Phương diện quân Ukraina 4

Phương diện quân Ukraina 4
Binh sĩ Hồng quân đang hành quân băng qua Syvash để đến Krym. Tháng 12 năm 1943. Ảnh của V. Ivanov.
Hoạt động20 tháng 10, 1943 - 31 tháng 5, 1944
6 tháng 8, 1944 - 25 tháng 8, 1945
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Tham chiếnThế chiến thứ hai
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Fyodor Tolbukhin
Ivan Petrov
Andrey Yeryomenko

Phương diện quân Ukraina 4 (tiếng Nga: 4-й Украинский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, chịu trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo các chiến dịch của Hồng quân tại Ukraina và Đông-Nam châu Âu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Ukraina 4 được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1943 trên cơ sở đổi tên Phương diện quân Nam ngay trong thời gian thực hiện Chiến dịch vượt sông Dnieper. Cuối tháng 10 - đầu tháng 11 năm 1943, lực lượng phương diện quân thực hiện chiến dịch Melitopol, tiến sâu được 300 km, đến vùng hạ lưu sông Dniepreo đất Perekop.

Trong Chiến dịch tấn công Nikopol–Krivoi Rog, lực lượng cánh phải của phương diện quân phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3 thủ tiêu đầu cầu của quân Đức tại Nikopol (Ukraina).

Tháng 4-5 năm 1944, lực lượng phương diện quân phối hợp với Tập đoàn quân độc lập Duyên hải, Hạm đội Biển ĐenHạm đội Azov, thực hiện Chiến dịch Krym, đánh tan cụm 200.000 quân Đức và giải phóng Krym.

Ngày 31 tháng 5 năm 1944, theo chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao (Stavka) ngày 16 tháng 5 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 4 được giải thể. Bộ chỉ huy khung và các đơn vị trực thuộc được chuyển thành lực lượng dự bị của Stavka.

Tái lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Ukraina 4 được tái lập ngày 6 tháng 8 năm 1944, theo chỉ thị của Stavka ngày 30 tháng 7 năm 1944, trên cơ sở các đơn vị tách ra từ cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1.

Tháng 9-10 năm 1944, lực lượng phương diện quân phối hợp với Phương diện quân Ukraina 1 thực hiện Chiến dịch Đông Carpath, giải phóng khu vực Zakarpattia và một phần của Tiệp Khắc, hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa Quốc gia Slovenska.

Tháng 1-2 năm 1945, lực lượng phương diện quân phối hợp với Phương diện quân Ukraina 2 thực hiện tiếp Chiến dịch Tây Carpath, giải phóng khu vực phía Nam Ba Lan và một phần quan trọng của Tiệp Khắc. Với cuộc tiến công ở phía Nam Kraków, phương diện quân đảm bảo cho hướng tiến công của Hồng quân Liên Xô từ phía Nam trên hướng Warszawa - Berlin.

Trong Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava, lực lượng phương diện quân phối hợp với Phương diện quân Ukraina 1 đã loại bỏ cụm quân Đức khỏi khu công nghiệp Moravian-Ostrava và tạo điều kiện để tiến vào miền Trung Tiệp Khắc. Sau đó, phương diện quân tham gia Chiến dịch Praha, kết quả là lãnh thổ của Tiệp Khắc hoàn toàn được giải phóng.[1]

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, phương diện quân được giải thể và chuyển thành Quân khu Prikarpat.

Lãnh đạo phương diện quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
F.I. Tolbukhin
1894 – 1949
tháng 10, 1943 - tháng 5, 1944
Đại tướng (1943)
Nguyên soái Liên Xô (1944)
2
I.Ye. Petrov
1896 - 1958
tháng 8, 1944 - tháng 3, 1945
Thượng tướng (1944)
Đại tướng (1944)
3
A.I. Yeryomenko
1892 - 1970
tháng 3, 1945 - tháng 8, 1945
Đại tướng (1943)
Nguyên soái Liên Xô (1955)

Ủy viên Hội đồng quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Ye.A. Shchadenko
1885 - 1951
tháng 10, 1943 - tháng 1, 1944
Thượng tướng (1942)
2
Tập tin:Субботин, Никита Егорович.jpg N.Ye. Subbotin
1904 - 1968
tháng 1, 1944 - tháng 5, 1944
Thiếu tướng (1943)
Trung tướng (1944)
3
L.Z. Mekhlis
1889 - 1953
tháng 8, 1944 - tháng 8, 1945
Trung tướng (1942)
Thượng tướng (1944)

Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
S.S. Biryuzov
1904 - 1964
tháng 10, 1943 - tháng 5, 1944
Trung tướng (1943)
Nguyên soái Liên Xô (1955)
2
Tập tin:Феодосий Константинович Корженевич.jpg F.K. Korzhenevich
1899 - 1972
tháng 10, 1943 - tháng 5, 1944
Trung tướng (1943)
3
Tập tin:Феодосий Константинович Корженевич.jpg F.K. Korzhenevich
1899 - 1972
tháng 8, 1944 - tháng 4, 1945
Trung tướng (1943)
4
L.M. Sandalov
1900 – 1987
tháng 4, 1945 - tháng 8, 1945
Thượng tướng (1944)

Biên chế chủ lực

[sửa | sửa mã nguồn]
Cờ hiệu chiến thắng của phương diện quân tại bảo tàng Moskva

1 tháng 1 năm 1944

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân cận vệ 2
  • Tập đoàn quân cận vệ 3
  • Tập đoàn quân xung kích 5
  • Tập đoàn quân 28
  • Tập đoàn quân 51
  • Tập đoàn quân không quân 8

1 tháng 4 năm 1944

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân cận vệ 2
  • Tập đoàn quân 51
  • Tập đoàn quân không quân 8

1 tháng 10 năm 1944

[sửa | sửa mã nguồn]

1 tháng 1 năm 1945

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân cận vệ 1
  • Tập đoàn quân 16
  • Tập đoàn quân 36
  • Tập đoàn quân không quân 8

1 tháng 4 năm 1945

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập đoàn quân cận vệ 1
  • Tập đoàn quân 16
  • Tập đoàn quân 38
  • Tập đoàn quân không quân 8

Các chiến dịch đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “4. ukrajinský front opět vytvořen, 5. 8. 1944”. Fronta.cz. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2018.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Hãy thử những cách sau để không bị “shock văn hoá ngược" khi làm việc tại Việt Nam nhé!
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết