Cá thanh ngọc lùn

Cá thanh ngọc lùn
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Bộ (ordo)Anabantiformes
Phân bộ (subordo)Anabantoidei
Họ (familia)Osphronemidae
Phân họ (subfamilia)Macropodusinae
Chi (genus)Trichopsis
Loài (species)T. pumila
Danh pháp hai phần
Trichopsis pumila
(Arnold, 1936)
Danh pháp đồng nghĩa

Cá thanh ngọc lùn[5] hay cá bãi trầu lùn, cá bảy trầu lùn (Danh pháp khoa học: Trichopsis pumila) là một loài cá thuộc họ Cá sặc[6][7][8] trong chi Trichopsis (cá thanh ngọc hay cá bã trầu) phân bố ở vùng Đông Nam châu Á, từ Myanma, Thái Lan tới Việt Nam và bán đảo Mã Lai[9]. Ghi chép về sự có mặt của loài này tại các đảo Sumatra, Borneo và Java ở Indonesia[10]. Loài này cũng phân bố tới nhiều quốc gia khác qua con đường buôn bán cá cảnh[9].

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá thanh ngọc lùn dài nhất khoảng 4 cm[9]. Gai vây hậu môn: 6-8. Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh; 13 hàng vảy nằm ngang; và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân. Vây hậu môn với một ít tia vây mềm giống như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau gần như tới chỏm vây đuôi; có vết đen phía trên gốc ngực[9]. Cá Bảy trầu đực to khi ở trong trạng thái sung mãn thì có màu xanh ngọc.

Cá thanh ngọc nuôi thả chung thường khá nhát nên bấn loạn và suốt ngày không quan tâm đến nhau. Tuy nhiên khi được nuôi cách ly trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên, bản tính bảo vệ lãnh thổ của cá được phát triển, nên khi cho vào chung bể thì chúng có biểu hiện vờn nhau, các động tác nối đuôi lượn xoay vòng quanh nhau rồi phồng mang và quạt đuôi vào nhau. Chúng bắt đầu lao vào cắn nhau và một điều đặc biệt là chúng phát ra tiếng kêu rột rột như loài ếch nhái. Khi chọi nhau, chúng cắn nhau rất mạnh làm nước sánh (văng, bắn) ra ngoài bể, thỉnh thoảng chúng câu (chu) mỏ. Trong cuộc chiến, hai con ngửa bụng lên có khi hàng giờ liền. Khi sinh sản, trứng chìm xuống đáy và sau đó được cá bố mẹ thu thập lại và gắn vào tổ bọt.

Môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá sống trong môi trường nước ngọt miền nhiệt đới, tầng giữa hoặc đáy, trong các môi trường nước sâu, độ pH: 6.0 – 7.0, độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 25 – 28 °C, hoặc vùng nước ngọt nông, chảy chậm (cá thường không nhiều và nhỏ con) hoặc nước tù với thảm thực vật thủy sinh dày[9][10]. Là loài phổ biến trong khu vực hạ lưu sông Salween cũng như trung lưu và hạ lưu sông Mekong, phía dưới thác Khone[10]. Cá cư ngụ nơi các vũng nước, kênh dẫn và ao nhỏ, thường là các vùng nước tĩnh và đục nơi có nhiều cây cỏ và đôi khi nghèo oxy hoà tan và cũng được tìm thấy trong các khu đồng ruộng ngập nước ở trung lưu Mekong. Thức ăn là động vật phiêu sinh, động vật giáp xác và ấu trùng côn trùng.

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá thanh ngọc lùn được nuôi làm cảnh. Thường không phải cá có giá trị thương mại, đôi khi được mua bán như là một bộ phận của các mẻ đánh bắt hỗn tạp tại các khu chợ. Nói chung hay được thấy trong buôn bán cá cảnh[9]. Cá thanh ngọc cũng được dùng để giải trí bằng cách cho cá đực chọi nhau sau khi được cách ly một thời gian dựa vào hành vi của chúng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vidthayanon, C. (2012). Trichopsis pumila. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T188102A1854422. doi:10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T188102A1854422.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Monkolprasit, S., S. Sontirat, S. Vimollohakarn and T. Songsirikul (1997) Checklist of Fishes in Thailand., Office of Environmental Policy and Planning, Bangkok, Thailand. 353 p.
  3. ^ Eschmeyer, W.N. (ed.) (1998) Catalog of fishes., Special Publication, California Academy of Sciences, San Francisco. 3 vols. 2905 p.
  4. ^ Ukkatawewat, S. (1984) The taxonomic characters and biology of some important freshwater fishes in Thailand., Manuscript. National Inland Fisheries Institute, Department of Fisheries, Ministry of Agriculture, Bangkok, Thailand, 55 p.
  5. ^ Khoa T.T. & T.T.T. Huong, 1993. Định loài cá nước ngọt Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, tr. 3-8.
  6. ^ Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; Paglinawan, L.E.; Bailly, N.; Kirk, P.M.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Ouvrard, D. (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  7. ^ Rainboth, W.J. (1996) Fishes of the Cambodian Mekong., FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes. FAO, Rome, 265 p.
  8. ^ FishBase. Froese R. & Pauly D. (eds), ngày 14 tháng 6 năm 2011
  9. ^ a b c d e f Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Trichopsis vittata trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2006.
  10. ^ a b c "IUCN"

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cá thanh ngọc lùn tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Ladich F., W. Brtittenger và H. Kratochvil (1992). Significance Of Agonistic Vocalization In The Croaking Gourami.
  • Shafland P. L. (1996). "Exotic Fishes of Florida-1994". Reviews in Fisheries Science 4(2).
  • Sterba G. (1983). The Aquarium Fish Encyclopedia. The MIT Press.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc
Ước mơ gấu dâu và phiên bản mini vô cùng đáng yêu
Ước mơ gấu dâu và phiên bản mini vô cùng đáng yêu
Mong ước nho nhỏ về vợ và con gái, một phiên bản vô cùng đáng yêu
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Yui (結ゆい) là con gái thứ tám của thủ lĩnh làng Đá và là vợ của Gabimaru.