Cụm tập đoàn quân Trung tâm

Cụm tập đoàn quân Trung tâm
Một kíp lái Panther tại mặt trận phía Đông năm 1944
Hoạt động21 tháng 6, 1941 - 25 tháng 1, 1945
25 tháng 1 - 9 tháng 5, 1945
Quốc gia Đức Quốc xã
Phục vụWehrmacht
Quân chủngHeer
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môCụm tập đoàn quân
Tham chiến
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Fedor von Bock
Günther von Kluge
Ernst Busch
Walter Model

Cụm tập đoàn quân Trung tâm (tiếng Đức: Heeresgruppe Mitte) là tên của tổ chức tác chiến chiến lược cấp cụm tập đoàn quân của Đức Quốc xã tại Mặt trận phía Đông trong Thế chiến thứ hai. Đây là biên chế tác chiến mạnh nhất của Đức Quốc xã, đảm trách mũi chủ công đánh thẳng vào Moskva. Bị Hồng quân chặn đứng trong trận Moskva (1941), bị đẩy lùi dần với các chiến dịch tại Rzhev-Vyazma (1942), Smolensk (1943), Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị Hồng quân giáng cho đòn nặng nề nhất với Chiến dịch Bagration, khiến cho Cụm tập đoàn quân gần như xóa sổ.

Đầu năm 1945, Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị Hồng quân dồn lên hướng Đông Phổ, mất hẳn vai trò "trung tâm". Vì vậy, Hitler đã cho tái cơ cấu lại chiến trường, đổi Cụm tập đoàn quân Trung tâm thành Cụm tập đoàn quân Bắc, đồng thời đổi tên Cụm tập đoàn quân A đang phòng thủ trên tuyến sông Neisse, phía Nam Berlin, thành Cụm tập đoàn quân Trung tâm mới. Sau những trận chiến khốc liệt trước sức ép của 3 phương diện quân Liên Xô Ukraina 1, 24, Cụm tập đoàn quân Trung tâm mới bị dồn vào một cái túi ở Đông Bắc Praha, chỉ buông súng đầu hàng sau Chiến dịch Praha, kết thúc chiến tranh trên chiến trường châu Âu.

Lược sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mũi chủ công vào trái tim Xô viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thắng lợi khá dễ dàng ở chiến trường Tây Âu trong năm 1940, Cụm tập đoàn quân B được điều động về hướng Đông Phổ, nằm khá xa biên giới với Liên Xô, giả cách như đang tái cơ cấu cho những cuộc chiến sắp tới với Anh. Trên thực tế, các đơn vị thuộc Cụm tập đoàn quân B được bí mật điều động đến chiếm lĩnh các bàn đạp trên đất Ba Lan, chuẩn bị tấn công vào Liên Xô theo Kế hoạch Otto, đảm trách mũi chủ công trong 3 hướng tiến công chính, với các mục tiêu tấn công liên tiếp Białystok, Minsk, Smolensk và cuối cùng là Moskva.

Binh lính Liên Xô bị quân Đức bắt làm tù binh ở Minsk tháng 7 năm 1941

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Chiến dịch Barbarossa bắt đầu, Cụm tập đoàn quân B chính thức mang phiên hiệu Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Đây là mũi tiến công mạnh nhất của quân Đức vào Liên Xô,[1] với binh lực gồm 50 sư đoàn (trong đó có 15 sư đoàn xe tăng), biên chế thành 3 tập đoàn quân hợp thành, 2 tập đoàn quân xe tăng, một số quân đoàn và sư đoàn độc lập, được các tập đoàn quân không quân 2 và 6 yểm hộ từ trên không[2]

Mặc dù đạt được những thắng lợi giòn giã bước đầu, nhưng trước sức kháng cực ngoan cường của Hồng quân, các mũi tiến công của quân Đức dần bị chậm lại. Trong nỗ lực cuối cùng, các mũi xung kích của Cụm tập đoàn quân Trung tâm thậm chí đã chỉ còn cách Moskva 20 km, gần đến mức có thể nhìn thấy những mái vòm hình củ hành của Điện Kremli qua ống nhòm.[3][4]. Tuy nhiên, Hồng quân đã mở được các đợt phản công quyết liệt, đẩy lùi được quân Đức về phòng tuyến sông Lama, bị hất xa ra khỏi Moskva từ 150 đến 300 km.[5] Thất bại trong ý đồ đánh chiếm Moskva bằng một trận hợp vây, đã kéo theo sự phá sản của toàn bộ Kế hoạch Barbarossa.[6]

Cuộc chiến dằng dai trên bàn đạp Rzhev-Vyazma

[sửa | sửa mã nguồn]
Xe quân sự của quân đội Đức Quốc xã bị phá hủy tại Kholm

Thất bại trong cuộc đột phá về hướng Moskva, Hitler đã đổi hướng chiến lược của năm 1942 sang hướng Nam với Chiến dịch Blau, đặt mục tiêu kép là thành phố Stalingradcác mỏ dầu ở Kavkaz. Nếu như trên hướng Bắc, cuộc chiến tập trung việc vây hãm thành phố Leningrad, thì hướng chính diện, chiến trường của Cụm tập đoàn quân Trung tâm chủ yếu vào việc giành giật bàn đạp chiến lược trên tuyến Rzhev-Vyazma. Nếu như mục đích trọng tâm của Liên Xô là thanh toán "chỗ lồi Rzhev", một vòng cung rộng và nguy hiểm ăn sâu vào tuyến phòng thủ tại vùng phụ cận phía tây thủ đô Moskva, thì phía quân Đức quyết giữ vững chỗ lồi này vì cho rằng "Rzhev là nền tảng của mặt trận phía đông".[7] Các chiến dịch và các trận đánh tại đây diễn ra khốc liệt và hầu hết đều bất phân thắng bại với thương vong rất lớn của cả hai bên nên người Nga đã gọi khu vực này là "cối xay thịt Rzhev" (Ржевская мясорубка).[8] Trong suốt hơn 1 năm giao tranh, Hồng quân Liên Xô đã giam chân tại đây ba tập đoàn quân mạnh của quân Đức (Tập đoàn quân xe tăng số 2, Tập đoàn quân xe tăng số 3 và Tập đoàn quân số 9), không cho quân Đức rút các tập đoàn quân này chi viện đến hướng tây nam, hướng chiến lược đặc biệt quan trọng của Mặt trận Xô-Đức trong những năm 1942-1943. Sau hơn 1 năm chiến đấu ròng rã với những thiệt hại rất lớn về người và phương tiện, đến ngày 31 tháng 3 năm 1943, Hồng quân Liên Xô mới thu hồi được khu vực Rzhev-Sychyovka-Vyazma, loại trừ hoàn toàn nguy cơ đe dọa thủ đô Moskva.[9] Không những thế, quân Đức còn phải nhận thêm trái đắng Stalingrad, một thất bại làm bước đầu làm xoay chuyển cục diện Thế chiến thứ hai, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới trong thế kỷ XX.[10][11]

Thảm bại tại Vòng cung Kursk

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhằm khôi phục lại thế trận, cố gắng giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, bước sang năm 1943, Đức Quốc xã tăng cường tổng động viên để bổ sung nhân lực, thậm chí cả những người trên 50 tuổi cũng bị gọi vào quân đội. Bên cạnh đó, nền công nghiệp chiến tranh của Đức tiếp tục nâng cấp vũ khí, cải tiến phương tiện chiến tranh, đặc biệt là của lực lượng tăng - thiết giáp - cơ giới.[12] Một kế hoạch đầy tham vọng mang mật danh "Chiến dịch Thành Trì" (tiếng Đức: Untrenchmen Zitadelle)[13] nhằm bao vây và tiêu diệt khoảng 8 đến 10 tập đoàn quân Liên Xô, sau đó tiếp tục tấn công về phía đông, hất quân Liên Xô trở lại tả ngạn sông Don, khôi phục lại thế trận như cuối mùa hè năm 1942. Tuy nhiên, điều Hitler không ngờ đến đó là các tướng lĩnh cao cấp của Liên Xô đã sớm nhận ra hướng tiến công dự kiến của quân Đức khi trả lời bức điện của Stalin ngày 12 tháng 4 năm 1943 chỉ gồm một câu hỏi duy nhất: "Cho biết ý kiến về hướng hoạt động chính của quân Đức trong mùa hè năm 1943".[14] Đó chính là Kursk![15]

Binh lực của Quân đội Đức Quốc xã trên phía Bắc Vòng cung Kursk

Theo Kế hoạch Zitadelle, Cụm tập đoàn quân Trung tâm đảm nhận mũi tiến công phía Bắc, binh lực gồm 2 tập đoàn quân hợp thành và 1 tập đoàn quân xe tăng làm mũi đột kích, gồm 590 xe tăng và 424 pháo tự hành.[16][17][18] Ngoài ra, còn có khoảng 1.200 máy bay thuộc Tập đoàn quân không quân số 6 hỗ trợ. Nhiệm vụ của Cụm tập đoàn quân Trung tâm là tấn công trên một địa đoạn trận tuyến hẹp chỉ dài 40 km từ Tureyka, phía nam Varonyets đến Trosna, phía tây bắc Maloarkhangensk. Ngoài ra, Tập đoàn quân 2 thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm gồm 3 quân đoàn bộ binh được giao nhiệm vụ kiềm chế chính diện từ Sevsk qua Rynsk đến Sumy.[19]

Hai chiếc xe tăng Tiger I của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) bị bắn cháy và bỏ lại gần Oryol

Tuy nhiên, phía Liên Xô đã có đủ thời gian để chuẩn bị binh lực, thậm chí biết chính xác thời điểm quân Đức tấn công, nên đã giáng cho quân Đức đòn phản chuẩn bị, sau đó áp dụng chiến thuật phòng ngự tích cực, làm tiêu hao sinh lực định trước khi chuyển sang phản công. Bên cạnh đó, địa hình phức tạp ở phía Bắc Kursk cũng giới hạn tốc độ tiến quân của Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Sau một tuần tấn công, đến ngày 12 tháng 7, vấp phải sức chống trả quyết liệt của Phương diện quân Trung tâm Liên Xô, mũi tiến công của Cụm tập đoàn quân quân Trung tâm chỉ tiến được không quá 12 km trên hướng Ponyri - Olkhovatka.[20] Đến ngày 20 tháng 7, vốn đã không thể làm nên bước tiến lớn nào, quân Đức buộc phải rút lui, và quân Liên Xô chuyển sang phản công.[21][12] Với kế hoạch phản công đã hoạch định từ trước, được điều chỉnh lại các chi tiết cho phù hợp với tình hình mới, Hồng quân nhanh chóng đẩy lùi quân Đức xa hơn về phía Tây. Ở cánh Bắc, ngay sau khi Phương diện quân Trung tâm Liên Xô bẻ gãy cuộc tấn công của Cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức ngày 10 tháng 7 thì ngày 11 tháng 7, Phương diện quân Bryansk và cánh trái của Phương diện quân Tây mở Chiến dịch Kutuzov tấn công phía bắc Oryol. Ngày 13 tháng 7, Phương diện quân Trung tâm cũng mở chiến dịch Orlovsky ở phía nam Oryol nhằm xóa chỗ lõm Oryol - Mtsensk. Quân Đức bị đẩy đến tuyến Lyudinovo, Zhizdra, Frolovka và Dmitrovsk - Orlovsky. Chỗ lõm Oryol, được quân Đức gọi là "Cái chèn sắt Oryol - Mtsensk", hầu đâm một cú chí mạng vào quân Liên Xô đã bị xóa bỏ.[15]

Cú knockout trên ban công Byelorussia

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thất bại thảm hại ở vòng cung Kursk, Cụm tập đoàn quân Trung tâm phần nào ổn định được thế trận phòng ngự khi lùi về ban công Byelorussia, và lợi dụng được yếu tố địa hình đầm lầy ở khu vực này, ngăn chặn có hiệu quả các mũi tiến công của Hồng quân.[22] Yếu tố thuận lợi này ảnh hưởng đến sự phán đoán chủ quan của bộ chỉ huy quân Đức khi cho rằng hầu như không có khả năng Hồng quân tiến công vỗ mặt.[23]

Tuy nhiên, Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô lại nghĩ khác. Sau khi cân nhắc, họ đã chọn khả năng gây bất ngờ nhất cho quân Đức.[24] Nếu thành công, họ sẽ thủ tiêu được mũi nhọn của cánh quân trung tâm của quân Đức, đồng thời cắt đứt đường rút lui cánh quân phía Bắc, hoàn tất việc giải phóng Liên Xô và giúp Hồng quân tiến vào Ba Lan, đóng quân ngay tại hướng trực tiếp nhất đến Berlin.[25] Đồng thời, họ cũng dự kiến bộ chỉ huy quân Đức phải điều quân từ Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina lên bịt lỗ hổng Byelorussia bất chấp Hồng quân đang tập trung một lực lượng mạnh ở khu vực này[26], và đây sẽ là thời điểm để tung ra chiến dịch kế tiếp ngay từ Bắc Ukraina về hướng Lvov-Sandomir.[27] Để đảm bảo sự thành công của chiến dịch, phía Liên Xô đã thực hiện hoạt động nghi binh quy mô, hướng sự chú ý của bộ tổng chỉ huy quân Đức vào phía Trung và Nam Đông Âu[28]

Tù binh Đức Quốc xã trong chiến dịch Bagration bị tập trung về Moskva ngày 15 tháng 7 năm 1943

Kế hoạch nghi binh quy mô đã chứng minh hiệu quả khi Hồng quân thực hiện Chiến dịch Bagration. Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị đánh vỗ mặt vào đúng mắt xích yếu nhất trong tuyến phòng thủ, đồng thời bất ngờ và bị động hoàn toàn trước quy mô và hoạt động tác chiến của Hồng quân. Chiến thuật 2 mũi thọc sâu đồng thời đã làm quân Đức bối rối, không thể phán đoán được hướng tiến công chính của Hồng quân, vì vậy không thể thực hiện hiệu quả các hoạt động điều binh ngăn chặn. Ngay chính phía Liên Xô cũng bất ngờ trước thành công của chiến dịch. Kết quả vượt quá sự mong đợi của họ khi 28/38 sư đoàn của Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị xóa sổ, tổn thất 350.000 người, trong đó có 158.000 binh lính và sĩ quan bị Liên Xô bắt làm tù binh.[29] Chỉ duy nhất có Tập đoàn quân số 2 thoát được số phận bị tiêu diệt, kịp thời rút ​​lui qua Pinsk và Brest-Litovsk về phía Warszawa, nơi nó tham gia vào các cuộc giao tranh tiếp theo.[30]

Danh sách các tướng lĩnh Đức tự sát, tử trận hoặc bị bắt tù binh

Hoán đổi phiên hiệu và tan rã trong cái túi Praha

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự sụp đổ của Cụm tập đoàn Trung tâm đã tác động mạnh đến toàn bộ thế trận của Wehrmacht trên toàn bộ chiến trường. Bên cạnh đó, với chiến dịch đổ bộ của Đồng Minh vào Normandie, Đức Quốc xã rơi vào hoàn cảnh phải tham chiến cùng lúc trên cả hai chiến trường Đông - Tây. Sự sụp đổ của Đệ Tam Đế chế đã hiện ra một cách rõ ràng.

Trong nỗ lực tuyệt vọng, Bộ chỉ huy Đức tìm cách tái bổ sung cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm, mà giờ đây, các đơn vị thuộc quyền hầu như chỉ còn phiên hiệu rỗng. Các đơn vị quân Đức thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm vất vả chống đỡ các đòn tấn công mạnh mẽ của Hồng quân Liên Xô, lùi về Đông Phổ vào cuối mùa hè năm 1944. Đội hình của Cụm tập đoàn quân Trung tâm tổn thất nặng nề qua các trận chiến ở Tây PhổPomerania, một phần được Hải quân Đức sơ tán khỏi các cảng Biển Baltic.

Ngày 25 tháng 1 năm 1945, sau khi hầu hết các đơn vị của Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị bao vây trong túi Königsberg, chệch về phía Bắc nước Đức, vì vậy, Hitler đã cho đổi phiên hiệu Cụm tập đoàn quân Trung tâm thành Cụm tập đoàn quân Bắc. Phòng thủ trên hướng chính diện nước Đức, gồm cả SlovakiaBohemia-Moravia, bấy giờ là Cụm tập đoàn quân A, được Hitler đổi phiên hiệu thành Cụm tập đoàn quân Trung tâm.

Sau chiến dịch Wisla-Oder, Hồng quân về cơ bản đã đánh tan các lực lượng Đức trên hướng phòng thủ Warszawa – Berlin, chỉ còn cách thủ đô Berlin của Hitler 60 km đường chim bay. Tuy vậy, họ đã chủ động dừng tiến quân trong 2 tháng, chuyển trọng tâm tấn công tiếp theo sang nhiệm vụ đánh tiêu diệt các khối quân Đức tại Pomerania, Đông Phổ và Silesia, đó là các chiến dịch Đông Pomerania, chiến dịch Đông Phổ, chiến dịch Hạ Silesiachiến dịch Thượng Silesia, nhằm thủ tiêu nguy cơ bị quân Đức phản kích vào sườn các mũi tiến quân. Đến giữa tháng 4 năm 1945, Hồng quân đã hoàn thành sự chuẩn bị cho Chiến dịch Berlin.

Bản đồ các hướng tấn công bao vây tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Hồng quân trong chiến dịch Praha.

Đội hình của Cụm tập đoàn quân Trung tâm khi đó gồm Tập đoàn quân thiết giáp 4 phòng thủ khu vực Dresden-Görlitz, Tập đoàn quân 17 trên tuyến phía nam Silesian Oder và Tập đoàn quân thiết giáp số 1 ở phía nam tại các điểm cao dọc Neisse - Jägerndorf - Ratibor - Moravian Ostrava. Đối diện với các đơn vị quân Đức bị sứt mẻ nghiêm trọng là đội hình đầy đủ sức chiến đấu của Phương diện quân Ukraina 1 của Liên Xô. Khi Chiến dịch Berlin khởi động, Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhanh chóng bị cắt rời với đội hình phòng thủ Berlin, bị đẩy lùi xuống phía Nam và bị dồn vào một cái túi ở Đông Bắc Praha, Không còn có thể chi viện được cho Berlin. Sau khi trận Berlin kết thúc, Hồng quân tiếp tục mở Chiến dịch Praha để tiêu diệt hoàn toàn cụm quân Đức cuối cùng này. Sau những cố gắng liên hệ với Đồng Minh để được đầu hàng quân Mỹ nhưng đều bị từ chối, tư lệnh Đại tướng Ferdinand Schörner đã bỏ rơi đơn vị, lên máy bay đào thoát đến Áo để quân Mỹ bắt làm tù binh. Các đơn vị quân Đức trong tình trạng mất chỉ huy, sau đó cũng buông súng đầu hàng Hồng quân, kết thúc chiến tranh trên chiến trường châu Âu.

Biên chế chủ lực

[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 6 năm 1941
Tháng 7 năm 1941
Tháng 8 năm 1941
  • Cụm thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 2
  • Cụm quân Guderian
Tháng 9 năm 1941
  • Cụm thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 4
  • Cụm thiết giáp số 2
  • Tập đoàn quân số 2
Tháng 10 năm 1941
Tháng 11 năm 1941
  • Tập đoàn quân số 9
  • Cụm thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 2
  • Tập đoàn quân số 2
Tháng 1 năm 1942
Tháng 2 năm 1942
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 4
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 2
Tháng 5 năm 1942
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 2
Tháng 1 năm 1943
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 2
  • Quân đoàn LIX
Tháng 2 năm 1943
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 2
Tháng 3 năm 1943
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 2
  • Tập đoàn quân số 2
Tháng 4 năm 1943
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 2
  • Tập đoàn quân số 2
  • Tập đoàn quân số 9
Tháng 7 năm 1943
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân thiết giáp 2
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 2
Tháng 9 năm 1943
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 2
Tháng 11 năm 1943
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 2
  • Bộ chỉ huy Wehrmacht tại Ostland
Tháng 1 năm 1944
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân số 9
  • Tập đoàn quân số 2
Tháng 8 năm 1944
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân số 2
  • Quân đoàn thiết giáp IV SS
Tháng 1 năm 1945
  • Tập đoàn quân thiết giáp số 3
  • Tập đoàn quân số 4
  • Tập đoàn quân số 2

(Sau khi hoán đổi phiên hiệu)

Tháng 2 năm 1945
Tháng 5 năm 1945

Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Fedor von Bock
1880–1945
tháng 6 năm 1941 - tháng 12 năm 1941
Thống chế (1940)
Tử nạn ngày 4 tháng 5 năm 1945 do xe trúng bom của quân Đồng Minh
2
Günther von Kluge
1882–1944
tháng 12 năm 1941 - tháng 10 năm 1943
Thống chế (1940)
Tự sát ngày 19 tháng 8 năm 1944
3
Ernst Busch
1885–1945
tháng 10 năm 1943 - tháng 6 năm 1944
Thống chế (1943)
Bị bắt làm tù binh và chết trong tù ngày 17 tháng 7 năm 1945
4
Walter Model
1891-1945
tháng 6 năm 1944 - tháng 8 năm 1944
Thống chế (1944)
Tự sát ngày 21 tháng 4 năm 1945.
5
Georg-Hans Reinhardt
1887–1963
tháng 8 năm 1944 - tháng 1 năm 1945
Đại tướng (1944)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến năm 1952.
6
Ferdinand Schörner
1892–1973
tháng 1 năm 1945 - tháng 5 năm 1945
Đại tướng (1944)
Thống chế (1945)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến năm 1955.

Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Hans von Greiffenberg
1893–1951
tháng 6 năm 1941 - tháng 4 năm 1942
Thiếu tướng (1940)
Thượng tướng Bộ binh (1944). Bị bắt tù binh và bị giam giữ đến tháng 6 năm 1947.
2
Otto Wöhler
1894–1987
tháng 4 năm 1942 - tháng 3 năm 1943
Thiếu tướng (1942)
Trung tướng (1942)
Thượng tướng Bộ binh (1943). Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 1 năm 1951.
3
Hans Krebs
1898–1945
tháng 3 năm 1943 - tháng 9 năm 1944
Thiếu tướng (1942)
Trung tướng (1943)
Thượng tướng Bộ binh (1944)
Tự sát ngày 1 tháng 5 năm 1945
4
Otto Heidkämper
1901–1969
tháng 9 năm 1944 - tháng 1 năm 1945
Thiếu tướng (1943)
Trung tướng (1944)
Bị bắt làm tù binh, nhưng được trả tự do sớm sau đó.
5
Wolf-Dietrich von Xylander
1903–1945
tháng 1 năm 1945 - tháng 2 năm 1945
Trung tướng (1944)
Tử nạn trong vụ rơi máy bay ngày 15 tháng 2 năm 1945.
6
Oldwig von Natzmer
1904-1980
tháng 2 năm 1945 - tháng 5 năm 1945
Thiếu tướng (1944)
Trung tướng (1945)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 6 năm 1948.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Glantz 1995, tr. 31
  2. ^ Zhukov 1987, tr. 99-102
  3. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 61.
  4. ^ Albert Axell. Nguyên soái Zhukov, người chiến thắng Hitler. trang 141
  5. ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 2. trang 260-262.
  6. ^ Zhukov 1987, tr. 256-272
  7. ^ Гроссманн Хорст. Ржев — краеугольный камень Восточного фронта. — Ржев: «Ржевская правда», 1996. Bản gốc tiếng Đức: Grossman H. Rzhew: Eckpfeiler der Ostfront. — Friedberg: Podzun-Pallas-Verlag, 1980. (Horst Grossman. Rzhev, nền tảng của Mặt trận phía đông. Nhà xuất bản Người lao động Rzhev. Rzhev. 1996.)
  8. ^ “Горбачевский, Борис Семенович. Ржевская мясорубка. Время отваги. Задача — выжить! — М.: Яуза, Эксмо, 2007. (Boris Semyonovich Gorbachevsky. "Cối xay thịt" Rzhev. Kiên tâm và thời gian, Mục tiêu - Hiện thực. Yauza và Penguin Books hợp tác xuất bản. Moskva. 2007.)”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985. trang 205-206.
  10. ^ Peter Antill, Peter Dennis, Stalingrad 1942, trang 7
  11. ^ "Battle of Stalingrad." Encyclopædia Britannica. 2009. Encyclopædia Britannica Online. 6 May. 2009.
  12. ^ a b Heinz Guderian, Erinnerungen eines Soldaten. — Heidelberg, 1951
  13. ^ Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1986. trang 1960-1961, 1965.
  14. ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. trang 256.
  15. ^ a b Рокоссовский Константин Константинович, Солдатский долг. — М.: Воениздат, 1988.
  16. ^ “Alexander Bevin, How Hitler Could Have Won World War II: The Fatal Errors That Lead to Nazi Defeat. — London, Times Books, 2000”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ Nik Cornish, Image of Kursk-History's Greatest tank battles p46-49
  18. ^ “Dữ liệu về trận Kursk của Viện Dupuy (Hoa Kỳ) và Hãng Rantek (Nga)”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2010.
  19. ^ Friedrich Wilhelm von Mellenthin, Panzer battles 1939-1945: A study of the employment of armour in the second world war. — 2nd edition, enlarged. — London, 1956.
  20. ^ Erich von Manstein, Verlorene Siege. — Bonn, 1955
  21. ^ Walter Moss, A History of Russia: Since 1855, Tập 2, trang 301
  22. ^ Zaloga 2007, trg. 12.
  23. ^ Ziemke 1969, trg. 11.
  24. ^ Watt 2008, trg. 683.
  25. ^ Glantz & House, chương 13, phần "Strategic Planning"
  26. ^ Watt 2008, trg. 684.
  27. ^ Zaloga 2007, trg. 37
  28. ^ Glantz 1989, trg. 353-355.
  29. ^ Duncan Anderson The world at war The Reader's Digest Association Limited, Deutsche Ausgabe 2000, ISBN 3-87070-848-4, S. 124.
  30. ^ Philipp Freiherr von Boeselager: Der Widerstand in der Heeresgruppe Mitte (Beiträge zum Widerstand 1933–1945, Heft 40). Berlin: Gedenkstätte Deutscher Widerstand 1990, S. 21.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Frieser, Karl-Heinz; Schmider, Klaus; Schönherr, Klaus; Schreiber, Gerhard; Ungváry, Krisztián; Wegner, Bernd (2007). Die Ostfront 1943/44 – Der Krieg im Osten und an den Nebenfronten [The Eastern Front 1943–1944: The War in the East and on the Neighbouring Fronts]. Das Deutsche Reich und der Zweite Weltkrieg [Germany and the Second World War] (bằng tiếng Đức). VIII. München: Deutsche Verlags-Anstalt. ISBN 978-3-421-06235-2.
  • Gerlach, C. Kalkulierte Morde. Hamburg Edition, 2000
  • Tessin, Georg (1980). Die Landstreitkräfte: Namensverbände / Die Luftstreitkräfte (Fliegende Verbände) / Flakeinsatz im Reich 1943–1945 [Ground forces: Named units and formations / Air forces (Flying units and formations) / Anti–aircraft service in the Reich 1943–1945]. Verbände und Truppen der deutschen Wehrmacht und Waffen–SS im Zweiten Weltkrieg 1939–1945 (bằng tiếng Đức). 14. Osnabrück: Biblio. ISBN 3-7648-1111-0.
  • Zaloga, Steven J. (1996). Bagration 1944: The Destruction of Army Group Centre (bằng tiếng Anh). Osprey Publishing. ISBN 1-85532-478-4.
  • Glantz, David; House, Jonathan M. (1995), When Titan clashes: How the Red Army Stopped Hitler, University Press of Kansas, ISBN 0-7006-0717-X
  • Zhukov, Georgi Konstantinovich (1987), Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 2., Nguyễn Hải Sa - Lê Bá Phán dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Ustinov, Dmitriy. Geschichte des Zweiten Welt Krieges, Volume 10. Berlin: Militärverlag der Deutschen Demokratischen Republik, 1982.
  • X. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Bản tiếng Việt. Nhà xuất bản Tiến bộ. Moskva. 1983.
  • Albert Axell. Nguyên soái Zhukov, người chiến thắng Hitler. Dịch giả: Việt Linh. Nhà xuất bản Công an nhan dân. Hà Nội. 2006
  • Shirer, William L., Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba. Nhà xuất bản Tri Thức, 2008.
  • Peter Antill, Peter Dennis, Stalingrad 1942[liên kết hỏng], Osprey Publishing, 19-06-2007. ISBN 1-84603-028-5.
  • Ziemke, Earl F. Battle For Berlin: End Of The Third Reich, NY: Ballantine Books, London: Macdonald & Co, 1969.
  • Watt, Robert. Feeling the Full Force of a Four Point Offensive: Re-Interpreting The Red Army's 1944 Belorussian and L'vov-Przemyśl Operations. The Journal of Slavic Military Studies. Routledge Taylor & Francis Group. ISSN 1351-8046
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Karakai Simulation Game Việt hóa
Karakai Simulation Game Việt hóa
Đây là Visual Novel làm dựa theo nội dung của manga Karakai Jouzu no Takagi-san nhằm mục đích quảng cáo cho anime đang được phát sóng
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
Tựa game Silent Hill: The Short Messenger - được phát hành gần đây độc quyền cho PS5 nhân sự kiện State of Play
Thượng Tam Akaza bi kịch của một con người
Thượng Tam Akaza bi kịch của một con người
Trong ký ức mơ hồ của hắn, chàng trai tên Hakuji chỉ là một kẻ yếu đuối đến thảm hại, chẳng thể làm được gì để cứu lấy những gì hắn yêu quí
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro