Cổng tri thức truyền hình
Truyền hình là một phương thức truyền phát và thu nhận tín hiệu hình ảnh và âm thanh trong một khoảng cách rất xa. Theo ghi nhận của Hailee Fleck, nhà khoa học người Nga Constantin Perskyi là người đã có công tạo ra từ "television" (tele: xa, vision: nhìn thấy) năm 1900. Chiếc TV ngày nay đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên gắn liền với TV cơ điện tử của các nhà khoa học tiên phong John Logie Baird (người Scotland), và Paul Gottlieb Nipkow. Kế đến là TV điện tử sử dụng ống tia Catốt với chất lượng hình ảnh tốt hơn thế hệ trước, thời gian hoạt động lâu và có tính ứng dụng cao. Công lao quan trọng này thuộc về hai nhà phát minh Alan Archibald Campbell-Swinton (người Anh) và Boris Rosing (người Nga), họ đã làm việc độc lập năm 1907, nhưng nhà khoa học Mỹ Philo Farnsworth được cho là người đầu tiên sáng chế chiếc TV điện tử hoạt động được bằng việc tiến hành các thí nghiệm chứng minh rõ ràng năm 1928.
Năm 1928 ghi nhận bước phát triển của hệ thống truyền hình quét cơ và mãi đến năm 1936 là hệ thống truyền hình quét điện tử. Từ thập niên 1950, truyền hình trắng đen và truyền hình màu kỹ thuật truyền phát mặt đất lần lượt được giới thiệu. Sau này, chúng ta có truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình độ nét cao. Truyền hình cáp thu và phát thông tin qua hệ thống cáp ngầm hoặc qua các vệ tinh đến các hộ gia đình.
Bài viết chọn lọc
Tam quốc diễn nghĩa, còn có tên khác là Tam quốc chí, Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Bộ tiểu thuyết này đã nhiều lần được chuyển thể thành phim truyền hình, truyện tranh và trò chơi điện tử.
Theo trí tưởng tượng của tác giả truyện Trọng Tương vấn Hán thì Hán Cao Tổ đã đầu thai thành hoàng đế cuối cùng nhà Hán là Hán Hiến Đế, và ba vị tướng được luân kiếp thành vua ba nước khác nhau: Hàn Tín hoá thành Tào Tháo; Bành Việt hoá thành Lưu Bị; và Anh Bố thành Tôn Quyền. Lần này hoàng đế nhà Hán phải chịu sự trừng phạt qua bàn tay Tào Tháo. Bộ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung trong quá khứ có tới 20 bản. Tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa 120 hồi mà ngày nay nhiều người trong chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những năm 1330 và 1400 (khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh), do cha con nhà phê bình Mao Tôn Cương đời nhà Minh chỉnh lý, hoàn thành vào khoảng năm 1522. Tiểu thuyết này được viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem là tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300 năm. La Quán Trung đã sử dụng phần lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam Quốc do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280. La Quán Trung đã kết hợp những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp dẫn của mình để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu.
Hình ảnh chọn lọcEmmy là một giải thưởng của ngành truyền hình Mỹ nhằm vinh danh các tên tuổi truyền hình ấn tượng trong suốt năm, tương tự như giải Peabody nhưng giải thưởng này chú trọng hơn đến thể loại giải trí và được mọi người xem như là giải Oscar của ngành truyền hình. Hai giải thưởng danh giá nhất có thể kể đến Primetime Emmys và Daytime Emmy Award.
Bạn có biết
Tin tức truyền hình
Tin tức truyền hình - Wikinews
Ngày 31 tháng 12 năm 2021:
Ngày 1 tháng 1 năm 2022:
Nhân vật chọn lọc
Audrey Hepburn (1929-1993) là một diễn viên truyền hình và điện ảnh huyền thoại của những năm 1950 & 1960. Qua các cuộc bầu chọn, bà thường được xem là một trong những phụ nữ đẹp nhất thế kỷ 20. Audrey Hepburn đi vào lịch sử điện ảnh như một trong những diễn viên tài năng nhất. Bà đặc biệt thành công với các bộ phim hài lãng mạn.
Audrey Hepburn bước chân vào nghệ thuật với mong muốn trở thành một diễn viên múa, nhưng sau đó lại thành công ở lĩnh vực sân khấu vào cuối những năm 1940. Vai diễn trong vở Gigi (1951) trên sân khấu Broadway đã mở cửa cho Audrey vào nghệ thuật điện ảnh. Tới năm 1953, bộ phim Roman Holiday đem lại cho cô giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Là ngôi sao huyền thoại của điện ảnh của những thập niên 1950 và 1960, Audrey Hepburn tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như Sabrina, My Fair Lady, Breakfast at Tiffany's và giành bốn đề cử Oscar khác. Năm 1967, vào tuổi 38, Audrey Hepburn hầu như kết thúc sự nghiệp diễn xuất. Audrey Hepburn đi vào lịch sử điện ảnh như một trong những diễn viên tài năng nhất. Bà đặc biệt thành công với các bộ phim hài lãng mạn. Năm 1999, Viện phim Hoa Kỳ đã xếp Audrey Hepburn đứng thứ 3 trong số 25 nữ diễn viên huyền thoại của Danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ, chỉ sau Katharine Hepburn và Bette Davis. Với phong cách riêng biệt, đẹp cả trên màn ảnh lẫn ngoài cuộc sống, Audrey Hepburn được xem như một biểu tượng lớn của thời trang. Bà từng tạo nên những trào lưu mốt, ảnh hưởng tới xu hướng ăn mặc của nữ giới toàn thế giới. Bà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho Hubert de Givenchy, nhà tạo mẫu nổi tiếng và cũng là bạn thân. Những năm cuối đời, Audrey trở thành một nhà hoạt động nhân đạo, được biết tới với vai trò Đại sứ thiện chí của UNICEF.
Thể loại
Cần trợ giúp
America's Next Top Model, Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol
Dự án WikipediaNội dung chọn lọc & chất lượng cao
Chủ đề liên quan
Wikimedia
|