Chính Hồng kỳ

Chính Hồng kỳ

Chính Hồng kỳ (tiếng Mãn: ᡤᡠᠯᡠ
ᡶᡠᠯᡤᡳᠶᠠᠨ
ᡤᡡᠰᠠ
, Möllendorff: gulu fulgiyan gūsa, Abkai: gulu fulgiyan gvsa, tiếng Trung: 正紅旗; tiếng Anh: Plain Red Banner) là một kỳ của chế độ Bát Kỳ của Thanh triều và được quản lý bởi Kỳ chủ, lấy cờ sắc đỏ thuần mà gọi tên, cùng với Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ, Chính Lam kỳTương Lam kỳ xưng Hạ Ngũ kỳ, là Kỳ đứng đầu trong Hạ Ngũ kỳ.

Giản lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng những năm 1601, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dựa theo chế độ "Mãnh an mưu" của người Nữ Chân, quy định ra Biên chế cơ bản cho Bát kỳ, sau đó lại đặt ra 4 Kỳ phân biệt theo màu cờ hiệu là Hoàng (Suwayan), Bạch (Sanggiyan), Hồng (Fulgiyan), Lam (Lamun). Hồng kỳ được giao cho Đại Thiện - con trai thứ hai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Về sau, khi thống nhất hoàn toàn các bộ lạc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức tăng thêm bốn kỳ nữa. Các kỳ cũ được thêm danh xưng Chính (Gulu, không có viền), còn các kỳ mới có thêm màu viền trên cờ hiệu là có thêm danh xưng Tương (Kubuhe, có viền), gọi là Tương Hoàng kỳ, Tương Lam kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ. Đại Thiện tiếp tục nắm giữ hai Hồng kỳ.

Cuối những năm Thiên Mệnh, bởi vì xích mích không thể hòa giải giữa Đại Thiện và 2 con trai Nhạc Thác Thạc Thác, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cực kỳ phẫn nộ, đã đem Tương Hồng kỳ giao cho Nhạc Thác để giảm đi thế lực của Đại Thiện, đồng thời lệnh cho hai anh em phân nhà với Đại Thiện. Từ đây cho đến khi nhà Thanh sụp đổ, Chính Hồng kỳ vẫn do Lễ vương phủ - hậu duệ của Đại Thiện nắm giữ. Hai Hồng kỳ có thể xem là ít biến động nhất trong Bát kỳ, bởi Đại Thiện vốn là đích tử của Nỗ Nhĩ Cáp Xích do nguyên phối sinh ra, sau khi Chử Anh mất đi tư cách kế vị bị bức tử, Đại Thiện trở thành người có bối phận cao nhất trong các dòng Tông thất trực hệ Hoàng Đế, bối phận vốn dĩ cao hơn cả Hoàng Thái CựcĐa Nhĩ Cổn nên cả hai đều không công khai động đến hai Hồng kỳ.

Thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính Hồng kỳ
Binh lực Tổng nhân khẩu Kỳ chủ Lĩnh chủ
74 Tá lĩnh, binh lực ước chừng 38,000 tả hữu Khoảng 245,000 Lễ Thân vương Thuận Thừa Quận vương

Danh nhân thuộc Chính Hồng kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mãn Châu

Mông Cổ

Hán Quân

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kim Thụ Thân (1999). Bắc Kinh thông. Nhà xuất bản Văn nghệ quần chúng. ISBN 9787800946578.
  • “Bát kỳ Sử thoại”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
[RADIO NHUỴ HY] Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
[Review Sách] Quân Vương
[Review Sách] Quân Vương
Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen