Phương diện quân Ukraina 3 | |
---|---|
Hoạt động | 20 tháng 10, 1943 - 11 tháng 5, 1945 |
Quốc gia | Liên Xô |
Phục vụ | Hồng quân Liên Xô |
Chức năng | Tổ chức tác chiến chiến lược |
Quy mô | Phương diện quân |
Tham chiến | Trận Kiev, 1943 Chiến dịch giải phóng Balkan |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | Rodion Malinovsky Fyodor Tolbukhin |
Phương diện quân Ukraina 3 (tiếng Nga: 3-й Украинский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai.
Phương diện quân Ukraina 3 được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1943 trên cơ sở đổi tên Phương diện quân Tây Nam, theo chỉ thị của Stavka ngày 16 tháng 10 năm 1943.
Tháng 10-11 năm 1943, phương diện quân tham chiến trong trận sông Dniepr, giải phóng các thành phố Dnepropetrovsk và Dneprodzerzhinsk, tiến về phía tây Dniepr 50–60 km. Sau đó, phương diện quân tiếp tục hát triển theo hướng Kryvyi Rih, chiếm giữ đầu cầu phía Nam của Zaporozhye. Cuối tháng 12 năm 1943, lực lượng phương diện quân phối hợp cùng với Phương diện quân Ukraina 2, đã tổ chức một đầu cầu chiến lược lớn trên Dniepr.
Đầu năm 1944, lực lượng phương diện quân phối hợp cùng với Phương diện quân Ukraina 4 thực hiện Chiến dịch tấn công Nikopol–Krivoi Rog, tiến đến sông Inhulets. Tháng 3-4 năm 1944, phương diện quân đã phát động một cuộc tấn công theo hướng Nikolayev-Odessa. Sau khi thực hiện liên tiếp các chiến dịch tấn công Bereznegovatoye–Snigirevka và chiến dịch tấn công Odessa, lực lượng phương diện quân, với sự hỗ trợ của Hạm đội Biển Đen, đã hoàn thành việc giải phóng miền Nam Ukraina, giải phóng một phần đáng kể của Moldavia và tiến chiếm được đầu cầu Dnister.
Tháng 8 năm 1944, phương diện quân tham gia chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Moldavia và buộc Romania phải trở cờ tuyên chiến với Đức.
Ngày 8 tháng 9 năm 1944, lực lượng phương diện quân tiến vào lãnh thổ Bulgari. Từ ngày 28 tháng 9 đến 20 tháng 10 năm 1944, phương diện quân phối hợp với Quân Giải phóng Nhân dân Nam Tư và quân đội Mặt trận Yêu nước Bulgaria, thực hiện Chiến dịch tấn công Beograd, giải phóng thủ đô của Nam Tư và hầu hết lãnh thổ Serbia.
Từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, lực lượng phương diện quân tham gia vào chiến dịch Budapest. Các đơn vị thuộc phương diện quân băng qua sông Danube và chiếm được một đầu cầu ở bờ phải của nó. Vào tháng 1 năm 1945, lực lượng phương diện quân đã đẩy lùi các cuộc phản công của quân Đức nhằm giải vậy cho cụm quân bị vây ở Budapest. Trong Chiến dịch phòng ngự hồ Balaton tháng 3 năm 1945, lực lượng phương diện quân đã ngăn chặn cuộc phản công của quân Đức ở khu vực hồ Balaton, sau đó cho phép phương diện quân phối hợp hiệu quả với cánh trái Phương diện quân Ukraina 2 tiến hành giải phóng Hungary, đánh đuổi quân Đức ra khỏi miền Đông Áo và giải phóng Vienna.
Chiến dịch lớn cuối cùng mà phương diện quân là chiến dịch tấn công Graz-Amstetten, giải phóng một khu vực rộng lớn ở miền Tây và Trung Áo. Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 5, các đơn vị tiền trạm của phương diện quân đã thiết lập đồi mối liên lạc với quân Anh - Mỹ. Cho đến ngày 24 tháng 5, các đơn vị thuộc phương diện quân tiếp tục tiến hành vây bắt, tiêu diệt các nhóm tàn quân Đức trong khu vực.
Phương diện quân Ukraina 3 được giải thể ngày 15 tháng 6 năm 1945 theo chỉ thị của Stavka ngày 29 tháng 5 năm 1945.
STT | Ảnh | Họ tên | Thời gian sống | Thời gian tại nhiệm |
Cấp bậc tại nhiệm | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
R.Ya. Malinovsky | Nguyên soái Liên Xô (1944) | |||||
F.I. Tolbukhin |
STT | Ảnh | Họ tên | Thời gian sống | Thời gian tại nhiệm |
Cấp bậc tại nhiệm | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
Tập tin:Алексей Сергеевич Желтов.jpg | A.S. Zheltov |
STT | Ảnh | Họ tên | Thời gian sống | Thời gian tại nhiệm |
Cấp bậc tại nhiệm | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
Tập tin:Феодосий Константинович Корженевич.jpg | F.K. Korzhenevich | |||||
S.S. Biryuzov | Nguyên soái Liên Xô (1955) | |||||
S.P. Ivanov | Đại tướng (1968) |