Trịnh Thân vương

Túc Thuận - một trong Cố mệnh Bát đại thần, là một thành viên của Trịnh vương phủ.

Hòa Thạc Trịnh Thân vương (chữ Hán: 和碩鄭親王; , tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᡠᠵᡝᠨ
ᠴᡳᠨ
ᠸᠠᠩ
, Möllendorff: Hošoi ujen cin wang, Abkai: Hoxoi ujen qin wang), là tước vị Thân vương thế tập truyền đời nhà Thanh. Do được ban ân con cháu tập tước không bị giáng vị, Trịnh Thân vương trở thành một trong Thiết mạo tử vương.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy tổ của Trịnh vương phủ là Tế Nhĩ Cáp Lãng, con trai thứ sáu của Thư Nhĩ Cáp Tề - em của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Vào thời điểm Nỗ Nhĩ Cáp Xích bắt đầu khởi binh, Thư Nhĩ Cáp Tề là em trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nắm giữ kỳ phân là tương đương Nỗ Nhĩ Cáp Xích, địa vị rất cao, tục xưng [Bán quốc chi chủ]. Sau đó Nỗ Nhĩ Cáp Xích theo chế độ tập quyền, Thư Nhĩ Cáp Tề bị xem là "mối họa lớn" cần phải kiềm chế, hai con trai bị giết, bản thân Thư Nhĩ Cáp Tề cũng bị giam cầm, hai năm sau cũng qua đời. Sau khi Thư Nhĩ Cáp Tề bị giam, kỳ phân mà ông sở hữu cũng bị giảm đi nhiều, do con trai A Mẫn làm lĩnh chủ.

Sau khi Hậu Kim thành lập, lập nên [Tứ đại Bối lặc], A Mẫn nắm Tương Lam kỳ, thuộc vị thứ 2, sau duy nhất có mỗi Đại Thiện. Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Hoàng Thái Cực kế vị, A Mẫn do tính hung bạo kiêu căng mà mang họa, bị giam cầm cho đến chết. Thế hệ Thư Nhĩ Cáp Tề do đó truyền xuống Tế Nhĩ Cáp Lãng, vào năm Sùng Đức nguyên niên (1636) thì thụ tước Trịnh Thân vương. Vào thời Thuận Trị, Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng Đa Nhĩ Cổn trở thành nhiếp chính. Trải qua những biến động, Tế Nhĩ Cáp Lãng đứng vững trong hàng Hoàng thúc, được Thuận Trị Đế nể trọng, đến năm Thuận Trị thứ 9 (1652) thụ Thúc Hòa Thạc Trịnh Thân vương, trở thành một trong Thiết mạo tử vương.

Địa vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh vương phủ một chi bởi vì huyết thống sâu sắc, hệ thống gia phả cực kỳ khổng lồ, phân nhánh thuộc hàng đồ sộ nhất trong Hoàng phái. Từ con thứ A Mẫn của Thư Nhĩ Cáp Tề, phân ra ba nhánh nhà Trấn quốc công Cung A, Quả Cái, Quả Lại. Từ con trai thứ 3 Trát Tát Khắc Đồ xuống nhánh Phụ quốc công gia. Con thứ 4 Đồ Luân, từ Bối lặc truyền xuống, có nhánh nhà Trấn quốc công Đồn Tề. Con thứ 5 Trại Tang Vũ, truy phong Bối lặc, hậu duệ kế thừa xuống dần. Cả bốn chi trên đều là nhánh thứ tiểu tông, đại tông đương nhiên là nhánh của Tế Nhĩ Cáp Lãng. Ông ta có 10 con trai, trong đó 4 vị vô tự. Đại tông tính từ con thứ Tế Độ kế thừa, hiệu [Giản Thân vương; 簡親王], nhưng sau bị tội cách tước và hết hậu duệ, liền lấy hậu duệ phòng 4 là Ba Nhĩ Kham để kế thừa đại tông, tức Kỳ Thông A. Em trai thứ 8 của Tế Nhĩ Cáp Lãng là Phí Dương Vũ, nguyên là Bối lặc, nhưng trong năm Càn Long do có cháu Đức Phái nhập đại tông kế thừa, nên được truy thành Giản Thân vương. Từ Tích Cáp Nạp, thừa kế Trịnh vương phủ được đổi gọi [Trịnh] như cũ mà không phải [Giản].

Tuy có đến 2 lần đại biến, song địa vị của Trịnh vương phủ một chi trong Hoàng phái vẫn là cao quý, vẫn là Đại kỳ chủ của Tương Lam kỳ hiển hách. Thậm chí sau này con cháu Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Đại Thiện ân phong Vương tước, nhưng vẫn không thể đụng đến kỳ quyền rất lớn của Trịnh vương phủ. Sau khi Đa Nhĩ Cổn bị hạch tội đoạt tước, Tế Nhĩ Cáp Lãng trở thành Thúc vương, có được sự tôn trọng cực kỳ lớn trong Hoàng thất. Về vấn đề thứ tự tông pháp, Trịnh vương phủ là hậu duệ Thanh Hiển Tổ Tháp Khắc Thế, thứ cao thượng, do đó chỉ xếp sau Lễ vương (nhánh Đại Thiện) và Duệ vương (nhánh Đa Nhĩ Cổn), đứng hàm thứ 3 trong chư Vương. Vì Tế Nhĩ Cáp Lãng giữ Tương Lam kỳ, sau khi phân phong đến hết đời Thanh, hậu duệ của ông đều là người Tương Lam kỳ.

Trịnh Thân vương

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự thừa kế Trịnh vương phủ. Số năm lần lượt là năm sinh, năm thừa tước, năm mất; in đậm là khoảng thời gian thụ tước:

  1. Trịnh Hiến Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng (濟爾哈朗)
    1599 - 1636 - 1655
  2. Giản Thuần Thân vương Tế Độ (濟度)
    1633 - 1657 - 1660
  3. Giản Huệ Thân vương Đức Tắc (德塞)
    1654 - 1661 - 1670
  4. Dĩ cách Giản Thân vương Lạt Bố (喇布), bị tội đoạt tước.
    1654 - 1670 - 1681
  5. Giản Tu Thân vương Nhã Bố (雅布)
    1658 - 1683 - 1701
  6. Dĩ cách Giản Thân vương Nhã Nhĩ Giang A (雅爾江阿), bị tội đoạt tước.
    1677 - 1703 - 1726 - 1732
  7. Dĩ cách Giản Thân vương Thần Bảo Trụ (神保住), bị tội đoạt tước.
    1696 - 1726 - 1748 - 1759
  8. Giản Nghi Thân vương Đức Phái (德沛)
    1688 - 1748 - 1752 (nhập kế đại tông, ông cố Phí Dương Vũ, ông nội Phó Lạt Tháp, cha Phúc Tồn đều truy phong Giản Thân vương)
  9. Giản Cần Thân vương Kỳ Thông A (奇通阿)
    1701 - 1752 - 1763 (nhập kế đại tông, ông nội Ba Nhĩ Kham, cha Ba Thái đều truy phong Giản Thân vương)
  10. Giản Khác Thân vương Phong Nột Hanh (豐訥亨)
    1723 - 1763 - 1775
  11. Trịnh Cung Thân vương Tích Cáp Nạp (積哈納)
    1758 - 1776 - 1794
  12. Trịnh Thận Thân vương Ô Nhĩ Cung A (烏爾恭阿)
    1778 - 1794 - 1846
  13. Dĩ cách Trịnh Thân vương Đoan Hoa (端华), bị tội đoạt tước.
    1807 - 1846 - 1861
  14. Bất nhập Bát phân Phụ quốc công Nhạc Linh (岳齡), bị tội đoạt tước.
    1849 - 1862 - 1864 - 1866
  15. Dĩ cách Trịnh Thân vương Thừa Chí (承志), bị tội đoạt tước.
    1843 - 1864 - 1871 - 1882
  16. Trịnh Thuận Thân vương Khánh Chí (慶至)
    1814 - 1871 - 1878
  17. Trịnh Khác Thân vương Khải Thái (凱泰)
    1871 - 1878 - 1900
  18. Trịnh Thân vương Chiêu Hú (照煦)
    1900 - 1902 - 1912 - 1950

Phả hệ Trịnh Thân vương

[sửa | sửa mã nguồn]
 
 
 
 
 
Quá kế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trịnh Hiến Thân vương
Tế Nhĩ Cáp Lãng
1599 - 1636 - 1655
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Truy phong
Giản Tĩnh Định Thân vương
Phí Dương Vũ
1605 - 1643
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Giản Thuần Thân vương
Tế Độ
1633 - 1657 - 1660
 
Truy phong
Giản Vũ Thân vương
Ba Nhĩ Kham
1637 - 1680
 
 
 
 
 
Truy phong
Giản Huệ Hiến Thân vương
Phó Lạt Tháp
1625 - 1676
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dĩ cách
Giản Thân vương
Lạt Bố
1654 - 1670 - 1681
 
Giản Huệ Thân vương
Đức Tắc
1654 - 1661 - 1670
 
Giản Tu Thân vương
Nhã Bố
1658 - 1683 - 1701
 
Truy phong
Giản Thân vương
Ba Tắc
1663 - 1731
 
 
 
 
 
Truy phong
Giản Thân vương
Phúc Tồn
1665 - 1700
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dĩ cách
Giản Thân vương
Nhã Nhĩ Giang A
1677 - 1703 - 1726 - 1732
 
Dĩ cách
Phụ quốc Tướng quân
A Trát Lan
1683 - 1717
 
Dĩ cách
Giản Thân vương
Thần Bảo Trụ
1696 - 1726 - 1748 - 1759
 
Giản Cần Thân vương
Kỳ Thông A
1701 - 1752 - 1763
 
 
 
 
 
Giản Nghi Thân vương
Đức Phái
1688 - 1748 - 1752
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đức Trùng
1714 - 1745
 
Giản Khác Thân vương
Phong Nột Hanh
1723 - 1763 - 1775
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Truy phong
Trịnh Thân vương
Kinh Nột Hanh
1743 - 1775
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quảng Hanh
1740 - 1769
 
Quảng Minh
1738 - 1806
 
Trịnh Cung Thân vương
Tích Cáp Nạp
1758 - 1776 - 1794
 
 
 
 
 
Truy phong
Trịnh Thân vương
Y Di Giang A
1775 - 1818
 
Truy phong
Trịnh Thân vương
Y Phong Ngạch
1770 - 1821
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hưng Niên
1777 - 1834
 
Trịnh Thận Thân vương
Ô Nhĩ Cung A
1778 - 1794 - 1846
 
Tam đẳng
Phụ quốc Tướng quân
Ái Nhân
1783 - 1827
 
Truy phong
Trịnh Thân vương
Tùng Đức
1800 - 1822
 
Truy phong
Trịnh Thân vương
Tây Lãng A
1798 - 1848
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dục Dương
1813 - 1861
 
Dĩ cách
Trịnh Thân vương
Đoan Hoa
1807 - 1846 - 1861
 
Dĩ cách Tam đẳng
Phụ quốc Tướng quân
Túc Thuận
1816 - 1861
 
Trịnh Thuận Thân vương
Khánh Chí
1814 - 1871 - 1878
 
Dĩ cách
Trịnh Thân vương
Thừa Chí
1843 - 1864 - 1871 - 1882
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bất nhập Bát phân
Phụ quốc công
Nhạc Linh
1849 - 1862 - 1864 - 1866
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trịnh Khác Thân vương
Khải Thái
1871 - 1878 - 1900
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trịnh Thân vương
Chiêu Hú
1900 - 1902 - 1950
 

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Thanh sử cảo”.
  • Trung Hoa thư cục. “Thanh thực lục”.
  • Mãn văn lão đương. 中国第一历史档案馆 译. Trung Hoa thư cục. 1980. ISBN 9787101005875.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  • Lý Trị Đình - 李治亭 (1997).   Ái Tân Giác La gia tộc Toàn thư Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
  • Đầu Điều Hào (头条号), Quất Huyền Nhã (橘玄雅). “Thanh Tông thất hệ liệt · Hòa Thạc Trịnh Thân vương”.
  • “Ái Tân Giác La Tông phổ - Tế Nhĩ Cáp Lãng chi hệ”.
  • Đỗ Gia Ký (2008). Luận bàn về Bát kỳ và Chính trị nhà Thanh. Nhà xuất bản Nhân dân. ISBN 9787010067537.
  • Lynn A. Struve (1998). Voices from the Ming-Qing Cataclysm: China in Tigers' Jaws. Yale University Press. ISBN 0-300-07553-7.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Bạn có thể nhắn tin với rất nhiều người trên mạng xã hội nhưng với những người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè lại trên thực tế lại nhận được rất ít những sự thấu hiểu thực sự của bạn
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Momonga's Red Orb Một trong những (World Item) Vật phẩm cấp độ thế giới mạnh mẽ nhất trong Đại Lăng Nazarick và là "lá át chủ bài" cuối cùng của Ainz .
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo