Cổng tri thức Đế quốcĐế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia. Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa. Trường phái Marxist chỉ trích rất nặng nề đối với "đế quốc" nhất là giai đoạn đối đầu ý thức hệ trong thế kỷ XX. Theo cách lý giải của những nhà sử học tư bản phương Tây thì đế quốc là tập hợp nhiều quốc gia, trong đó có một quốc gia nắm vai trò lãnh đạo cả hệ thống. Đế quốc theo quan niệm này không phải là một nước, mà là một hệ thống. Những nhà sử học thuộc trường phái này mặc dù thừa nhận sự tiêu cực của đế quốc nhưng vẫn mô tả mặt tích cực của nó, như sự lây lan của văn minh phương Tây với nhiều tiến bộ. Quan niệm thống nhất giữa hai trường phái sử học đối với "đế quốc" thì quan hệ giữa nước thống trị và bị trị trong hệ thống đế quốc đó là bất bình đẳng. Vì nếu sự bất bình đẳng không tồn tại thì hệ thống sẽ được gọi là "liên bang". Bài viết chọn lọcĐế quốc Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Их Монгол Улс, có nghĩa là "Đại (Их) Mông Cổ (Монгол) Quốc (Улс)") (1206–1405) là một đế quốc có diện tích đất cực lớn trong lịch sử thế giới với thời điểm cực thịnh có lãnh thổ lên đến 33 triệu km² và số dân lên đến 100 triệu người và là đế quốc cường thịnh nhất trong các đế quốc thời Trung Cổ. Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14. Đế quốc Mông Cổ do Đại Hãn cai trị. Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, đế quốc này bị chia thành 4 phần, bao gồm nhà Nguyên, hãn quốc Y Nhi (Il), hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai) và hãn quốc Kim Trướng), mỗi vùng do một hãn cai trị.
Nhân vật lịch sử
Hoàng đế Khang Hi (tiếng Mông Cổ: Enkh Amgalan Khan) (4 tháng 5 năm 1654 – 13 tháng 11 năm 1722), tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (爱新觉罗玄燁), là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh người Mãn Châu và là vua Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1662 đến năm 1722.
Là con thứ ba của Thuận Trị, ông lên ngôi khi mới 8 tuổi, nên được nhiếp chính bởi bà nội ông là Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang và tứ mệnh đại thần. Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của Đại Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới quyền của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên. Ông có miếu hiệu là Thanh Thánh Tổ (朝聖祖), niên hiệu là Khang Hi (康熙). Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. Còn thụy hiệu đầy đủ của ông là Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân hoàng đế (合天弘運文武睿哲恭儉寬裕孝敬誠信中和功德大成仁皇帝).
Hình ảnh chọn lọc
Independence (lớp tàu sân bay) Princeton đang bốc cháy ở phía đông Luzon, ngày 24 tháng 10 năm 1944.
Đại đếEkaterina II (Tiếng Nga: Екатерина II Великая), còn gọi là Ekaterina Đại đế (Yekaterina II Velikaya) (2 tháng 5 năm 1729 – 17 tháng 11 năm 1796) là Nữ hoàng Nga, cai trị toàn bộ lãnh thổ đế quốc Nga từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua đời. Có thể nói bà là hiện thân của chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, tuy nhiên bà có công lớn trong việc đưa nước Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18. Dưới triều đại của bà, Quân đội Nga đánh tan tác quân Thổ Ottoman. Bà có tên khai sinh là Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst-Dornburg, xuất thân từ một gia đình quý tộc Phổ. Thân phụ là Christian August, Vương công xứ Anhalt-Zerbst. Ông phục vụ triều đình Phổ và được phái làm Toàn quyền xứ Stettin (nay là Szczecin, Ba Lan). Sophie chào đời tại Stettin vào ngày 9 tháng 7 (theo lịch cũ là ngày 28 tháng 6) năm 1762. Bởi những toan tính ngoại giao chiến lược, khi mới 14 tuổi, Sophie đã bị sắp đặt sẽ cưới Thái tử của nước Nga. Năm 1744, Sophie tới Sankt Peterburg. Cùng năm, bà cải đạo sang Chính Thống giáo Nga. Với tôn giáo mới, bà có tên mới là Ekaterina.(Xem thêm...)
Thể loạiTham giaChủ đề Đế chế đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
Chủ đề liên quanWikimedia |