Cụm tác chiến Courland

Cụm tác chiến Courland
Thư kêu gọi quân Đức ở Kurland đầu hàng.
Hoạt động1 tháng 4 - 9 tháng 5, 1945
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Leonid Govorov

Cụm tác chiến Courland (tiếng Nga: Курляндская группа войск) là một tổ chức quân sự tác chiến chiến lược tạm thời của quân đội Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Đây là tổ chức quân sự chiến lược được thành lập sau cùng trên chiến trường châu Âu của Hồng quân Liên Xô nhằm mục tiêu thanh toán những tàn quân Đức cuối cùng thuộc Cụm tập đoàn quân Kurland đang bị vây hãm ở bán đảo Courland.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa thu năm 1944, khi Hồng quân Liên Xô thực hiện hàng loạt các chiến dịch tiến công chiến lược, đẩy lùi quân Đức về hướng Tây. Đặc biệt, với Chiến dịch tấn công Memel, vào ngày 10 tháng 10 năm 1944, các đơn vị của Tập đoàn quân đoàn 51 (Liên Xô) đã tiến đến được biển Baltic ở phía bắc Palanga (hạt Klaipeda, Litva). Như vậy, lực lượng chủ lực Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức (gồm các tập đoàn quân 16 và 18) đã hoàn toàn bị cắt đứt khỏi liên kết trên bộ với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và bị dồn lên mỏm đất Kurland. Ở mặt phía Bắc, Hồng quân cũng tấn công quyết liệt và giải phóng hoàn toàn thành phố Riga vào ngày 15 tháng 10. Như vậy, "cái chảo Courland" đã hình thành với diện tích khoảng 15 nghìn km², có khoảng 250.000 binh sĩ và sĩ quan. Từ ngày 18 tháng 10 năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã hình thành tuyến vây bọc "cái chảo Courland" dọc theo tuyến Tukums- Liepaja, với chiều dài lên tới 200 km.

Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht nhận định cụm quân ở Courland có thể giữ lại được một đầu cầu quan trọng để phản công.[1]. Trên hướng biển, quân Đức vẫn chưa hoàn toàn bị phong tỏa, vẫn có thể liên lạc và tiếp vận với lực lượng chính tại Đức thông qua các cảng biển của Liepaja và Ventspils. Cụm quân Đức tại đây tổ chức thành 2 cụm tác chiến ở mặt Bắc và mặt Nam, được chỉ huy bởi một bộ chỉ huy chung do tướng Carl Hilpert làm Tư lệnh.

Cho đến cuối tháng 3 năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã 6 lần mở các cuộc công kích nhằm thanh toán cụm quân Đức (từ 25 tháng 1 năm 1945 chính thức gọi là Cụm tập đoàn quân Kurland). Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra, một số khu vực đã chuyển quyền kiểm soát nhiều lần giữa hai bên. Trước sự chống cự mãnh liệt của quân Đức, Hồng quân Liên Xô chỉ đẩy sâu chiến tuyến thêm vài km, một thành quả ít ỏi so với những thiệt hại của họ.

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 3 năm 1945, chiến dịch Đông Phổ đã đi vào hồi kết với thắng lợi rõ ràng của quân Liên Xô. Tổng hành dinh của Liên Xô nhận định cụm quân Đức bị vây ở Courland đã mất hoàn toàn ý nghĩa về chiến lược[2][3] nên chủ trương chỉ giữ một phần binh lực để vây hãm, dồn phần lớn binh lực xuống phía Nam để chuẩn bị tấn công vào chính nước Đức.

Vì vậy, ngày 1 tháng 4 năm 1945, Phương diện quân Pribaltic 2 được giải thể để thành lập Cụm tác chiến Courland trực thuộc Phương diện quân Leningrad.[4] Cụm chỉ giữ nhiệm vụ vây bọc, cầm giữ quân Đức tại Courland, ngăn không có có khả năng can thiệp vào chiến cuộc cho đến khi quân Đức đầu hàng.

Đêm 8 tháng 5 năm 1945, trước các đại diện quân đội Đồng Minh Anh, Pháp, Mỹ, Nguyên soái Liên Xô Georgy Zhukov thay mặt phía Liên Xô chủ trì nghi lễ ký và tiếp nhận sự đầu hàng chính thức của Đức Quốc xã tại Berlin. Ngày 9 tháng 5, Cụm tác chiến Courland được giải thể, chuyển thuộc các đơn vị về Phương diện quân Leningrad. Ngày 10 tháng 5, cụm quân Đức cũng buông súng đầu hàng. Mặc dù vậy, vẫn có một vài nỗ lực thoát vây của một số đơn vị phòng thủ ở Courland.[5] Các cuộc giao tranh lẻ tẻ vẫn tiếp tục diễn ra cho đến tận ngày 23 tháng 5 năm 1945, muộn hơn nhiều so với sự đầu hàng chính thức của Đức.[6]

Các chiến dịch đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cái vạc của Courland - từ ngày 1 tháng 4 năm 1945 đến ngày 9 tháng 5 năm 1945
  • Chiến dịch tấn công Courland - từ ngày 3 tháng 2 năm 1945 đến ngày 30 tháng 3 năm 1945

Biên chế chủ lực

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân xung kích 1
  • Tập đoàn quân xung kích 4
  • Tập đoàn quân Cận vệ 6
  • Tập đoàn quân Cận vệ 10
  • Tập đoàn quân 42
  • Tập đoàn quân 51
  • Tập đoàn quân Không quân 15

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Советско-германская: сражение в Курляндии в 1944—1945 гг.
  2. ^ Glantz và House, When Titan Clashed: How the Red Army stopped Hitler, chương 14, đề mục "Drive to the Baltic Coast"
  3. ^ Grier, Howard D. (2007). Hitler, Dönitz, and the Baltic Sea: The Third Reich's Last Hope, 1944-1945. Annapolis: Naval Institute Press. pp. 81-88. ISBN 978-1-59-114-345-1.
  4. ^ Nhóm nghiên cứu của các tác giả. Cơ cấu chiến đấu của Quân đội Liên Xô. Phần V. (tháng 1 - tháng 9 năm 1945) / M.A. Ghévev. - Bộ Quốc phòng Liên Xô. Phòng Lịch sử và Lưu trữ của Bộ Tổng tham mưu. - M.: Nhà xuất bản Quân đội, 1990. - 216 trang.
  5. ^ Шелякин А. А. Воспоминания командира 148-го стрелкового полка 224-й стрелковой Гатчинской Краснознаменной дивизии
  6. ^ Именной список безвозвратных потерь 423 стрелкового полка 166 стрелковой дивизии за период с 18 по 28 мая 1945 года

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Glantz, David M. & House, Jonathan. When Titans Clashed; How the Red Army Stopped Hitler. University of Kansas Press 1995. ISBN 978-0-7006-0899-7
  • Коллектив авторов. Боевой состав Советской Армии. Часть V. (Январь — сентябрь 1945 г.) / М.А. Гареев. — Министерство обороны СССР. Историко-архивный отдел Генерального Штаба. — М.: Военное издательство, 1990. — 216 с.
  • М. Л. Дударенко, Ю. Г. Перечнев, В. Т. Елисеев и др. Освобождение городов: Справочник по освобождению городов в период Великой Отечественной войны 1941–1945 / под (недоступная ссылка) общ. ред. генерала армии С. П. Иванова. — Институт военной истории МО СССР. Центральный архив МО СССР. — М: Воениздат, 1985. — 598 с. — (Справочник). — 50 000 экз.
  • Коллектив авторов. Перечень № 4 управлений корпусов, входивших в состав Действующей армии в годы Великой Отечественной войны 1941—1945 гг / Покровский. — Министерство обороны СССР. Военно-научное управление Генерального Штаба. — Москва: Воениздат, 1956. — Т. Приложение к директиве Генерального штаба 1956 г. № 168780. — 151 с.
  • Коллектив авторов. Перечень № 6 кавалерийских, танковых, воздушно-десантных дивизий и управлений артиллерийских, зенитно-артиллерийских, миномётных, авиационных и истребительных дивизий, входивших в состав Действующей армии в годы Великой Отечественной войны 1941—1945 гг / Покровский. — Министерство обороны СССР. Военно-научное управление Генерального Штаба. — Москва: Воениздат, 1956. — Т. Приложение к директиве Генерального штаба 1956 г. № 168780. — 77 с.
  • Коллектив авторов. Перечень № 2 управлений общевойсковых, танковых, воздушных и саперных армий, армий ПВО, военных округов и органов управления флотилий, входивших в состав Действующей армии в годы Великой Отечественной войны 1941—1945 гг / А.Грылёв. — Министерство обороны СССР. Военно-научное управление Генерального Штаба. — Москва: Воениздат, 1973. — Т. Директива Генерального штаба 1970 г. № Д-043. — 39 с.
  • Hàng không Liên Xô trong Thế chiến II[liên kết hỏng] Bản mẫu:Недоступная ссылка
  • Anh hùng trong Thế chiến II
  • Không quân
  • Thế chiến thứ hai
  • Giải phóng các thành phố: Hướng dẫn giải phóng các thành phố trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945 Lần / M. L. Dudarenko, Yu. G. Pereshnov, V. T. Eliseev, et al. Phiên bản điện tử
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Eye of Perception - Weapon Guide Genshin Impact
Eye of Perception - Weapon Guide Genshin Impact
A great opportunity for you to get this weapon. Here is the description as well as other information regarding this weapon.
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Để cân đo đong đếm ra 1 char 5* dps mà hệ hỏa thì yoi có thua thiệt
Giới thiệu anime 3-gatsu no Lion
Giới thiệu anime 3-gatsu no Lion
3-gatsu no Lion(3月のライオン, Sangatsu no Raion, Sư tử tháng Ba) là series anime được chuyển thể từ manga dài kì cùng tên của nữ tác giả Umino Chika.
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.