Brookit | |
---|---|
Thông tin chung | |
Thể loại | Khoáng vật oxide |
Công thức hóa học | TiO2 |
Phân loại Strunz | 04.DD.10 4/D.15-10 |
Phân loại Dana | 4.4.5.1 |
Hệ tinh thể | thoi |
Nhóm không gian | tháp đôi trực thoi 2/m 2/m 2/m |
Ô đơn vị | Z = 8, a = 5.4558 Å, b = 9.1819 Å, c = 5.1429 Å |
Nhận dạng | |
Phân tử gam | 79.88 g[1] |
Màu | đỏ thẫm, nâu đỏm nâu vàng, nâu, hoặc đen |
Dạng thường tinh thể | tấm và giả sáu phương hoặc tháp có sọc |
Song tinh | trên {120}, không rõ |
Cát khai | kém trên {120}, dạng vết trên {001} |
Vết vỡ | bán vỏ sò đến bất thường |
Độ bền | giòn |
Độ cứng Mohs | 5½ đến 6 |
Ánh | bán kim |
Màu vết vạch | trắng, xám hoặc vàng |
Tính trong mờ | đục đến mờ |
Tỷ trọng riêng | 4,08 đến 4,18 |
Thuộc tính quang | hai trục (+) |
Chiết suất | nα = 2,583 nβ = 2,584 nγ = 2,700 |
Khúc xạ kép | δ = 0,117 |
Đa sắc | rất yếu, vàng, đỏ, cam đến nâu |
Góc 2V | tính toán: 12° đến 20° |
Tán sắc | 0,131 (so với kim cương 0,044) |
Huỳnh quang | Non-fluorescent |
Tham chiếu | [1][2][3][4] |
Brookit là một khoáng vật đa hình của titan dioxide, TiO2, kết tinh theo hệ thoi. Các đa hình khác gồm akaogiit (đơn nghiêng), anatas (bốn phương) và rutil (bốn phương). Brookit hiếm gặp so với anatas và rutil và, giống các dạng khác, nó thể hiện tính hoạt động quang hóa.[5] Brookit có thể tích ô mạng lớn hơn cả anatas và rutil, với 8 nhóm TiO2 trong một ô mạng, so với 4 của anatas và 2 của rutil.[6] Các tạp chất gồm Fe, tantal Ta và niobi Nb gặp phổ biến.[3]
Nó được đặt tên năm 1825[3] theo tên của Henry James Brooke (1771–1857), một nhà tinh thể học, khoáng vật học và buôn len người Anh.[1]