Các chủ đề → Lịch sử → Đế quốc Ottoman Chủ đề Đế quốc OttomanĐế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km², dù vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, nơi quyền bá chủ của đế quốc này được công nhận. Đế quốc Ottoman tương tác với cả văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. [ Đọc tiếp ] Bài viết chọn lọc
Suleiman I, Thánh thượng Đại sultan và Người kế vị của nhà Tiên tri của Vạn vật (Tiếng Thổ Ottoman: سليمان Sulaymān, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: I. Süleyman; được biết phổ biến nhất với cái tên Kanuni Sultan Süleyman) (6 tháng 11 năm 1494 – 5/6/7 tháng 9 năm 1566) là vị vua thứ 10 và trị vì lâu dài nhất của đế quốc Ottoman, từ năm 1520 đến khi qua đời năm 1566. Ông được biết đến ở phương Tây với cái tên Suleiman Đại đế (Muhteşem Süleyman trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Suleimanus Magnificus trong tiếng Latinh) và Nhà làm luật (Kanuni trong tiếng Thổ; tiếng Ả Rập:القانونى, al‐Qānūnī), cái tên bắt nguồn từ công cuộc tái xây dựng hệ thống pháp luật Ottoman của ông.
Suleiman trở thành một vị vua lỗi lạc của châu Âu vào thế kỷ XVI, là người làm nên sự tột đỉnh vinh quang của nền quân sự, chính trị và kinh tế của đế quốc Ottoman. Ông chinh phạt các vùng đất Thiên Chúa giáo như Beograd, Ródos và phần lớn Hungary, cho đến khi vây hãm Viên thất bại năm 1529. Ông còn thôn tính phần lớn vùng Trung Đông trong các cuộc chiến với Ba Tư, và một phần lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi xa về phía Tây đến tận Algérie. Dưới triều đại ông, hải quân Ottoman làm chủ phần lớn các vùng biển từ Địa Trung Hải tới Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Suleiman đích thân cải tổ lại luật pháp về xã hội, giáo dục, thuế má và hình phạt đối với kẻ phạm tội. Bộ luật của ông (được gọi là Kanun) được chính quyền Ottoman áp dụng trong nhiều thế kỷ sau đó. Không những là một thi sĩ và một thợ kim hoàn; ông còn là một nhà bảo trợ lớn của nền nghệ thuật, chính ông đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên một thời kì vàng son của nền mỹ thuật, văn học và kiến trúc của đế quốc Ottoman. Suleiman nói được 4 thứ tiếng: Ba Tư, Ả Rập, Serbia và Chagatay (nguồn gốc cổ nhất của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) Suleiman đã phá vỡ truyền thống vốn có của đế quốc khi ông cưới Roxelana, một phụ nữ trong hậu cung và phong bà làm Hürrem Sultan; những âm mưu trong triều và quyền lực lớn khiến cho bà trở nên nổi danh. Con trai của Suleiman và Roxelana là Selim II lên kế vị năm 1566, khi ông qua đời sau 46 năm trị vì.
Bạn có biết...Thể loạiHình ảnh chọn lọc
Các vị sultan
Ahmed I Bakhti (Ottoman: احمد اول Aḥmed-i evvel, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:I.Ahmet) (18 tháng 4 năm 1590 – 22 tháng 11 năm 1617) là sultan của đế quốc Ottoman từ năm 1603 tới khi qua đời năm 1617.
Mẹ của Ahmed I là Valide Sultan (Thái hậu) Handan Sultan, một người tộc Hy Lạp có tên khai sinh là Helena. Ông sinh ra ở điện Manisa. Khi vua cha Mehmed III (1595–1603) qua đời, ông lên ngôi ở tuổi 13. Trước kia, Mehmed II đã ra chiếu thư rằng các hoàng đế Ottoman có thể giết anh em của mình. Đây cũng là cơ sở cho các cuộc nồi da xáo thịt trong hoàng tộc Ottoman sau này. Ahmed đã phá bỏ truyền thống này và gửi em trai là Mustafa tới sống ở 1 cung điện cổ tại Bayezit cùng bà nội. Ông có tài đánh kiếm, cưỡi ngựa và nói giỏi nhiều thứ tiếng.
Tham giaChủ đề Đế quốc Ottoman đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
Chủ đề liên quan |