Phương diện quân Tây Nam

Phương diện quân Tây Nam
Thêm một máy bay địch bị bắn hạ, Phương diện quân Tây Nam. Một binh sĩ Hồng quân vẽ những ngôi sao trên máy bay, và một thợ máy đang kiểm tra nó, Nga. Ảnh của G.A. Zelm , ngày 1 tháng 7 năm 1942.
Hoạt động22 tháng 6, 1941 - 12 tháng 7, 1942
25 tháng 10, 1942 - 20 tháng 10, 1943
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Tham chiếnTrận Kiev (1941)
Trận Stalingrad
Chiến dịch Sao Thiên Vương
Chiến dịch Sao Thổ
Trận vòng cung Kursk
Trận sông Dniepr
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Mikhail Kirponos
Semyon Timoshenko
Nikolay Vatutin
Rodion Malinovsky

Phương diện quân Tây Nam (tiếng Nga: Ю́го-За́падный фро́нт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Địa bàn tác chiến của phương diện quân là ở vùng lãnh thổ Ukraina.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập lần thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Tây Nam được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1941 theo chỉ lệnh của Dân ủy quốc phòng (NKO) ra ngày 22 tháng 6 năm 1941 dựa trên Quân khu Đặc biệt Kiev. Biên chế ban đầu gồm các tập đoàn quân 5, 6, 12, 26. Sau đó còn có thêm các tập đoàn quân 3, 9, 13, 21, 28, 37, 39, 40, 57, 61 và tập đoàn quân không quân 8. Trong các trận phòng thủ vào hè - thu năm 1941, các đơn vị của phương diện quân đã chiến đấu ngoan cường, gây thiệt hại nặng cho các đơn vị quân Đức tại khu vực Lutsk, Dubno, Rovno, và cầm chân quân Đức một thời gian ở gần Kiev. Sau đó các đơn vị của phương diện quân Tây Nam rút lui ra ngoài Dnepr, hành quân tới phòng tuyến phía đông của Kursk, Kharkov, Raisins. Trong cuộc tổng phản công của Hồng quân vào mùa đông năm 1941-1942, phương diện quân Tây Nam kết hợp tấn công với Phương diện quân Nam đã tiến sâu được 100 km, chiếm được một bàn đạp lớn ở bờ phải sông tại Seversky Donets. Vào tháng 5 năm 1942, các đơn vị của phương diện quân bị chọc thủng phòng tuyến ở gần Kharkov.

Phương diện quân Tây Nam giải thể vào ngày 12 tháng 7 năm 1942 và thành lập Phương diện quân Stalingrad, bao gồm tập đoàn quân 21, tập đoàn quân không quân 8. Các tập đoàn quân 9, 28, 29, 57 chuyển cho Phương diện quân Nam.[1]

Thành lập lần thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Tây Nam được tái thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1942 dựa trên chỉ lệnh của Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) ra ngày 22 tháng 10 năm 1942 hợp nhất các phương diện quân Voronezhphương diện quân Sông Don. Biên chế của phương diện quân Tây Nam gồm các tập đoàn quân 21, 63, tập đoàn quân xe tăng 5, tập đoàn quân không quân 17. Sau đó có thêm các tập đoàn quân cận vệ 1, 3,8; các tập đoàn quân 6, 12, 46, 57, 62, tập đoàn quân xung kích 5, tập đoàn quân xe tăng 3, tập đoàn quân không quân 2. Vào tháng 11 năm 1942, các đơn vị của tập đoàn quân đã tham gia bao vây quân Đức ở Stalingrad và đánh tan các cuộc giải vây từ bên ngoài của quân Đức. Trong cuộc tấn công vào tháng 1, tháng 2 năm 1943, các đơn vị của phương diện quân phối hợp với Phương diện quân Nam đã phát động một cuộc tấn công theo hướng Donbass, vượt qua Seversky Donets, đến Dnepropetrovsk, nhưng khi quân Đức phản công, phương diện quân đã bị đẩy trở về Seversky Donets. Tháng 8-9 năm 1943, đơn vị của phương diện quân cùng với Phương diện quân Nam giải phóng Donbass. Tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Tây Nam giải phóng Kiev, loại bỏ bàn đạp của quân Đức trên tả ngạn sông Dnepr.

Ngày 20 tháng 10 năm 1943, phương diện quân Tây Nam đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 3, theo chỉ lệnh của STAVKA ra ngày 16 tháng 10 năm 1943.[1]

Lãnh đạo phương diện quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
M.P. Kirponos
1892 - 1941
tháng 6, 1941 - tháng 9, 1941
Thượng tướng (1941)
Tử trận.
2
S.K. Timoshenko
1895 - 1970
tháng 9, 1941 - tháng 12, 1941
Nguyên soái Liên Xô (1940)
3
F.Ya. Kostenko
1896 - 1942
tháng 12, 1941 - tháng 4, 1942
Trung tướng (1940)
Mất tích và bị xem là đã tử trận.
4
S.K. Timoshenko
1895 - 1970
tháng 4, 1942 - tháng 7, 1942
Nguyên soái Liên Xô (1940)
Giữ chức vụ lần 2. Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng.
5
N.F. Vatutin
1901 - 1944
tháng 10, 1942 - tháng 3, 1943
Trung tướng (1940)

Thượng tướng (1942)
Đại tướng (1943), Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1. Hy sinh trên chiến trường ngày 15 tháng 4 năm 1944 tại Kiev.
6
R.Ya. Malinovsky
1897 - 1973
tháng 3, 1943 - tháng 10, 1943
Thượng tướng (1943)
Đại tướng (1943)
Nguyên soái Liên Xô (1944). Bộ trưởng Quốc phòng.

Ủy viên Hội đồng quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
N.N. Vashugin
1900 - 1941
tháng 6, 1941
Chính ủy Quân đoàn (1939)
Tự sát ngày 28 tháng 6 năm 1941
2
E.P. Rykov
1906 - 1941
tháng 6, 1941 - tháng 8, 1941
Chính ủy Sư đoàn (1940)
Hy sinh trên chiến trường tháng 9 năm 1941.
3
M.A. Burmistenko
1902 - 1941
tháng 8, 1941 - tháng 9, 1941
Hy sinh trên chiến trường tháng 9 năm 1941.
4
N.S. Khrushchyov
1894 - 1971
tháng 9, 1941 - tháng 1, 1942
Trung tướng (1943). Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô.
5
K.A. Gurov
1901 - 1943
tháng 1, 1942 - tháng 7, 1942
Chính ủy Sư đoàn (1940)
Trung tướng (1942)
6
Tập tin:Лайок, Владимир Макарович.jpg V.M. Layok
1901 - 1943
tháng 10, 1942 - tháng 10, 1943
Chính ủy Lữ đoàn (1941)
Thiếu tướng (1943)
Trung tướng (1945). Trưởng phòng chính trị - Phó cục trưởng Cục Đường sắt Trung ương.

Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
M.A. Purkayev
1894 - 1953
tháng 6, 1941 - tháng 7, 1941
Trung tướng (1940)
Đại tướng (1944)
2
V.I. Tupikov
1901 - 1941
tháng 7, 1941 - tháng 9, 1941
Thiếu tướng (1940)
Hy sinh trên chiến trường tháng 9 năm 1941.
3
Tập tin:Pokrovskiy A P.jpg A.P. Pokrovsky
1898 - 1979
tháng 9, 1941 - tháng 10, 1941
Thiếu tướng (1940)
Thượng tướng (1944).
4
P.I. Bodin
1900 - 1942
tháng 10, 1941 - tháng 3, 1942
Thiếu tướng (1940)
Trung tướng (1941)
5
I.K. Bagramyan
1897 - 1982
tháng 4, 1942 - tháng 7, 1942
Trung tướng (1941)
Nguyên soái Liên Xô (1946), Tư lệnh lực lượng dự bị động viên của Các lực lượng vũ trang Xô viết
6
P.I. Bodin
1900 - 1942
tháng 6, 1942 - tháng 7, 1942
Trung tướng (1941)
Hy sinh trên chiến trường ngày 2 tháng 11 năm 1942.
7
G.D. Stelmakh
1900 - 1942
tháng 10, 1942 - tháng 12, 1942
Thiếu tướng (1941)
Hy sinh trên chiến trường ngày 21 tháng 12 năm 1942.
8
S.P. Ivanov
1907 - 1993
tháng 12, 1942 - tháng 5, 1943
Thiếu tướng (1942)
Trung tướng (1943)
Đại tướng (1968). Cố vấn thanh tra quân sự Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Liên Xô.
9
Tập tin:Феодосий Константинович Корженевич.jpg F.K. Korzhenevich
1899 - 1972
tháng 5, 1943 - tháng 10, 1943
Thiếu tướng (1941)
Trung tướng (1943)

Các chiến dịch lớn đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chiến dịch chiến lược

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiến dịch phòng thủ chiến lược Voronezh-Voroshilovgrad 1942
  • Chiến dịch phòng thủ chiến lược Donbass-Rostov 1941
  • Chiến dịch phòng thủ chiến lược Kiev 1941
  • Chiến dịch phòng thủ chiến lược Lviv-Chernivtsi 1941
  • Chiến dịch tấn công chiến lược Voronezh-Kharkov 1943
  • Chiến dịch tấn công chiến lược Donbass 1943
  • Chiến dịch tấn công chiến lược Nizhnedneprovsky 1943
  • Chiến dịch tấn công chiến lược Stalingrad 1942-1943
  • Chiến dịch phòng thủ Kharkov 1943

Các chiến dịch của phương diện quân và tập đoàn quân[1]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiến dịch tấn công Barvenkovo Lozovaya 1942
  • Chiến dịch phòng thủ Valuiskaya Rossoshanskij 1942
  • Chiến dịch phòng thủ Donbass 1941
  • Chiến dịch phòng thủ Kiev-Prilukskaya 1941
  • Chiến dịch phòng thủ Korosten 1941
  • Chiến dịch tấn công Oboyanskaya Kursk 1942
  • Chiến dịch phòng thủ Lutsk Lvov 1941
  • Chiến dịch phòng thủ ngoại vi Kiev 1941
  • Cross-border battle in 1941
  • Chiến dịch phòng thủ Stanislav Proskurovskaya 1941
  • Chiến dịch phòng thủ Sumy, Kharkov 1941
  • Tank battle in 1941
  • Chiến dịch phòng thủ Uman 1941
  • Trận Kharkov 1942
  • Chiến dịch tấn công Barvenkovo Pavlogradskaya 1943
  • Chiến dịch tấn công Voroshilovgrad 1943
  • Chiến dịch tấn công Zaporozhye 1943
  • Chiến dịch tấn công Raisin-Barvenkovsky 1943
  • Chiến dịch tấn công "Uranus" 1942
  • Chiến dịch tấn công Ostrogozh-Rossoshanskij 1943
  • Chiến dịch tấn công Srednedonskaya 1942

Biên chế chủ yếu

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 7 năm 1941

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 10 năm 1941

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 1 năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 4 năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân 6
  • Tập đoàn quân 21
  • Tập đoàn quân 38
  • Tập đoàn quân 40
  • Tập đoàn quân công binh 7

1 tháng 7 năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân 21
  • Tập đoàn quân 28
  • Tập đoàn quân 38
  • Tập đoàn quân 57
  • Tập đoàn quân không quân 8
  • Tập đoàn quân công binh 7

1 tháng 1 năm 1943

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân cận vệ 1
  • Tập đoàn quân cận vệ 3
  • Tập đoàn quân xung kích 5
  • Tập đoàn quân 6
  • Tập đoàn quân xe tăng 5
  • Tập đoàn quân không quân 17

1 tháng 4 năm 1943

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 7 năm 1943

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân cận vệ 1
  • Tập đoàn quân cận vệ 3
  • Tập đoàn quân cận vệ 8
  • Tập đoàn quân 6
  • Tập đoàn quân 12
  • Tập đoàn quân 46
  • Tập đoàn quân 57
  • Tập đoàn quân không quân 17

1 tháng 10 năm 1943

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân cận vệ 1
  • Tập đoàn quân cận vệ 3
  • Tập đoàn quân cận vệ 8
  • Tập đoàn quân 6
  • Tập đoàn quân 12
  • Tập đoàn quân không quân 17

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Юго-Западный фронт”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2012.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Boevoi Sostav Sovietskoi Armii Czast I 1941 goda juni-dekabr 1941 Moskva 1966 [1] Lưu trữ 2008-12-16 tại Wayback Machine
  • Solonin, Mark, ngày 22 tháng 6 năm 1941 Bocka i obruci czili Kogda naczalas Vielikaja Oteczestvennaja vojna 2004
  • Erickson, John, The Road to Stalingrad, Cassell Military Paperback, 2003
  • Fugate, Bryan & Dvoriecki, Lev, Thunder on the Dnepr Presidio Press
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kasumi Miwa -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kasumi Miwa - Jujutsu Kaisen
Kasumi Miwa (Miwa Kasumi?) Là một nhân vật trong bộ truyện Jujutsu Kaisen, cô là học sinh năm hai tại trường trung học Jujutsu Kyoto.
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
Mùa giải LCK mùa xuân 2024 đánh dấu sự trở lại của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK)
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Vạn Hoa Đồng Tả Luân Nhãn là dạng thức cấp cao của Sharingan, chỉ có thể được thức tỉnh và sử dụng bởi rất ít tộc nhân gia tộc Uchiha
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Công việc của CPU là thực thi các chương trình, các chương trình như Microsoft Office, safari, v.v.