Black Sabbath (album)

Black Sabbath
Album phòng thu của Black Sabbath
Phát hành13 tháng 2 năm 1970 (1970-02-13)
Thu âm16 tháng 10 năm 1969
Phòng thuRegent Sound, Luân Đôn
Thể loại
Thời lượng38:08
Hãng đĩaVertigo
Sản xuấtRodger Bain
Thứ tự album của Black Sabbath
Black Sabbath
(1970)
Paranoid
(1970)
Đĩa đơn từ Black Sabbath
  1. "Evil Woman / Wicked World"
    Phát hành: 9 tháng 1 năm 1970

Black Sabbath là album phòng thu đầu tay của ban nhạc rock người Anh Black Sabbath, được phát hành vào ngày 13 tháng 2 năm 1970 tại Anh Quốc bởi Vertigo Records và ngày 1 tháng 6 năm 1970 tại Mỹ bởi Warner Bros. Records. Album được nhiều người xem là album đầu tiên của thể loại heavy metal. Ngoài ra, bài mở đầu trùng tên album là "Black Sabbath" cũng được xem là bài hát doom metal đầu tiên.[2] Sau khi ra mắt, album giành vị trí thứ 8 trên UK Albums Chart và thứ 23 trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ. Nhạc phẩm còn có tên trong cuốn sách 1001 album bạn phải nghe trước khi chết của Robert Dimery.

Theo lời Tony Iommi (tay guitar và thành viên sáng lập Black Sabbath), album đầu tay của nhóm được thu âm chỉ trong một ngày, tức vào ngày 16 tháng 10 năm 1969.[3][nb 1] Buổi thu nháp kéo dài 12 giờ đồng hồ.[5] Iommi cho biết: "Chúng tôi chỉ tới phòng thu và làm hết trong một ngày, chúng tôi chơi nhạc sống để thu âm và thế là hết. Chúng tôi thực sự nghĩ cả một ngày đã là khá dài rồi, thế nên ngày hôm sau chúng tôi đi biểu diễn luôn ở Thụy Sĩ với giá 20 bảng Anh."[6] Ngoài các hiệu ứng âm thanh tiếng chuông, sấm và mưa được cho vào đoạn đầu của bài mở đầu album và hai đoạn guitar solo được ghi hai lần trong "N.I.B." và "Sleeping Village", thực tế là không đó đoạn nhạc ghi đè nào được cho vào album.[3] Iommi nhớ lại lúc thu âm trực tiếp: "Chúng tôi đã nghĩ là 'Chúng ta có hai ngày để làm album thì có một ngày là để trộn âm.' Vì thế chúng tôi chơi nhạc sống. Ozzy hát cùng lúc ấy, chúng tôi chỉ việc đưa anh ấy vào bốt thu riêng rồi cả bọn bắt đầu. Chúng tôi chưa bao giờ phải thu hầu hết bản nhạc tới hai lần."[7]

Chìa khóa cho chất liệu âm thanh trong album của ban nhạc là lối chơi guitar đặc sắc của Iommi mà anh phát triển sau một vụ tai nạn ở nhà máy dập thép; đấy là nơi anh làm việc năm 17 tuổi rồi các đầu ngón nhẫn và ngón giữa trên bàn tay bấm phím đàn của anh bị dập đứt. Iommi đã tạo ra cặp đầu ngón tay giả bằng cách dùng nhựa lấy từ một chai tẩy rửa bát đĩa và cố ý hạ thấp cao độ của dây đàn guitar để giúp anh dễ "bấm nhéo" hơn, tạo nên mộ thứ âm thanh nặng trịch và đục ngầu. "Tôi muốn chơi nhiều hợp âm và tôi phải chọn các hợp âm 5 thay cho những hợp âm 4 bởi các ngón tay của tôi," Iommi giải thích với Phil Alexander trong ấn phẩm Mojo vào năm 2013. "Như thế giúp tôi phát triển lối chơi đàn của mình, bấm nhéo dây đàn và đánh vào dây buông cùng một lúc chỉ để tạo nên âm thanh hoang dại hơn." Trong cùng bài viết, tay bass Geezer Butler kể thêm: "Hồi đó người chơi đàn bass được cho là phải chạy tất cả những nốt giàu giai điệu này, nhưng tôi lại chẳng biết làm thế nào vì tôi là một nghệ sĩ guitar, thế nên tôi cứ chơi theo khúc riff của Tony. Thế là tạo nên thứ âm thanh nặng trịch hơn."

Iommi bắt đầu thu âm album bằng cây đàn Fender Stratocaster màu trắng (cây đàn mà anh yêu thích thời đó), nhưng chiếc pickup gặp trục trặc buộc anh phải hoàn tất bản nhạc bằng Gibson SG, cây đàn guitar mà anh vừa mua để dự phòng nhưng "chưa thực sự đánh bao giờ". Cây SG đó là mẫu đàn dành cho người thuận tai phải, ngược với chiều thuận tay đánh đàn của Iommi. Ngay sau khi thu âm album, anh gặp một nghệ sĩ guitar thuận tay phải chơi đàn SG ngược chiều thuận tay, và cả hai nhất trí đổi đàn cho nhau; đây là chiếc đàn SG mà Iommi đã chỉnh lại rồi "đem vứt nó lại" ở quán Hard Rock Cafe.[3]

Thể loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Steve Huey của AllMusic thấy rằng Black Sabbath đánh dấu "sự ra đời của heavy metal như chúng ta biết ngày nay".[8] Theo quan điểm của ông, album "đã vượt xa khỏi cái gốc blues-rockpsychedelia của nó để trở thành một thứ lớn lao hơn thế".[8] Ông ví cái chất liệu "âm thanh xấu xí" của đĩa nhạc như để phản ánh "cơn ác mộng công nghiệp lạnh lẽo" ở Birmingham, Anh (quê nhà của nhóm).[8] Huey lưu ý những ẩn ý đầu tiên của đĩa nhạc với những đề tài đặc trưng của heavy metal như quỷ dữ, pagan giáothần bí học, "như được lấy qua các bộ phim kinh dị và những tác phẩm văn học của J. R. R. Tolkien, H. P. LovecraftDennis Wheatley."[8] Ông nhận định mặt hai là "đổi qua lối chơi nhạc blues-rock ngẫu hứng học được từ" ban nhạc rock người Anh Cream.[8]

Theo góc nhìn của Jeff Wagner (cây viết và cựu biên tập viên của tạp chí Metal Maniacs), Black Sabbath là "điểm khởi đầu nhìn chung chấp nhận được" khi heavy metal "tách ra từ rock and roll".[9] Theo nhận định của ông, album đại diện cho sự xê dịch từ blues rock sang "thứ nhạc xấu xí hơn", và rằng thứ âm thanh này "cho thấy lực hấp dẫn mạnh hơn thông qua giọng hát ảm đạm và nhịp điệu mang điềm gở".[9] Theo tạp chí Rolling Stone, "có thể cho rằng album đã phát minh ra heavy metal được xây dựng trên dòng blues-rock rền vang".[10] Mike Stagno của Sputnikmusic lưu ý rằng Black Sabbath đã kết hợp của những yếu tố của rock, jazzblues, cộng thêm méo tiếng để làm ra một trong những album giàu ảnh hưởng nhất lịch sử heavy metal.[11] Khi đem album ra tái đánh giá, Black Sabbath có lẽ được ngợi khen là album nhạc heavy metal đích thực đầu tiên.[12] Nhạc phẩm còn được ghi nhận là đĩa nhạc đầu tiên thuộc các thể loại stoner rock[1]goth.[13]

Nhận định ở góc độ rộng hơn, Pete Prown của tờ Vintage Guitar cho rằng: "Album đầu tay của Black Sabbath ra mắt vào năm 1970 là một khoảnh khắc bước ngoặt trong nhạc rock nặng, nhưng nó nằm trong một xu hướng lớn hơn, trong đó các nghệ sĩ, nhà sản xuất và kỹ sư âm nhạc chuyển sang thứ âm thanh mà chúng ta gọi là hard rock và heavy metal ngày nay."

Nhạc và lời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc và lời của Black Sabbath khá hắc ám vào lúc bấy giờ. Bài mở đầu gần như hoàn toàn dựa trên quãng ba cung, được chơi với tiết tấu chậm bằng đàn guitar điện.[14] Trong bộ phim tài liệu Classic Albums (2010) nói về quá trình làm album thứ hai Paranoid, Geezer Butler cho biết đoạn riff được lấy cảm hứng từ "Mars, the Bringer of War", một phân đoạn trong nhạc phẩm cổ điển The Planets của Gustav Holst. Iommi đã tái thể hiện khúc riff một chút và tái xác định định hướng của ban nhạc. Ward chia sẻ trong Classic Albums: "Khi Oz hát 'What is this that stands before me?',[nb 2] nó đã trở nên hoàn toàn khác...giờ đây là một câu hát khác, một cảm khác giác. Tôi đang chơi trống theo những câu hát ấy." Lời của bài hát nói về một "vật thể màu đen" mà tay bass Geezer Butler cho rằng đã nhìn thấy sau khi tỉnh dậy từ một cơn ác mộng.[12] Trong những dòng ghi chú cho album nhạc sống Reunion (1998) của ban nhạc, tay bass của Black Sabbath nhớ lại:

Tôi được nuôi dạy theo đạo Công giáo vì thế tôi hoàn toàn tin vào Quỷ dữ. Có một tạp chí tuần san tên là Man, Myth and Magic mà tôi bắt đầu đọc đều nói về quỷ Satan và mấy thứ đại loại như thế. Cuốn tạp chí ấy và những cuốn sách của Aleister CrowleyDennis Wheatley, đặc biệt là cuốn The Devil Rides Out ... Khi chuyển đến căn hộ này, tôi đã sơn những cây thánh giá lộn ngược màu đen ở khắp nơi. Ozzy đưa cho tôi một cuốn sách vào thế kỉ 16 về phép thuật mà anh ấy ăn cắp được ở đâu đấy. Tôi để nó trong tủ chứa bình nước nóng vì tôi không tin vào nó. Sau đó một đêm nọ, tôi tỉnh dậy và thấy cái bóng đen ở cuối giường. Sự hiện diện khủng khiếp ấy làm tôi kinh hồn bạt vía! Tôi chạy đến ngăn tủ đựng bình nước nóng để ném cuốn sách đi, nhưng nó đã biến mất. Sau đấy tôi từ bỏ tìm hiểu những thứ như vậy. Nó làm tôi sợ chết khiếp.

Tương tự, lời của bài hát "N.I.B." được sáng tác theo góc nhìn của Lucifer, một vị thiên thần sa ngã yêu một phụ nữ ở hạ giới và "trở thành một con người tốt hơn" theo lời của tác giả Butler.[15] Trái với suy nghĩ của nhiều người, tựa bài hát không phải là viết tắt của Chúa giáng sinh trong màu đen;[3] mà theo cuốn tự truyện của Osbourne thì nó đơn thuần liên hệ tới chòm râu dê mà tay trống Bill Ward để lúc ấy, có hình thù giống như một cái ngòi bút.[16] Lời của hai bài hát khác trong album viết về những câu chuyện có đề tài thần thoại. "Behind the Wall of Sleep" liên hệ tới truyện ngắn Beyond the Wall of Sleep của nhà văn H. P. Lovecraft,[4] trong khi "The Wizard" lấy cảm hứng từ nhân vật Gandalf của loạt truyện Anh chàng HobbitChúa tể những chiếc nhẫn.[17] Bài "The Wizard" còn có một đoạn chơi harmonica do Osbourne thể hiện.[4] Ban nhạc còn thu âm một bản cover của "Evil Woman", bài hát từng là bản hit một thời của ban nhạc Crow ở Mỹ. Trong cuốn tự truyện của mình, Iommi thừa nhận rằng ban nhạc đã miến cưỡng nhận lời thu bài hát theo yêu cầu của quản lý Jim Simpson, bởi ông này nhất quyết muốn họ thu âm bài gì đó có tính chất thương mại hơn.

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Black Sabbath được thu âm cho Fontana Records làm đơn vị phát hành, song ngay trước ngày ra mắt công ty thu âm lại quyết định chuyển ban nhạc qua một trong những hãng đĩa con của họ là Vertigo Records, dành cho các ban nhạc tiên tiến hơn của công ty.[18] Được hãng Vertigo Records cho phát hành vào Thứ Sáu ngày 13 tháng 2 năm 1970, Black Sabbath đã giành vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng UK Albums Chart.[19] Sau khi được phân phối tại Mỹ vào tháng 6 năm 1970 bởi Warner Bros. Records, album đạt hạng 23 trên Billboard 200,[20][21] trụ lại trong bảng xếp hạng này hơn 1 năm và bán ra một triệu bản.[22][23]

Đánh giá chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]
Đánh giá chuyên môn
Đánh giá tái nhìn nhận
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[8]
Christgau's Record GuideC–[24]
Encyclopedia of Popular Music[25]
MusicHound Rock4/5[26]
The Rolling Stone Album Guide[27]
Sputnikmusic[28]

Black Sabbath đã đón nhận số đông đánh giá tiêu cực từ giới phê bình lúc bấy giờ.[29] Nhà phê bình Lester Bangs của Rolling Stone miêu tả ban nhạc là "giống hệt Cream! Nhưng tệ hơn" và phê phán album là "thứ bỏ đi – mặc dù có những tựa bài hát u ám và vài lời ca sáo rỗng như Vanilla Fudge làm thơ dở để tri ân Aleister Crowley, album chẳng có dính dáng gì đến thuyết tâm linh, giáo phái hay bất cứ gì khác ngoại trừ những lời kể rập khuôn cứng nhắc kiểu Cream".[30] Cây viết Robert Christgau của tờ The Village Voice gọi album là "thứ chiêu hồn nhảm nhí."[31][32] Sau đó ông miêu tả nhạc phẩm như phản ánh "thứ tồi tệ nhất của văn hóa phản kháng," trong đó có "thời phản động bị ma túy làm hư người" và "những cú solo dài."[24]

Dấu ấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Những đánh giá tái nhìn nhận dành cho Black Sabbath rất tích cực. Cây bút Steve Huey của AllMusic nhận xét đây là một album đầu tay giàu phát kiến mới với nhiều bản nhạc metal kinh điển, trong đó có bài hát tiêu đề – ca khúc mà ông thấy sở hữu "những câu riff heavy metal dứt khoát nhất mọi thời đại". Huey còn ấn tượng với cách mà ban nhạc thể hiện "tiếng guitar rock u ám và chậm rãi ép thính giá nghe theo kiểu gần như là ảo giác, thể hiện trạng thái ý thức mê muội và say thuốc của chính nó".[8] Trong ấn phẩm The Rolling Stone Album Guide (2004), nhà báo Scott Seward đã lưu ý công sản xuất lớn lao của Bain trong "một album lấy dân hippie làm điểm tâm cho bữa sáng."[27] Theo góc nhìn từ Mike Stagno của Sputnikmusic, "cả những người hâm mộ nhạc hard rock chịu ảnh hưởng nhạc blues và heavy metal nói chung sẽ tìm thấy thứ họ thích trong album này."[11] Pete Marsh của BBC MusicBlack Sabbath là "album thay đổi bộ mặt của nhạc rock."[33] Trong cuốn sách Black Sabbath: Symptom of the Universe của Mick Wall, Butler chê trách: "Báo chí Luân Đôn cực kỳ ghét chúng tôi khi chúng tôi làm ra album bởi họ chưa bao giờ viết bài về tụi tôi, chẳng biết đến tụi tôi. Khi album đầu tiên của tụi tôi leo thẳng bảng xếp hạng ngay tuần đầu tiên, báo chí Luân Đôn phản ứng kiểu như 'cái quỷ gì đang diễn ra ở đây vậy?' Và họ ghét chúng tôi kể từ đấy."

Năm 1989, tạp chí Kerrang! đã liệt Black Sabbath ở vị trí số 31 trong danh sách "100 album heavy metal xuất sắc nhất mọi thời đại".[34] Năm 1994, album có mặt ở vị trí thứ 12 danh sách Top 50 album heavy metal hay nhất của cây viết Colin Larkin. Larkin tán dương "bầu không khí hoang tàn diệt vong" của album và miêu tả nó là "dữ dội và tàn nhẫn".[35] Năm 2000, tạp chí Q điền tên Black Sabbath trong danh sách "Những album nhạc metal hay nhất mọi thời đại" của ấn phẩm với lời bình: "[Album này] thể hiện sức ảnh hưởng lớn tới mức nó vẫn là hình mẫu cho các ban nhạc metal nhiều thập kỷ sau."[36] Năm 2003, đĩa nhạc được liệt ở hạng 241 trong danh sách 500 album xuất sắc nhất mọi thời đại,[5] hạng 243 trong danh sách tái biên tập năm 2012,[37] và hạng 355 trong danh sách tái biên tập năm 2020 của tạp chí Rolling Stone.[38] Rolling Stone còn xếp Black Sabbath ở vị trí số 44 trong danh sách 100 album đầu tay hay nhất mọi thời đại của họ, miêu tả bài tiêu đề là ca khúc "sẽ định nghĩa âm thanh của hàng nghìn ban nhạc".[39] Bên cạnh đó vào năm 2017, tạp chí tiếp tục xếp album ở vị trí thứ 5 trong danh sách "100 album nhạc metal xuất sắc mọi thời đại".[40] Album còn góp mặt trong cuốn sách 1001 album bạn phải nghe trước khi chết.[41]

Danh sách bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả bài hát được sáng tác bởi Tony Iommi, Geezer Butler, Bill WardOzzy Osbourne, trừ khi được ghi chú.

Ấn bản châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt một
STTNhan đềThời lượng
1."Black Sabbath"6:20
2."The Wizard"4:24
3."Behind the Wall of Sleep"3:37
4."N.I.B."6:08
Mặt hai
STTNhan đềSáng tácThời lượng
5."Evil Woman" (hát lại của Crow)Larry Weigand, Dick Weigand, David Wagner3:25
6."Sleeping Village" 3:46
7."Warning" (hát lại của The Aynsley Dunbar Retaliation)Aynsley Dunbar, Alex Dmochowski, Victor Hickling, John Moorshead10:28
Bài CD tái bản tặng kèm 1996
STTNhan đềThời lượng
8."Wicked World"4:47
Tổng thời lượng:42:55
Bản chất lượng cao của châu Âu 2009, đĩa hai
STTNhan đềThời lượng
1."Wicked World" (Đĩa đơn mặt B, TF1067)4:44
2."Black Sabbath" (Studio outtake)6:22
3."Black Sabbath" (Instrumental)6:13
4."The Wizard" (Studio outtake)4:46
5."Behind the Wall of Sleep" (Studio outtake)3:41
6."N.I.B." (Instrumental[nb 3])6:08
7."Evil Woman" (Bản thay thế)3:47
8."Sleeping Village" (Intro)3:45
9."Warning" (Phần 1)6:58
Tổng thời lượng:46:24

Đội ngũ thực hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Black Sabbath

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng (1970) Vị trí
cao nhất
Album Hà Lan (Album Top 100)[42] 6
Album Đức (Offizielle Top 100)[43] 8
Album Anh Quốc (OCC)[44] 8
Hoa Kỳ Billboard 200[45] 23
Canada Top Albums/CDs (RPM)[46] 29

Chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Chứng nhận Số đơn vị/doanh số chứng nhận
Canada (Music Canada)[47] Vàng 50.000^
Anh Quốc (BPI)[48] Vàng 100.000^
Hoa Kỳ (RIAA)[49] Bạch kim 1.000.000^

^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.

  1. ^ Các nguồn khác lại ghi rằng 17 tháng 11 năm 1969 mới là ngày thu âm album.[4]
  2. ^ Dịch nghĩa: Điều gì đang đứng ngay trước tôi đây?
  3. ^ Mặc dù được miêu tả là bản nhạc thuần phối khí, song đây lại là bài hát hoàn toàn có giọng hát.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Kolsterman, Chuck; Mlner, Greg; Pappademas, Alex (2003). “15 Most Influential Albums”. Spin. 19: 84. Truy cập 20 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ William Irwin, Black Sabbath and Philosophy: Mastering Reality (Hoboken: Wiley-Blackwell, 2012), ISBN 978-1118397596
  3. ^ a b c d Iommi & Lammers 2012, chapter 16 - Black Sabbath records Black Sabbath
  4. ^ a b c d Wells, David (2009). “Black Sabbath (1970)”. Black Sabbath (CD Booklet). Black Sabbath. Sanctuary Records Group.
  5. ^ a b Levy 2005, tr. 169.
  6. ^ Black, Johnny (14 tháng 3 năm 2009). “Black celebration: the holy grail of Black Sabbath”. Music Week. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập 7 tháng 9 năm 2013.
  7. ^ Rosen 1996, tr. 38
  8. ^ a b c d e f g Huey.
  9. ^ a b Wagner 2010, tr. 10.
  10. ^ “The 100 Best Debut Albums of All Time: 'Black Sabbath'. Rolling Stone. Truy cập 28 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ a b Stagno, Mike (15 tháng 8 năm 2006). “Black Sabbath - Black Sabbath”. Sputnikmusic. Truy cập 7 tháng 9 năm 2013.
  12. ^ a b “Black Sabbath Biography”. Đại sảnh danh vọng Rock and Roll. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2015. Truy cập 7 tháng 9 năm 2013.
  13. ^ Baddeley 2002, tr. 263–234.
  14. ^ Iommi & Lammers 2012, chapter 14 - The early birds catch the first songs.
  15. ^ Black Sabbath Story Vol. 1. Warner Music. 3 tháng 11 năm 1992.
  16. ^ Osbourne 2010, tr. 99.
  17. ^ Neeley, Wendell (26 tháng 4 năm 2005). “20 Questions with Geezer Butler”. Metal Sludge. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013.
  18. ^ Iommi & Lammers 2012, chapter 17 - Now under new management
  19. ^ “The Official Charts Company - Black Sabbath by Black Sabbath Search”. The Official Charts Company. 17 tháng 9 năm 2013.
  20. ^ George-Warren 2001, tr. 82.
  21. ^ “Black Sabbath Billboard Albums”. AllMusic. Truy cập 7 tháng 11 năm 2013.
  22. ^ Ruhlmann, William. “AMG Biography”. AllMusic. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
  23. ^ “Black Sabbath Biography”. Rolling Stone. Truy cập 14 tháng 2 năm 2008.
  24. ^ a b Christgau, Robert (1981). “Black Sabbath: Black Sabbath”. Christgau's Record Guide: Rock Albums of the Seventies. Ticknor & Fields. ISBN 0-89919-025-1. Truy cập 4 tháng 1 năm 2019.
  25. ^ Larkin, Colin (2011). “Black Sabbath”. Encyclopedia of Popular Music (ấn bản thứ 5). Omnibus Press. ISBN 978-0857125958.
  26. ^ Graff & Durchholz 1999, tr. 1187.
  27. ^ a b “Black Sabbath: Album Guide”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 3 năm 2011. Truy cập 4 tháng 6 năm 2012.
  28. ^ K, Simon. “Black Sabbath - Black Sabbath”. Sputnikmusic.
  29. ^ McIver, Joel (17 tháng 11 năm 2009). Black Sabbath: Sabbath Bloody Sabbath. Music Sales Group. tr. 119. ISBN 978-0857120281. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  30. ^ Bangs, Lester (17 tháng 9 năm 1970). “Album reviews Black Sabbath. Rolling Stone. Wenner Media. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập 6 tháng 9 năm 2009.
  31. ^ Christgau, Robert (19 tháng 11 năm 1970). “Consumer Guide (14)”. The Village Voice. New York. Truy cập 22 tháng 10 năm 2012.
  32. ^ Grant, Peter (2016). National Myth and the First World War in Modern Popular Music. London: Springer. tr. 155.
  33. ^ Marsh, Pete. “Black Sabbath: Black Sabbath Review”. BBC Music. Truy cập 20 tháng 1 năm 2014.
  34. ^ Hotten, Jon (21 tháng 1 năm 1989). “Black Sabbath 'Black Sabbath'”. Kerrang!. Luân Đôn, Anh: Spotlight Publications Ltd. 222.
  35. ^ Larkin 1994, tr. 183.
  36. ^ “Best Metal Albums of All Time”. Q. London: 126. tháng 8 năm 2000.
  37. ^ “500 Greatest Albums of All Time: #243”. Rolling Stone. 6 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2013.
  38. ^ “The 500 Greatest Albums of All Time”. Rolling Stone. 2020.
  39. ^ “100 Best Debut Albums of All Time”. Rolling Stone. 2013.
  40. ^ Grow, Kory (21 tháng 6 năm 2017). “100 Greatest Metal Albums of All Time”. Rolling Stone. Wenner Media LLC. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  41. ^ Robert Dimery; Michael Lydon (7 tháng 2 năm 2006). 1001 Albums You Must Hear Before You Die: Revised and Updated Edition. Universe. ISBN 0-7893-1371-5.
  42. ^ "Dutchcharts.nl – Black Sabbath – Black Sabbath" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien. Truy cập 22 tháng 5 năm 2020.
  43. ^ "Longplay-Chartverfolgung at Musicline" (bằng tiếng Đức). Musicline.de. Phononet GmbH. Truy cập 22 tháng 5 năm 2020 – qua Wayback Machine. Ghi chú: Di chuyển ngày lưu trữ mới nhất (còn hoạt động) để có thông tin chính xác về thứ hạng của album.
  44. ^ "Official Albums Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company. Truy cập 22 tháng 5 năm 2020.
  45. ^ "Black Sabbath Chart History (Billboard 200)". Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập 22 tháng 5 năm 2020.
  46. ^ "Top RPM Albums: Issue 3844". RPM. Library and Archives Canada. Truy cập 10 tháng 10 năm 2020.
  47. ^ “Chứng nhận album Canada – Black Sabbath – Black Sabbath” (bằng tiếng Anh). Music Canada.
  48. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Black Sabbath – Black Sabbath” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn album trong phần Format. Chọn Vàng' ở phần Certification. Nhập Black Sabbath vào mục "Search BPI Awards" rồi ấn Enter.
  49. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Black Sabbath – Black Sabbath” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster là một bộ phim viễn tưởng hài hước đen siêu thực năm 2015 do Yorgos Lanthimos đạo diễn, đồng biên kịch và đồng sản xuất
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Các tựa game mobile này nay được xây dựng dựa để người chơi có thể làm quen một cách nhanh chóng.
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi -  Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi - Kimetsu no Yaiba
Tsugikuni Yoriichi「継国緑壱 Tsugikuni Yoriichi」là một kiếm sĩ diệt quỷ huyền thoại thời Chiến quốc. Ông cũng là em trai song sinh của Thượng Huyền Nhất Kokushibou.