Cùng nhau đi Hồng binh

"Cùng nhau đi Hồng binh"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1930
Thể loạiNhạc đỏ
Sáng tácĐinh Nhu

Cùng nhau đi Hồng binh là một bài hát theo điệu March được sáng tác năm 1930 của nhạc sĩ Đinh Nhu,[1][2] được coi là bài hát đầu tiên của nhạc đỏ Việt Nam[3][4][5].

Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng ca khúc này là ca khúc mở đầu của tân nhạc (nếu không tính bài Dạ cổ hoài lang còn mang âm hưởng ngũ cung của nhạc cổ, sáng tác trước đó).[6][7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác giả Đinh Nhu sáng tác bài hát này khi chưa đầy 20 tuổi. Ông vốn không phải là nhạc sĩ, mà chỉ là một thanh niên tham gia hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp.[1] Cuối năm 1929, ông bị đế quốc Pháp bắt giam ở Hỏa Lò và kết án tù chung thân đày đi Côn Đảo. Năm 1930, tại Hỏa Lò, Đinh Nhu mang số tù 10549. Được sự gợi ý của các anh em trong tù, Đinh Nhu đã sáng tác bài hành khúc Hồng quân ca bằng cây sáo trúc ở ngoài chuyển vào. Bài hát sau này có tên gọi là Cùng nhau đi Hồng binh, được anh em tù hát khắp các nhà lao Bắc, Trung, Nam trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và trở thành một bài ca phổ biến khắp cả nước.[8][9]

Phổ biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị đưa đi đến các nhà tù Côn Đảo hay Nghĩa Lộ, nhạc sĩ đều tranh thủ phổ biến bài hát này cho các anh em trong tù. Theo Nguyên Hồng, năm 1937 ông đã thấy Đinh Nhu dạy hát bài "Cùng nhau đi Hồng binh" cho các thanh niên trên một góc xếp ở phố Cát Dài. Năm 1939, Đinh Nhu còn hướng dẫn một số người trong Đề lao Hải Phòng hát ca khúc này.[10]

Tuy được sáng tác năm 1930 nhưng bài hát chỉ thực sự lan truyền phổ biến trong quần chúng vào năm 1945, khi phong trào kháng Nhật, chống Pháp lên cao, dẫn đến Cách mạng tháng Tám. Cùng với nhiều bài khác như Cờ Việt Minh (Vương Gia Khương), Tiếng gọi Thanh niênLên đàng (Lưu Hữu Phước), Du kích ca (Đỗ Nhuận), Tiến quân ca (Văn Cao), Cùng nhau đi Hồng binh đã được hát ở nhiều nơi, tại các cuộc biểu tình, mít tinh trong giai đoạn cách mạng đó.[1]

Bài hát này được đưa vào một đoạn tổ khúc giao hưởng Hồi tưởng của nhạc sĩ Hoàng Vân. Trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyên Hồng, nhà văn cũng có lồng nội dung của bài hát vào trong các tác phẩm của ông.[10]

Lời bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng nhau đi Hồng binh
Đồng tâm ta đều bước
Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hy sinh.

Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân Hồng.

Đời ta không cần lo
Nhà ta không cần tiếc
Làm sao cho toàn thắng
Ta mới sống yên vui.

Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân Hồng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nguyễn Đình San (21 tháng 8 năm 2008). “Những điều ít biết về một bài ca cách mạng”. Báo Công An Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Đinh Đức Lập; Dương Quốc Hưng; Đoàn Minh Tuấn (2000). 100 Ca khúc chào thế kỷ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 7. OCLC 680174477.
  3. ^ Võ Thanh Thanh, Nghệ thuật bừng lên từ Cách mạng Mùa Thu, Đài Tiếng nói Việt Nam.[liên kết hỏng]
  4. ^ Lê Mậu Lâm, Chiến sĩ-nhạc sĩ Đinh Nhu. Báo Quân đội Nhân dân. Lưu trữ 2021-10-28 tại Wayback Machine
  5. ^ Trần Đình, Khúc tráng ca "Cùng nhau đi Hồng binh". Báo Người Cao Tuổi.[liên kết hỏng]
  6. ^ Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Dương Viết Á. Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng Đất Nước[liên kết hỏng]. Tạp chí Cộng sản số 3/2004.
  7. ^ Nguyễn thụy Kha (26 tháng 8 năm 2017). “Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam”. Người Lao Động. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
  8. ^ Dân Huyền (19 tháng 8 năm 2013). “Vang mãi bài ca cách mạng "Cùng nhau đi hồng binh". Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
  9. ^ Ngọc Bái (13 tháng 10 năm 2006). “Về sự hy sinh của tác giả bài hát "Cùng nhau đi hùng binh". Báo Công An Nhân Dân. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
  10. ^ a b Huy Chương (26 tháng 6 năm 2021). “Nhà văn Nguyên Hồng bất ngờ về tác giả của ca khúc "Cùng nhau đi Hồng binh". Báo Hải Phòng. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Jeanne Alter (アヴェンジャー, Avenjā?) là một Servant trường phái Avenger được triệu hồi bởi Fujimaru Ritsuka trong Grand Order của Fate/Grand Order
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster là một bộ phim viễn tưởng hài hước đen siêu thực năm 2015 do Yorgos Lanthimos đạo diễn, đồng biên kịch và đồng sản xuất
Tại sao đá vô cực không hoạt động ở TVA
Tại sao đá vô cực không hoạt động ở TVA
TVA (Cơ quan quản lý phương sai thời gian)
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.