Công tước xứ York

Công tước xứ York
Quốc huy của Công tước xứ York
Ngày phong23 tháng 7 năm 1986
Lần phong thứ8
Quân chủElizabeth II của Anh
Tầng lớpĐẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh
Người giữ đầu tiênEdmund xứ Langley
Người giữ hiện tạiVương tử Andrew
Trữ quânkhông có
Kế vịCon trai hợp pháp lớn nhất của người giữ hiện tại.
Tước vị phụBá tước Inverness
Nam tước Killyleagh

Công tước xứ York (tiếng Anh: Duke of York) là một tước hiệu quý tộc của Vương thất Anh, được đặt theo tên thành phố York, nước Anh. Đã từng có tám lần tấn phong tước hiệu từ năm 1385. Công tước hiện tại của York là Vương tử Andrew và vợ ông Sarah là Công tước phu nhân của York.[1][2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Trung cổ, York là thành phố chính của miền Bắc nước Anh, tước hiệu Công tước xứ York lần đầu tiên được tạo ra vào thời kỳ Đẳng cấp quý tộc Anh năm 1385 cho Edmund xứ Langley và lần lượt chuyền lại cho 3 đời hậu duệ của ông là Edward, Công tước thứ 2 của York, Richard Plantagenet, Công tước thứ 3 của York và Edward Plantagenet, Công tước thứ 4 của York. Vào năm 1641, Edward Plantagenet lên ngôi với tên gọi là Edward IV của Anh và tước hiệu này đã biến mất vì hợp nhất với Vương miện.[3][4]

Dưới thời vua Edward IV của Anh, tước hiệu đã được tấn phong cho người con thứ 4 của ông, Richard của Shrewsbury nhưng vị hoàng tử này qua đời trong một vụ mất tích khi mới 10 tuổi khiến cho tước hiệu một lần nữa biến mất.[5]

Từ thế kỷ 15, theo truyền thống, tước hiệu Công tước xứ York thường được phong cho con trai thứ 2 hợp pháp của người đứng đầu Anh Quốc.

Lần phong thứ 3 cho Henry Tudor con trai thứ 2 của Henry VII của Anh và khi ông kế vị ngai vàng thay cho người anh trai đã qua đời với tên gọi là Henry VIII vào năm 1509, các tước hiệu của ông đã hợp nhất vào Vương miện.[6]

James VI và I đã tái tấn phong tước hiệu này cho Charles Stuart con trai của ông. Nhưng vào năm 1625, ông trở thành Charles I và tước hiệu này một lần nữa được hợp nhất vào Vương miện.[7] Và lần phong thứ 5 là cho James Stuart (sau này là James II của Anh). Lần phong tiếp theo là cho Hoàng tử George con trai thứ 2 của Edward, Thân vương xứ Wales (sau là Edward VII của Anh) nhưng sau cái chết của người anh cả Vương tử Albert Victor, George đứng thứ 2 trong hàng thừa kế và trở thành vua khi cha qua đời. Lần phong thứ 7 cho Hoàng tử Albert người con trai thứ 2 của vua George V, việc Albert bất ngờ lên ngôi khi anh trai ông Edward VIII thoái vị, dưới vương hiệu George VI của Anh, tước hiệu cũng thế mà sát nhập vào Vương miện.[8][9]

Lần phong gần đây nhất là cho Vương tử Andrew, con trai thứ hai của Nữ vương Elizabeth II vào ngày cưới của ông với Sarah Ferguson.[10]

Danh sách Công tước xứ York

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần phong đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Mất Chân dung
Vương tử Edmund xứ Langley

Nhà York

1385–1402

các tước hiệu khác: Bá tước Cambridge (1362)

5 tháng 6 năm 1341

Kings Langley

Con trai thứ 4 còn sống của Vua Edward IIIPhilippa của Hainault

Isabel của Castilla

năm 1372

3 người con

Joan Holland

không con

1 tháng 8 năm 1402

Kings Langley

61 tuổi

Vương tử Edward xứ Norwich

Nhà York

1402–1415

các tước hiệu khác: Công tước xứ Aumale (1397–1399), Bá tước Cambridge (1362–1414), Bá tước Rutland (1390–1402), Bá tước Cork (1396)

năm 1373

Norwich

Con trai của Edmund xứ Langley bởi người vợ đầu tiên Isabella của Castile

Philippa de Mohun

không có con

25 tháng 10 năm 1415

Trận Agincourt

42 tuổi

Richard của York

Nhà York

1425–1460

các tước hiệu khác: Chúa Bảo hộ của Anh, Thân vương xứ WalesBá tước Chester, Công tước xứ Cornwall (1460), Bá tước Ulster (1264), Bá tước March (1328), Bá tước Cambridge (1414, được phục hồi 1426), Lãnh chúa thời phong kiến ​​của Clare ​​(1066–1075), Nam tước Mortimer của Wigmore (1331)

21 tháng 9 năm 1411

Con trai lớn của Edward xứ Norwich và cháu trai của Edmund xứ Langley

Cecily Neville

năm 1437

13 người con

30 tháng 12 năm 1460

Wakefield

49 tuổi

Edward Plantagenet

Nhà York

1460–1461

các tước hiệu khác: Bá tước Ulster (1264), Bá tước tháng Ba (1328), Bá tước Cambridge (1414), Lãnh chúa thời phong kiến ​​của Clare (1066–1075), Nam tước Mortimer của Wigmore (1331)

28 tháng 4 năm 1442

Rouen

Con trai lớn của Richard của York với vợ là Cecily Neville

Elizabeth Woodville

1 tháng 5 năm 1464

10 người con

9 tháng 4 năm 1483

Westminster

40 tuổi

Edward Plantagenet lật đổ Vua Henry VI, trở thành vua năm 1461 với tên gọi Edward IV và tước hiệu công tước hợp nhất trên vương miện

Lần phong thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Mất Chân dung
Vương tử Richard xứ Shrewsbury

Nhà York

1474–1483

các tước hiệu khác: Công tước Norfolk (1477), Bá tước Norfolk (1477), Bá tước Nottingham (1476), Bá tước Warenne (1477)

17 tháng 8 năm 1473

Shrewsbury

Con trai thứ hai của Vua Edward IVElizabeth Woodville

Anne de Mowbray

15 tháng 1 năm 1478

không có con

mất tích ở Tháp Luân Đôn
Sau vụ mất tích của Richard xứ Shrewsbury các tước vị của ông đã bị thu hồi và tiệt chủng

Lần phong thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Mất Chân dung
Vương tử Henry Tudor

Nhà Tudor

1494–1509

các tước hiệu khác: Thân vương xứ Wales (1504), Công tước xứ Cornwall (1337)

28 tháng 6 năm 1491

Cung điện Placentia

Con trai thứ hai của Vua Henry VIIElizabeth của York

Catalina của Aragón11 tháng 6 năm 1509 – 23 tháng 5 năm 1533 (tiêu hôn)

1 con gái thành niên là Mary I của Anh.

Anne Boleyn

25 tháng 1 năm 1533 – 17 tháng 5 năm 1536 (tiêu hôn)

1 con gái thành niên là Elizabeth I của Anh.

Jane Seymour

30 tháng 5 năm 1536 - 24 tháng 10 năm 1537

1 con trai là Edward VI của Anh.


Anna xứ Kleve

6 tháng 1 năm 1540 – 9 tháng 7 năm 1540 (tiêu hôn)

Không con cái.


Catherine Howard

28 tháng 7 năm 1540 – 23 tháng 11 năm 1541

Không con cái.


Catherine Parr

12 tháng 7 năm 1543

Không con cái.

28 tháng 1 năm 1547

Cung điện Whitehall, Luân Đôn

55 tuổi

Khi anh trai Arthur, Thân vương xứ Wales qua đời, Henry Tudor trở thành người kế vị đầu tiên trong hàng lên ngôi và với tên gọi Henry VIII vào năm 1509, các tước hiệu hợp nhất với vương miện

Lần phong thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Mất Chân dung
Vương tử Charles Stuart

Nhà Stuart

1605–1625

các tước hiệu khác: Công tước Albany (1600), Thân vương xứ Wales (1616), Công tước xứ CornwallCông tước xứ Rothesay (1612)

19 tháng 11 năm 1600

Cung điện Dunfermline

Con trai thứ hai của Vua James VI và IAnna của Đan Mạch

Henriette Marie của Pháp

13 tháng 6 năm 1625

9 người con

30 tháng 1 năm 1649

Cung điện Whitehall, Luân Đôn

48 tuổi

Trở thành người kế vị sau cái chết của anh trai, vào năm 1625 dưới tên gọi Charles I, các tước hiệu sát nhập vào vương miện

Lần phong thứ năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Mất Chân dung
Vương tử James Stuart

Nhà Stuart

1644–1685

các tước hiệu khác: Công tước xứ Albany (1660), Bá tước Ulster (1659)

14 tháng 10 năm 1633

Cung điện Thánh James, Luân Đôn

Con trai thứ hai của Vua Charles IHenriette Marie của Pháp

Anne Hyde

13 tháng 6 năm 1625 (mất năm 1671)

9 người con

Maria xứ Modena

21 tháng 11 năm 1673

7 người con

16 tháng 9 năm 1701

Château de Saint-Germain-en-Laye, Paris

55 tuổi

James kế vị trở thành James II vào năm 1685, các tước hiệu hợp nhất với vương miện

Lần phong thứ sáu

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Mất Chân dung
Vương tử George

Nhà Saxe-Coburg và Gotha (nay là Windsor)

1892–1910

các tước hiệu khác: Bá tước InvernessNam tước Killarney (1892), Thân vương xứ Wales, Công tước xứ CornwallCông tước Rothesay (1901)

3 tháng 6 năm 1865

Dinh thự Marlborough

Con trai thứ hai của Vua Edward VIIAlexandra của Đan Mạch

Mary xứ Teck

6 tháng 7 năm 1893

6 người con

20 tháng 1 năm 1936

Dinh thự Sandringham, Sandringham

70 tuổi

George kế vị với tên gọi George V vào năm 1910 và tước hiệu công tước được hợp nhất với vương miện.

Lần phong thứ bảy

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Mất Chân dung
Vương tử Albert

Nhà Windsor

1920–1936

các tước hiệu khác: Bá tước InvernessNam tước Killarney (1920)

14 tháng 12 năm 1895

Dinh thự Sandringham, Sandringham

Con trai thứ hai của Vua George VMary xứ Teck

Elizabeth Bowes-Lyon

26 tháng 4 năm 1923

2 con gái

6 tháng 2 năm 1952

Dinh thự Sandringham,Sandringham

56 tuổi

Albert kế vị dưới tên gọi George VI vào năm 1936 sau khi anh trai Edward VIII thoái vị và tước hiệu được sát nhập vào vương miện

Lần phong thứ tám

[sửa | sửa mã nguồn]
Công tước Sinh Hôn phối Chân dung
Vương tử Andrew

Nhà Windsor

1986–nay

các tước hiệu khác: Bá tước InvernessNam tước Killyleagh (1986)

19 tháng 2 năm 1960

Cung điện Buckingham

Con trai thứ hai của Nữ vương Elizabeth IIPhilippos của Hy Lạp và Đan Mạch

Sarah Ferguson

23 tháng 7 năm 1986 - 30 tháng 5 năm 1996 (ly hôn)

2 con gái

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Lần phong thứ nhất: Encyclopædia Britannica Edmund của Langley Công tước đầu tiên của York”.
  2. ^ "Số 50606" . The London Gazette”.
  3. ^ “Richard of York người thừa kế Công tước thứ ba của York”.
  4. ^ “Encyclopædia Britannica Edward of Norwich, kế thừa Công tước thứ hai của York”.
  5. ^ Peter Hancock, Richard III and the Murder in the Tower (History Press, 2011), ISBN 0752457977
  6. ^ Scarisbrick, JJ (1997). Henry VIII (xuất bản lần thứ 2). Nhà xuất bản Đại học Yale. ISBN 0300071582 .
  7. ^ “Công tước thứ tư của York (vua EdwardIV)”.
  8. ^ Australian Associated Press (ngày 28 tháng 2 năm 2014), A Sheila who captured London's heart, Special Broadcasting Service, truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2015
  9. ^ Sinclair, tr. 178.
  10. ^ “Đám cưới của Hoàng tử Andrew và Sarah Ferguson”.[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan