Ảnh chụp vệ tinh Bianca | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Bradford A. Smith / Voyager 2 |
Ngày phát hiện | 23/1/1986 |
Tên định danh | |
Tên định danh | Uranus VIII |
Phiên âm | /biˈæŋkə/[1] |
Tính từ | Biancan[2] |
Đặc trưng quỹ đạo | |
Bán kính quỹ đạo trung bình | 59,165.550 ± 0,045 km[3] |
Độ lệch tâm | 0,00092 ± 0,000118[3] |
0,434578986 ± 0,000000022 ngày[3] | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 0,19308 ± 0,054° (so với xích đạo của Sao Thiên Vuơng)[3] |
Vệ tinh của | Sao Thiên Vương |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 64 × 46 × 46 km[4] |
Bán kính trung bình | 25,7 ± 2 km[4][5][6] |
~8300 km²[a] | |
Thể tích | ~71.000 km³[a] |
Khối lượng | ~9,2×1016 kg[a] |
Mật độ trung bình | ~1,3 g/cm³ (giả định)[5] |
~0,0086 m/s²[a] | |
~0,022 km/s[a] | |
đồng bộ[4] | |
không[4] | |
Suất phản chiếu | |
Nhiệt độ | ~64 K[a] |
Bianca là một vệ tinh tự nhiên vòng trong của Sao Thiên Vương. Nó được phát hiện từ những hình ảnh được chụp bởi Voyager 2 vào ngày 23 tháng 1 năm 1986, và được chỉ định tạm thời là S/1986 U 9.[8] Nó được đặt theo tên của chị gái của Katherine trong vở kịch The Taming of the Shrew của Shakespeare. Nó còn có tên định danh là Uranus VIII.[9]
Bianca thuộc nhóm các vệ tinh Portia, bao gồm Cressida, Desdemona, Juliet, Portia, Rosalind, Cupid, Belinda và Perdita.[7] Các vệ tinh này có quỹ đạo và tính chất trắc quang tương tự nhau.[7] Ngoài quỹ đạo,[3] bán kính 27 km[4] và suất phản chiếu hình học là 0,08,[7] hầu như chúng ta không còn biết gì về vệ tinh này.
Trong bức ảnh chụp của Voyager 2, Bianca xuất hiện dưới hình dạng một vật thể thuôn dài, trục chính hướng về phía Sao Thiên Vương. Tỷ lệ trục hình cầu nghiêng của Bianca là 0,7 ± 0,2.[4] Bề mặt của nó có màu xám.[4]
Chú thích
Trích dẫn