Cá mập thảm | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Chondrichthyes |
Phân lớp (subclass) | Elasmobranchii |
Bộ (ordo) | Orectolobiformes |
Họ (familia) | Orectolobidae |
Chi (genus) | Eucrossorhinus Regan, 1908 |
Loài (species) | E. dasypogon |
Danh pháp hai phần | |
Eucrossorhinus dasypogon (Bleeker, 1867) | |
Phạm vi phân bố đã xác thực (xanh đậm) và chưa xác thực (xanh nhạt)[2] | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Crossorhinus dasypogon Bleeker, 1867 |
Cá mập thảm (Eucrossorhinus dasypogon) là một loài cá mập thuộc họ Orectolobidae và là loài duy nhất trong chi Eucrossorhinus. Nó cư ngụ vùng rạn san hô ven bờ ngoài khơi bắc Úc, New Guinea, và những đảo lân cận. Loài này đạt chiều dài đến 1,8 m (5,9 ft) và có phần đầu và cơ thể dẹp.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cây phát sinh loài.[3] |
Nhà ngư học Hà Lan Pieter Bleeker ban đầu mô tả cá mập thảm trong một tập năm 1867 của tác phẩm Archives Néerlandaises des Sciences Exactes et Naturelles. Mô tả của ông dựa trên hai cá thể Indonesia, một bắt ngoài khơi Waigeo và một bắt ngoài khơi Aru. Ông đặt nó cái tên dasypogon, xuất phát từ tiếng Hy Lạp dasys ("rậm lông") và pogon ("râu"), và xếp nó vào chi Crossorhinus (một tên đồng nghĩa của Orectolobus).[4] Năm 1908, Charles Tate Regan tạo ra chi mới Eucrossorhinus cho loài này, cũng từ tiếng Hy Lạp, eu ("tốt"), krossoi ("tua rua") và rhinos ("mũi").[5][6] Regan sau đó đã tái xem xét đặc điểm chính làm ông chia tách Eucrossorhinus (sự sắp xếp của khe mang thứ tư và năm) khỏi Orectolobus và quyết định rằng đây chỉ là một tên đồng nghĩa của Orectolobus.[7] Những nhà nghiên cứu sau đó hoặc đặt cá mập thảm trong chi của riêng nó hoặc trong Orectolobus.[2]
Phạm vi phân bố của cá mập thảm gồm vùng thềm lục địa ở bắc Úc từ rạn san hồ Ningaloo ở phía tây đến Bundaberg ở phía đông, cũng như New Guinea, Waigeo, và quần đảo Aru. Thêm vào đó những ghi nhận ở Malaysia chưa được kiểm chứng.[2][8] Loài cá tầng đáy phổ biến này cư ngụ trong các rạn san hô ở cả vùng nước ven bờ và ngoài khơi, từ vùng triều đến nơi có độ sâu khoảng 50 m (160 ft).[8][9]