểu bang trực tiếp đến từ người dân của các tiểu bang đó chớ không phải là đến từ chính phủ liên bang. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ lúc đầu được thành lập khi các tiểu quốc (bang) có chủ quyền gởi một số đại diện cho chủ quyền của mình đến tham gia vào chính phủ trung ương. Tuy nhiên chủ quyền mà họ gởi đến trung ương không phải là toàn bộ vì vậy chính phủ liên bang được hưởng chủ quyền có giới hạn và các tiểu bang vẫn duy trì được bất cứ phần chủ quyền nào mà họ chưa từng nhượng lại cho chính phủ liên bang qua đại diện của họ.
Alabama • Alaska • Arizona • Arkansas • Bắc Carolina • Bắc Dakota • California • Colorado • Connecticut • Delaware • Florida • Georgia • Hawaii • Idaho • Illinois • Indiana • Iowa • Kansas • Kentucky • Louisiana • Maine • Maryland • Massachusetts • Michigan • Minnesota • Mississippi • Missouri • Montana • Nam Carolina • Nam Dakota • Nebraska • Nevada • New Hampshire • New Jersey • New Mexico • New York • Ohio • Oklahoma • Oregon • Pennsylvania • Rhode Island • Tây Virginia • Tennessee • Texas • Utah • Vermont • Virginia • Washington • Wisconsin • Wyoming
Condoleezza "Condi" Rice (sinh vào năm 1954) là Bộ trưởng Ngoại giao thứ nhì của chính phủ George W. Bush từ ngày 26 tháng 1 năm 2005 đến ngày 20 tháng 1 năm 2009. Rice là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên, và là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), bà cũng là người phụ nữ thứ hai (sau Madeleine Albright) phục vụ chính phủ trong chức vụ này.
Trước đó, Rice là Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Bush trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ cố vấn này.
Trước khi là thành viên của chính phủ Bush, Rice là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng (Provost) từ 1993 đến 1999.
Ngoài Anh ngữ, Rice có thể nói, với các mức độ thông thạo khác nhau, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha.
Vào tháng 8 năm 2004, và một lần nữa vào tháng 8 năm 2005, Tạp chí Forbes chọn Rice là người phụ nữ quyền thế nhất thế giới. Đến tháng 9 năm 2006, Rice nhường vị trí đầu cho Thủ tướng Đức, Angela Merkel, để đứng thứ nhì trong danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới.
|
|
|
![]()
|
|