Perdita (vệ tinh)

Perdita Biểu tượng Perdita
Khám phá
Khám phá bởiErich Karkoschka/Voyager 2
Ngày phát hiện18-5-1999 (ngày tháng trong các hình lùi về ngày 18-01-1986)
Tên định danh
Tên định danh
Uranus XXV
Đặc trưng quỹ đạo
Bán kính quỹ đạo trung bình
76.417 ± 1 km[1]
Độ lệch tâm0,0012 ± 0,0005[1]
0,638021 ± 0,000013 ngày[1]
Độ nghiêng quỹ đạo0,0 ± 0,3° (với xích đạo Sao Thiên Vương)[1]
Vệ tinh củaSao Thiên Vương
Đặc trưng vật lý
Kích thước30 × 30 × 30 km[1]
Bán kính trung bình
15 ± 3 km[1]
~2.800 km² [a]
Thể tích~14,000 km³ [a]
Khối lượng~0,18×1017 kg[a]
Mật độ trung bình
~1,3 g/cm³ (giả định)
~0,0047 m/s²[a]
~0,011 km/s[a]
đồng bộ[1]
không[1]
Suất phản chiếu0,08 ± 0,01[2]
Nhiệt độ~64 K[a]

Perdita (/ˈpɜːrdɪtə/ PUR -dit-ə) là một vệ tinh tự nhiên vòng trong của Sao Thiên Vương. Khám phá Perdita rất phức tạp. Những bức ảnh đầu tiên của Perdita được tàu vũ trụ Voyager 2 chụp năm 1986, nhưng nó đã không được công nhận từ các bức ảnh trong hơn một thập kỷ. Năm 1999, vệ tinh này được Erich Karkoschka chú ý và báo cáo.[1][3] Nhưng vì không thể chụp thêm hình ảnh nào để xác nhận sự tồn tại của nó, nên nó đã chính thức bị hạ cấp vào năm 2001.[4] Tuy nhiên, vào năm 2003 những bức ảnh được Kính viễn vọng không gian Hubble chụp đã tìm được một vật thể nơi mà người ta tin rằng Perdita đang ở đó cuối cùng cũng xác nhận sự tồn tại của nó.[5][6]

Sau phát hiện năm 1999, nó được đặt tên tạm thời là S/1986 U 10.[3] Nó được đặt tên là Perdita (tiếng Latinh có nghĩa là 'mất') theo tên con gái của Leontes và Hermione trong vở kịch The Winter's Tale của William Shakespeare. Vệ tinh này cũng được gọi là Uranus XXV.[7]

Hình ảnh phát hiện ra Perdita do Voyager 2 chụp ngày 23-01-1986. Vị trí của vệ tinh này được chỉ ra bằng một mũi tên ở mé trên bên phải.

Quỹ đạo của vệ tinh này nằm giữa BelindaPuck. Các đo đạc của Hubble đề cập trên đây chứng minh rằng Perdita không tuân theo chuyển động Kepler trực tiếp xung quanh Sao Thiên Vương. Thay vào đó, rõ ràng nó đã bị bắt trong cộng hưởng quỹ đạo 43:44 với vệ tinh Belinda gần đó. Nó cũng gần với cộng hưởng 8:7 với Rosalind.[1][5]

Perdita thuộc nhóm vệ tinh Portia, bao gồm Bianca, Cressida, Desdemona, Portia, Juliet, Cupid, RosalindBelinda.[2] Những vệ tinh này có quỹ đạo và thuộc tính quang trắc tương tự.[2] Người ta biết rất ít về Perdita, ngoại trừ quỹ đạo của nó,[1][5] bán kính 15 km[1]suất phản chiếu hình học là 0,08.[2]

  1. ^ a b c d e f Tính toán theo các tham số khác.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Karkoschka, Erich (2001). “Voyager's Eleventh Discovery of a Satellite of Uranus and Photometry and the First Size Measurements of Nine Satellites”. Icarus. 151 (1): 69–77. Bibcode:2001Icar..151...69K. doi:10.1006/icar.2001.6597.
  2. ^ a b c d Karkoschka, Erich (2001). “Comprehensive Photometry of the Rings and 16 Satellites of Uranus with the Hubble Space Telescope”. Icarus. 151 (1): 51–68. Bibcode:2001Icar..151...51K. doi:10.1006/icar.2001.6596.
  3. ^ a b Green, Daniel W. E. (ngày 18 tháng 5 năm 1999). “S/1986 U 10”. IAU Circular. 7171. ISSN 0081-0304. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ Foust, Jeff (ngày 31 tháng 12 năm 2001). “Moon of Uranus is demoted”. Spaceflight Now. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ a b c Showalter, Mark R.; Lissauer, Jack J. (ngày 17 tháng 2 năm 2006). “The Second Ring-Moon System of Uranus: Discovery and Dynamics”. Science. 311 (5763): 973–977. Bibcode:2006Sci...311..973S. doi:10.1126/science.1122882. PMID 16373533.
  6. ^ Green, Daniel W. E. (ngày 3 tháng 9 năm 2003). “Satellites of Uranus”. IAU Circular. 8194. ISSN 0081-0304. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ USGS/IAU (ngày 21 tháng 7 năm 2006). “Planet and Satellite Names and Discoverers”. Gazetteer of Planetary Nomenclature. USGS Astrogeology. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan