Dự Thân vương

Đa Đạc - thủy tổ của Dự vương phủ

Hoà Thạc Dự Thân vương (chữ Hán: 和碩豫親王; tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᡝᡵᡴᡝ
ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ
, Möllendorff: Hošoi erke cin wang, Abkai: Hoxoi erke qin wang) là tước vị Thân vương thế tập truyền đời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Do được ban ân con cháu tập tước không bị giáng vị, Dự Thân vương trở thành một trong Thiết mạo tử vương.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), con trai thứ mười lăm của Nỗ Nhĩ Cáp XíchĐa Đạc được Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực phong làm Dự Thân vương.

Con trai ông là Đa Ni tập tước, cải thành Tín Thân vương (信親王), năm 1652 bị giáng xuống Tín Quận vương (信郡王). Trong những năm Càn Long, phục lại hào vị Dự Thân vương, cho phép thế tập võng thế, trở thành một trong bát đại Thiết mạo tử vương của nhà Thanh. Tổng cộng truyền thừa qua 10 thế hệ, có 9 vị Dự Thân vương và 5 vị Tín Quận vương.

Ý nghĩa phong hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong hiệu ["Dự"] của Đa Đạc, Mãn văn là 「erke」, âm dịch là “Ngạch Nhĩ Khách” (额尔克), ý là "Hùng tráng", "Kiên cường". Về sau phong hiệu đổi thành ["Tín"], Mãn văn là 「akdun」, ý là "Cường tráng", "Thành thật".

Đa Đạc có tổng cộng 8 người con trai, ngoại trừ trưởng tử Châu Lan, tam tử Ba Khắc Đồ tuyệt tự, còn lại 6 chi mạch (phòng) truyền thừa xuống:

  • Tứ phòng Sát Ni, nguyên được phong Bối lặc, bị cách tước vào thời Khang Hi, hậu duệ trở thành Nhàn tản Tông thất.
  • Ngũ phòng Đa Nhĩ Bác, nguyên là con thừa tự của Duệ Trung Thân vương Đa Nhĩ Cổn, sau vì Đa Nhĩ Cổn bị hoạch tội mà cách tước quy tông. Trước khi Đa Nhĩ Cổn được sửa lại án sai vào năm Càn Long thứ 43 (1778), hậu duệ của Đa Nhĩ Bác từng trở thành Đại tông của Dự vương phủ một lần, chính là Tín Quận vương (Duệ Khác Thân vương) Như Tùng. Đến năm 1778 Càn Long Đế giải oan cho Đa Nhĩ Cổn, hậu duệ của Đa Nhĩ Bác khôi phục thân phận nối dõi của Duệ vương phủ, thoát khỏi tông chi của Dự vương phủ. Nhưng cũng vì Như Tùng từng thừa kế Đại tông của Dự vương phủ một lần mà quan hệ giữa hai bên đặc biệt mâu thuẫn.
  • Lục phòng Trát Khắc Đồ, hậu duệ trở thành Nhàn tản Tông thất.
  • Thất phòng Đổng Ngạch, một thời gian ngắn kế thừa Đại tông, sau lại khôi phục thân phận Tiểu tông của Dự vương phủ. Đến sau thời Càn Long thì hậu duệ trở thành Nhàn tản.
  • Bát phòng Phí Dương Cổ, nguyên được phong Phụng ân Phụ quốc công, bị cách tước vào thời Khang Hi, hậu duệ phần lớn đều thành Nhàn tản. Tuy nhiên con trai thứ năm của ông là Chiêm Bố bị Càn Long phái đến Thịnh Kinh coi sóc Tam lăng, được ban một chức Phụng ân Tướng quân, được thế tập võng thế, trở thành một Tiểu tông.

Đại tông do thứ tử Đa Ni kế thừa, thất tử Đổng Ngạch từng tập tước Đại tông, sau đó hậu duệ cũng trở thành Nhàn tản Tông thất.

Địa vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa Đạc là đích tử nhỏ tuổi nhất của Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, dưới sự ảnh hưởng của theo chế độ "con út thừa kế" trước khi nhập quan, trên thực tế lại được Nỗ Nhĩ Cáp Xích để lại Tá lĩnh sau khi qua đời, vì vậy địa vị của Đa Đạc không hề tầm thường. Cũng chính vì như vậy, sau khi Hoàng Thái Cực kế vị, thực lực và địa vị của Dự vương phủ luôn bị Hoàng đế làm cho suy yếu, cho dù là thời kỳ Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn chấp chính thì cũng chỉ là giữ vững được lực lượng của Dự vương phủ, cũng không có tăng thêm. Sau triều Thuận Trị, Duệ vương phủ và Dự vương phủ bị buộc lại với nhau, thực lực lại càng thêm suy yếu, trở thành Kỳ phân đầu tiên có Hoàng tử phong vương phân vào. Tình huống này đến năm 1778, Đa Nhĩ Cổn được Càn Long Đế sửa lại án sai thì có giảm bớt, tuy nhiên Kỳ quyền lúc đó của Dự vương phủ cũng đã không còn nhiều.

Kỳ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ tịch của một mạch Dự vương phủ biến động khá lớn, liên quan đến những lần đổi Kỳ thời Thanh sơ. Đa Đạc là đích tử nhỏ tuổi nhất của Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nhận được 15 Tá lĩnh (một nửa Kỳ) của Tương Hoàng Kỳ do đích thân Thái Tổ thống lĩnh, trở thành "Tiểu Kỳ chủ" của Tương Hoàng kỳ. Đây cũng là trường hợp duy nhất Tương Hoàng kỳ có Kỳ chủ không phải là Đại Hãn (Hoàng đế). Căn cứ vào chế độ con út kế thừa trước khi nhập quan, sau khi Thái Tổ qua đời, Đa Đạc được nhận hoàn chỉnh 30 Tá lĩnh của Tương Hoàng kỳ, trở thành Đại Kỳ chủ thống lĩnh toàn bộ Tương Hoàng kỳ.

Thái Tông lên ngôi, tiến hành đổi Kỳ lần đầu tiên, đổi hai kỳ Bạch - Hoàng cho nhau, Đa Đạc trở thành Đại Kỳ chủ của Chính Bạch kỳ. Sau khi Thái Tông mất, Đa Nhĩ Cổn tiến hành cải biên Lưỡng Bạch kỳ, Đa Đạc và A Tế Cách cùng chia nhau Tương Bạch kỳ. Đa Đạc trở thành Đại Kỳ chủ của Tương Bạch kỳ, A Tế Cách là Tiểu Kỳ chủ.

Lần cuối cùng đồi Kỳ chính là sau khi Đa Đạc qua đời, Đa Nhĩ Cổn đem Đa Ni nhập vào Chính Lam kỳ. Vì vậy, một mạch Dự vương phủ thuộc về Chính Lam kỳ.

Cụ thể, một chi Dự Thân vương chiếm giữ Chính Lam kỳ Đệ tam tộc và Đệ tứ tộc, trong đó tứ phòng Sát Ni, ngũ phòng Đa Nhĩ Bác, lục phòng Trát Khắc Độ, và thất phòng Đổng Ngạch thuộc Đệ tam tộc, còn lại Nhị phòng Đa Ni và bát phòng Phí Dương Cổ thuộc Đệ tứ tộc.

Có tiếng nhất trong Dự vương phủ đều là những Thân vương thường xuyên lãnh binh thời Thanh sơ. Ngoài ra, tương đối nổi danh có ba chi "thứ lưu"[1], là Khoa cử Thế gia.

Lân Thư (麟书), tự Hậu Phủ (厚甫), hiệu Chi Am (芝葊), là con trai của Viên ngoại lang Thiện Tuần (善循) - con trai thứ tư của Dĩ cách Dự Thân vương Dụ Phong, năm Đạo Quang thứ 29 (1849) đậu Văn Cử nhân, năm Hàm Phong thứ 3 (1853) đậu Văn Tiến sĩ. Về sau lần lượt đảm nhiệm Nội các Học sĩ, Lý phiên viện Hữu Thị lang, Phó Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ, Hộ bộ Tả Thị lang. Đến thời Quang Tự thì làm quan đến Lại bộ Thượng thư, Võ Anh điện Đại học sĩ, Đô thống Mông Cổ Chính Hồng kỳ. Sau khi qua đời được truy thụy "Văn Thuận" (文慎), được đưa vào thờ trong Hiền Lương từ.

Côn Cương (崑岡), hiệu Tiêu Phong (筱峰), là hậu duệ của Thị vệ Thường Hách (常赫) - con trai thứ chín của Sát Ni - con trai thứ tư của Đa Đạc, năm Hàm Phong thứ 4 (1854) đậu Văn Cử nhân, năm Đồng Trị nguyên niên (1862) đậu Văn Tiến sĩ. Về sau lần lượt đảm nhiệm Nội các Học sĩ, Binh bộ Tả Thị lang, Tả đô Ngự sử, làm đến Công bộ Thượng thư, Văn Uyên các Đại học sĩ. Sau khi qua đời được truy thụy "Văn Đạt" (文达).

Một nhà Thụ Khánh (受庆). Thụ Khánh là hậu duệ của Phụng ân Tướng quân Hoa Linh (华龄) - con trai thứ hai của Dự Khác Thân vương Đức Chiêu, năm Đạo Quang thứ 2 (1822) đậu Văn Tiến sĩ, làm quan đến Phó đô Ngự sử. Thụ Khánh có 3 con trai đều nhờ Khoa cử ra làm quan:

  1. Khuê Cảnh (奎景), đậu Văn Cử nhân năm Hàm Phong thứ 2 (1852), làm quan đến Chủ sự.
  2. Khuê Nhuận (奎润), đậu Văn Tiến sĩ vào năm Đồng Trị thứ 2 (1863), làm quan đến Thượng thư.
    • Con trai: Bảo Minh (宝铭), đậu Văn Tiến sĩ năm Quang Tự thứ 21 (1894), làm quan đến Thủ hộ Đại thần.
  3. Khuê Úc (奎郁), đậu Văn Tiến sĩ năm Đồng Trị thứ 13 (1874), làm quan đến Thị độc Học sĩ.

Một nhà sáu người đều đề bảng Khoa cử, trong đó 5 Tiến sĩ, 1 Cử nhân, có thể nói là gia đình khoa cử mạnh nhất trong Tông thất nhà Thanh.

Hậu duệ của Đa Đạc, trong suốt triều Thanh, có tất cả 11 Văn Tiến sĩ, 4 Văn Cử nhân, 4 Phiên dịch Cử nhân, còn có một đặc ân Cử nhân. Là một tông chi có truyền thống Khoa cử tương đối nổi danh trong Tông thất. Một chi của Đa Ni có 8 Văn Tiến sĩ, 2 Văn Cử nhân, 3 Phiên dịch Cử nhân. Hậu duệ của Sát Ni có 1 Văn Tiến sĩ, 1 Văn Cử nhân. Hậu duệ của Đổng Ngạch có 2 Văn Tiến sĩ, 1 Văn Cử nhân. Hậu duệ của Phí Dương Cổ có 1 Phiên dịch Cử nhân.

Những hậu duệ Dự vương phủ xuất thân Khoa cử
Chi hệ Tên Tự bối Học vị Khoa thi Làm quan đến
Triều Năm
Đa Ni Lân Thư (麟书) Dịch Văn Tiến sĩ Hàm Phong 1853 Võ Anh điện Đại học sĩ
Thạc Tế (硕济) Đồng Trị 1871 Chủ sự
Bảo Thanh (保清) Đạo Quang 1833 Thị giảng Học sĩ
Thụ Khánh (受庆) Đạo Quang 1822 Phó đô Ngự sử
Khuê Úc (奎郁) Tái Đồng Trị 1874 Thị độc Học sĩ
Khuê Nhuận (奎润) Đồng Trị 1863 Thượng thư
Bảo Hi (宝熙) Phổ Đồng Trị 1878 Lễ bộ Thị lang
Bảo Minh (宝铭) Quang Tự 1894 Thủ hộ Đại thần
Sùng Phổ (崇溥) Tái Văn Cử nhân Đồng Trị 1867 Viên ngoại lang
Khuê Cảnh (奎景) Hàm Phong 1852 Chủ sự
Thuần Quý (纯贵) Miên Phiên dịch Cử nhân Gia Khánh 1804 Ngự sử
Hàm Đình (咸廷) Gia Khánh 1822 Chủ sự
Phú Xương (富昌) Dịch Gia Khánh 1802 Bút thiếp thức
Sát Ni Côn Cương (崑岡) Dịch Văn Tiến sĩ Đồng Trị 1862 Văn Uyên các Đại học sĩ
Cát Luân (吉纶) Vĩnh Văn Cử nhân Gia Khánh 1816 Không xuất sĩ làm quan
Đổng Ngạch Anh Thụ (英绶) Dịch Văn Tiến sĩ Đạo Quang 1835 Đạo viên
Hải Minh (海明) Phổ Quang Tự 1894 Hậu bổ Chủ sự
Kinh Vũ Lặc (经武勒) Dịch Văn Cử nhân Quang Tự 1882 Kinh lịch
Phí Dương Cổ Tự Xương (绪昌) Vĩnh Phiên dịch Cử nhân Gia Khánh 1816 Không xuất sĩ làm quan

Phủ đệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự vương phủ nằm ở một phố nhỏ phía Đông. Cổng chính rộng 5 gian, đại điện 5 gian, đông - tây mỗi bên có 5 gian đối xứng nhau, hậu điện 3 gian, phòng ngủ 7 gian. Ngoài ra đông - tây còn có 2 tiểu viện. Tổng thể mà nói thì diện tích tương đối nhỏ. Năm 1916, hậu duệ Dự vương phủ đem phủ đệ cùng với đất đai đều bán cho tập đoàn dầu mỏ The Rockefeller Foundation (洛克菲勒基金会) của Mỹ. Về sau, tại đây đã được xây dựng bệnh viện Hiệp Hòa. Hiện tại, chỉ còn hai tượng sư tử bằng đá trước cổng.

Dự Thân vương Đại tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự thừa kế Dự vương phủ. Số năm lần lượt là năm sinh, năm thừa tước, năm mất; in đậm là khoảng thời gian thụ tước:

  1. Dự Thông Thân vương Đa Đạc (多铎)
    1614 - 1636 - 1649
  2. Tín Quận vương (Dự Tuyên Hoà Thân vương) Đa Ni (多尼)
    1636 - 1649 - 1661
  3. Tín Quận vương (Truy phong Dự Thân vương) Ngạc Trát (卾扎)
    1655 - 1661 - 1702
  4. Tín Quận vương Đổng Ngạch (董額)
    1647 - 1703 - 1706
  5. Tín Quận vương (Dự Khác Thân vương) Đức Chiêu (德昭)
    1700 - 1706 - 1762
  6. Tín Quận vương (Dự Khác Thân vương) Như Tùng (如松)
    1737 - 1762 - 1770
  7. Dự Lương Thân vương Tu Linh (修龄)
    1749 - 1778 - 1786
  8. Dĩ cách Dự Thân vương Dụ Phong (裕丰)
    1769 - 1786 - 1814 - 1833
  9. Dĩ cách Dự Thân vương Dụ Hưng (裕兴)
    1772 - 1814 - 1820 - 1829
  10. Dự Hậu Thân vương Dụ Toàn (裕全)
    1777 - 1820 - 1840
  11. Dự Thận Thân vương Nghĩa Đạo (义道)
    1819 - 1841 - 1868
  12. Dự Thành Thân vương Bổn Cách (本格)
    1846 - 1868 - 1898
  13. Dự Mẫn Thân vương Mậu Lâm (懋林)
    1892 - 1899 - 1913
  14. Dự Thân vương Đoan Trấn (端鎮)
    1909 - 1913 - 1945 - 1962

Dự Thân vương Tiểu tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự vương phủ có một Tiểu tông đặc thù chính là con trai thứ năm của Phí Dương Cổ là Chiêm Bố, nguyên được phong Phụng ân Tướng quân. Chiêm Bố được Càn Long phái đến Thịnh Kinh lo liệu việc Tam lăng, về sau được ủy nhiệm ở lại Thịnh Kinh, con cháu thừa kế võng thế Phụng ân Tướng quân, tiếp tục lo liệu Tam lăng.

  1. Phụng ân Tướng quân Chiêm Bố (詹布)
    1674 - 1694 - 1744
  2. Phụng ân Tướng quân Nhạc Hòa (岳和), con trai thứ 7 của Chiêm Bố
    1720 - 1744 - 1781 - 1792
  3. Phụng ân Tướng quân Tự Hằng (叙恆), con trai thứ 3 của Nhạc Hòa
    1762 - 1781 - 1797
  4. Phụng ân Tướng quân Sắc Khắc Tinh Ngạch (色克星額), con trai trưởng của Tự Hằng
    1785 - 1798 - 1822
  5. Phụng ân Tướng quân Cát Minh (吉明), con trai trưởng của Sắc Khắc Tinh Ngạch
    1802 - 1822 - 1865
  6. Phụng ân Tướng quân Văn Anh (文英), con trai duy nhất của Cát Khiêm - con trai thứ 2 của Sắc Khắc Tinh Ngạch
    1833 - 1865 - 1884 - 1889
  7. Phụng ân Tướng quân Dụ Thành (裕誠), con trai thứ hai của Văn Anh
    1860 - 1885 - 1899

Phả hệ Dự Thân vương

[sửa | sửa mã nguồn]
 
 
Quá kế
Dự Thông Thân vương
Đa Đạc
1614 - 1636 - 1649
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dự Tuyên Hoà Thân vương
Đa Ni
1636 - 1649 - 1661
Đa Nhĩ Bác
1643 - 1672
Đổng Ngạch
1647 - 1703 - 1706
 
 
 
 
Truy phong Dự Thân vương
Ngạc Trát
1655 - 1661 - 1702
Truy phong Tín Quận vương
Tô Nhĩ Phát (苏尔发)
1673 - 1708
 
 
 
 
Dự Khác Thân vương
Đức Chiêu
1700 - 1706 - 1762
Truy phong Tín Quận vương
Tắc Lặc (塞勒)
1680 - 1730
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dự Lương Thân vương
Tu Linh
1750 - 1778 - 1786
Hưng Linh (興齡)
1726 - 1775
Truy phong Tín Quận vương
Công Nghi Bố (功宜布)
1714 - 1746
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dĩ Cách Dự Thân vương
Dụ Phong
1769 - 1786 - 1814 - 1833
Dĩ Cách Dự Thân vương
Dụ Hưng
1772 - 1814 - 1820 - 1829
Dự Hậu Thân vương
Dụ Toàn
1777 - 1820 - 1840
Minh Tường A
(明祥阿)
1770 - 1814
Dự Khác Thân vương
Như Tùng
1737 - 1762 - 1770
 
 
 
 
Dự Thận Thân vương
Nghĩa Đạo
1819 - 1841 - 1868
Ẩn Thuỵ (恩瑞)
1797 - 1850
 
 
 
 
Dự Thành Thân vương
Bổn Cách
1846 - 1868 - 1898
Thịnh Chiếu (盛照)
1847 - ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dự Mẫn Thân vương
Mậu Lâm
1892 - 1900 - 1913
 
 
Dự Thân vương
Đoan Trấn (端镇)
1909 - 1913 - 1945 - 1962

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dòng thứ của Đại tông

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Thanh sử cảo”.
  • Trung Hoa thư cục. “Thanh thực lục”.
  • Mãn văn lão đương. 中国第一历史档案馆 译. Trung Hoa thư cục. 1980. ISBN 9787101005875.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  • Lý Trị Đình - 李治亭 (1997).   Ái Tân Giác La gia tộc Toàn thư Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
  • Đầu Điều Hào (头条号), Quất Huyền Nhã (橘玄雅). “Thanh Tông thất hệ liệt · Hòa Thạc Dự Thân vương”.
  • “Ái Tân Giác La Tông phổ - Đa Đạc chi hệ”.
  • Đỗ Gia Ký (2008). Luận bàn về Bát kỳ và Chính trị nhà Thanh. Nhà xuất bản Nhân dân. ISBN 9787010067537.
  • Lynn A. Struve (1998). Voices from the Ming-Qing Cataclysm: China in Tigers' Jaws. Yale University Press. ISBN 0-300-07553-7.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Khám phá danh mục của
Khám phá danh mục của "thiên tài đầu tư" - tỷ phú Warren Buffett
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá danh mục đầu tư của Warren Buffett
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Arisu Sakayanagi (坂さか柳やなぎ 有あり栖す, Sakayanagi Arisu) là một trong những lớp trưởng của lớp 2-A.
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Nguyên mẫu của Alhaitham được dựa trên "Nhà khoa học đầu tiên" al-Haytham, hay còn được biết đến là Alhazen
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật