Chính phủ Croatia

Chính phủ Cộng hòa Croatia
Vlada Republike Hrvatske (tiếng Croatia)
Tập tin:Croatian Government logo.png
Tổng quan Chính phủ
Thành lập30 tháng 5 năm 1990; 34 năm trước (1990-05-30)
Nhà nướcCộng hòa Croatia
Lãnh đạoThủ tướng
Tổ chức chínhQuốc hội Croatia
Bộ trưởng18 (2024)
Trụ sởPhủ Phó vương
2 Quảng trường Thánh Máccô, Zagreb, Croatia
Websitewww.vlada.gov.hr

Chính phủ Croatia (tiếng Croatia: Vlada Hrvatske hoặc hrvatska Vlada), chính thức là Chính phủ Cộng hòa Croatia (Vlada Republike Hrvatske), là nhánh hành pháp của chính phủ Croatia. Chính phủ được chủ tịch Chính phủ (predsjednik Vlade) lãnh đạo, thường được gọi tắt là thủ tướng (premijer). Thủ tướng được tổng thống Croatia đề cử trong số ứng cử viên có sự ủng hộ đa số trong Quốc hội Croatia (Sabor) để Quốc hội bầu. Chính phủ có 20 thành viên khác, bao gồm phó thủ tướng, bộ trưởng và phó thủ tướng kiêm nhiệm bộ trưởng do thủ tướng bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn. Chính phủ Croatia thực hiện quyền hành pháp theo Hiến pháp Croatia và luật của Quốc hội Croatia. Chính phủ đương nhiệm được Thủ tướng Andrej Plenković lãnh đạo.

Sau Hiệp định Croatia-Hungary năm 1868, Vương quốc Croatia-Slavonia, chính thức được gọi là Chính phủ Hoàng gia Croatia-Slovenia-Dalmatia (Zemaljska vlada hoặc Kraljevska hrvatsko-slavonsko-dalmatinska zemaljska vlada), được thành lập, do một phó vương do triều đình bổ nhiệm đứng đầu. Chính phủ này tồn tại cho đến khi Đế quốc Áo-Hung tan rã và Vương quốc Nam Tư được thành lập vào năm 1918. Năm 1939, Tỉnh Croatia được thành lập, do một tỉnh trưởng được triều đình bổ nhiệm đứng đầu, nhưng Croatia không có một chính phủ thực quyền trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1943, Hội đồng Nhà nước chống phát xít Giải phóng dân tộc Croatia (ZAVNOH) thành lập một ủy ban chấp hành như một chính phủ lâm thời. Trong Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, Croatia có chính quyền riêng (từ năm 1953 đến năm 1990 được gọi là Hội đồng Chấp hành, do Quốc hội bầu) với quyền hạn hạn chế (không được quyết định các vấn đề quốc phòng và đối ngoại, giống như những nhà nước Croatia trước đó). Sau cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng đầu tiên vào năm 1990, Hiến pháp Croatia hiện hành được ban hành, chính thức thành lập chính phủ hiện tại. Stjepan Mesić là thủ tướng đầu tiên của một chính phủ Croatia phi cộng sản (thuộc Nam Tư), trong khi Josip Manolić là thủ tướng đầu tiên của một nhà nước Croatia độc lập. Từ sau thời kỳ cộng sản, Croatia đã có mười bốn chính phủ do mười hai thủ tướng lãnh đạo: chín chính phủ của Liên minh Dân chủ Croatia, ba của Đảng Dân chủ Xã hội Croatia, một của một thủ tướng không đảng phái và một chính phủ liên hiệp quốc gia (được thành lập trong cao trào của Chiến tranh giành độc lập Croatia).

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]
Phủ Phó vương, trụ sở Chính phủ Cộng hòa Croatia
Phòng họp Phó vương Jelačić là phòng họp chính cho các cuộc họp song phương tại Phủ Phó vương

Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của Croatia Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, hiện có bốn phó thủ tướng kiêm nhiệm bộ trưởng (do Quốc hội Croatia bầu ra). 16 bộ trưởng khác do thủ tướng bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Quốc hội (theo quá nửa tổng số thành viên). Mỗi bộ trưởng đứng đầu một bộ như bộ ngoại giao. Thủ tướng và các phó thủ tướng tạo thành nội các, có nhiệm vụ phối hợp, giám sát công việc của các bộ trưởng thay mặt cho thủ tướng; nội các cũng chuẩn bị tài liệu cho các phiên họp của toàn thể chính phủ (bao gồm nội các và 16 bộ trưởng còn lại). Phó thủ tướng thứ nhất giữ quyền thủ tướng khi thủ tướng không làm việc được hoặc vắng mặt.[1] Quốc vụ khanh (tiếng Croatia: državni tajnici) là cấp phó của bộ trưởng, đóng vai trò là thứ trưởng, được chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước bộ trưởng. Nhiệm kỳ của quốc vụ khanh theo nhiệm kỳ của bộ trưởng. Mỗi bộ có ít nhất một quốc vụ khanh. Quốc vụ khanh chỉ được tham dự các phiên họp của chính phủ trong những trường hợp đặc biệt. Quốc vụ khanh cũng là người đứng đầu Văn phòng Nhà nước Trung ương (xem bên dưới).

Chính phủ có quyền trình dự luật và dự toán ngân sách nhà nước trước Quốc hội, thi hành pháp luật và chính sách đối nội, đối ngoại của Croatia. Trụ sở chính thức của chính phủ là Phủ Phó vương tại Zagreb.[2] Nội các thường họp tại Phủ Phó vương nhưng đôi khi các phiên họp được tổ chức ở nơi khác.[3]

Chính phủ thực hiện quyền hành pháp theo Hiến pháp Croatia và pháp luật. Cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động và ra quyết định của chính phủ được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ Cộng hòa Croatia năm 2011 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016) và Quy chế làm việc của Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2015). Hiến pháp quy định chính phủ có quyền trình dự luật, những văn bản khác và dự toán ngân sách nhà nước trước Quốc hội, báo cáo về tình hình tài chính, ban hành văn bản để thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, quyết định chính sách đối nội và đối ngoại, chỉ đạo và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, chỉ đạo hoạt động và xây dựng ngành công vụ và thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Chính phủ cũng ban hành quy định, văn bản hành chính và bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của chính phủ. Chính phủ phân xử trong trường hợp xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan chính phủ, trả lời chất vấn của thành viên Quốc hội,[4] chuẩn bị dự luật, những quy định khác, cho ý kiến về luật, những quy định khác và ban hành chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Croatia.[5][6]

Building in formal style behind scattered trees
Trụ sở Bộ Ngoại giao Croatia

Chính phủ quản lý tài sản nhà nước của Croatia trừ phi có quy định khác. Chính phủ có thể thành lập các công ty do nhà nước Croatia sở hữu một phần hoặc toàn bộ để quản lý tài sản nhà nước thay mặt chính phủ. Chính phủ bổ nhiệm và quyết định mức lương của những thành viên ban kiểm soát, ban giám đốc doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ có các cơ quan, tổng cục, cục, văn phòng, chẳng hạn như Văn phòng Lập pháp, Văn phòng Quyền con người và Quyền của các Dân tộc thiểu số, Vụ Quan hệ công chúng, theo Luật Chính phủ năm 2011 và các ủy ban để giải quyết công việc hành chính. Nhiều cơ quan chính phủ có thể thành lập cơ quan chung.[5] Chính phủ thành lập những cơ quan khác để hỗ trợ chính phủ thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, ví dụ như Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Croatia, có nhiệm vụ tài trợ cho việc tái thiết và phát triển nền kinh tế của Croatia.[7]

Cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các thành phố, thị trấn và hạt của Croatia. Cấp chính quyền địa phương ở hạt có một Văn phòng Quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp và Hành chính công.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Một thành viên chính phủ hoặc toàn thể chính phủ bị bãi nhiệm khi bị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm theo quá nửa tổng số thành viên Quốc hội. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm khi có yêu cầu của ít nhất một phần năm số thành viên Quốc hội hoặc của thủ tướng. Thủ tướng và những thành viên chính phủ khác chịu trách nhiệm tập thể về quyết định của chính phủ và chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực công tác của mình. Thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm và phải được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm theo quá nửa tổng số thành viên Quốc hội, nên quyết định bổ nhiệm phải được chủ tịch Quốc hội tiếp ký. Thành viên chính phủ do thủ tướng bổ nhiệm và phải được Quốc hội phê chuẩn (quyết định bổ nhiệm cũng phải được chủ tịch Quốc hội tiếp ký). Quy chế làm việc và văn bản do chính phủ ban hành phải được công bố trên Narodne novine, là công báo của Croatia.[5][6]

Các cơ quan của Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ họp công khai. Chính phủ quyết định họp kín một phần hoặc toàn bộ phiên họp. Thủ tướng có thể phân công cho một phó thủ tướng làm đại diện của thủ tướng và đảm nhiệm những nhiệm vụ của thủ tướng. Phiên họp chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất quá nửa tổng số thành viên chính phủ dự họp. Chính phủ quyết định theo đa số. Trong trường hợp sửa đổi hiến pháp, hợp nhất với quốc gia khác, chuyển giao chủ quyền cho liên minh siêu quốc gia, thay đổi biên giới, giải tán Quốc hội hoặc quyết định trưng cầu ý dân thì phải có ít nhất hai phần ba số thành viên chính phủ biểu quyết tán thành.[5]

Nội các chính phủ (gồm thủ tướng và các phó thủ tướng) giám sát, thảo luận về hoạt động của chính phủ và có thể tổ chức thảo luận sơ bộ về những công việc do chính phủ thực hiện. Nội các chính phủ giữ quyền chính phủ trong trường hợp khẩn cấp khi chính phủ không họp được. Quyết định của nội các chính phủ phải được phê chuẩn tại phiên họp chính phủ tiếp theo. Chánh văn phòng Chính phủ phối hợp hoạt động của các cơ quan, văn phòng trực thuộc chính phủ.[5]

Nội các đương nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ Bộ trưởng Nhậm chức Đảng
Văn phòng Thủ tướng
Thủ tướng Andrej Plenković 17 tháng 5 năm 2024 Liên minh Dân chủ Croatia
Phó Thủ tướng
Bộ Nông nghiệp Josip Dabro 17 tháng 5 năm 2024 Phong trào Tổ quốc
Bộ Xây dựng, Quy hoạch không gian và Tài sản nhà nước Branko Bačić Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Cựu chiến binh Croatia Tomo Medved Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Quốc phòng Ivan Anušić Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Tài chính Marko Primorac Độc lập(Liên minh Dân chủ Croatia)
Bộ Nội vụ Davor Božinović Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Hàng hải, Giao thông và Cơ sở hạ tầng Oleg Butković Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ trưởng
Bộ Văn hóa và Truyền thông Nina Obuljen Koržinek 17 tháng 5 năm 2024 Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Dân số và Nhập cư Ivan Šipić Phong trào Tổ quốc
Bộ Kinh tế Ante Šušnjar Phong trào Tổ quốc
Bộ Bảo vệ môi trường và Chuyển đổi xanh Marija Vučković Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Ngoại giao và châu Âu Gordan Grlić-Radman Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Y tế Vili Beroš Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Tư pháp và Hành chính công Damir Habijan Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Lao động và Chế độ hưu trí, Chính sách gia đình và xã hội Marin Piletić Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Phát triển khu vực và Quỹ Liên minh châu Âu Šime Erlić Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Khoa học và Giáo dục Radovan Fuchs Liên minh Dân chủ Croatia
Bộ Du lịch và Thể thao Tonči Glavina Liên minh Dân chủ Croatia
Nguồn:[43]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Group of people in formal garb, including swords
Phó vương Pavao Rauch ở Quảng trường Thánh Máccô tại Zagreb, đằng sau là Phủ Phó vương

Hội đồng Hoàng gia Croatia (1767–79) là cơ quan trung ương quản lý các vấn đề kinh tế, chính trị và quân sự tại Vương quốc Croatia, do Maria Theresa của Áo bổ nhiệm.[44] Hội đồng Phó vương (tiếng Croatia: Bansko vijeće) (1848 – 1850) là cơ quan hành chính đầu tiên được thành lập tại Croatia, hoạt động như chính quyền của Croatia (và Slavonia) trong Đế quốc Áo, sau này là Chính phủ Phó vương (1850–1854), Quận úy Croatia và Slavonia (1854–1861) và Hội đồng Quận úy (1861–1868) tại Zagreb (với Phủ Quận úy Croatia-Slavonia-Dalmatian tại Viên, 1862–1868).[45]

Sau Thỏa hiệp Áo-Hung năm 1867 và Hiệp định Croatia-Hungary năm 1868, Vương quốc Croatia-Slavonia được thành lập, chính thức được gọi là Chính phủ Hoàng gia Croatia-Slavonia-Dalmatia (tiếng Croatia: Zemaljska vlada hoặc Kraljevska hrvatsko-slavonsko-dalmatinska zemaljska vlada), do một phó vương đứng đầu. Levin Rauch được bổ nhiệm làm phó vương đầu tiên của Vương quốc Croatia-Slavonia.[46][47] Vương quốc Croatia-Slavonia tồn tại cho đến khi Đế quốc Áo-Hung tan rã và Vương quốc Nam Tư được thành lập vào năm 1918. Vương quốc Croatia-Slavonia tổng cộng có 15 phó vương.[48] Chính phủ Hoàng gia Croatia-Slavonia-Dalmatia không phải là chính phủ đại nghị vì các bộ trưởng và phó vương không phải do Quốc hội Croatia bổ nhiệm, phê chuẩn mà là triều đình Hungary-Croatia tại Budapest.

Trong Vương quốc Nam Tư, Thỏa thuận Cvetković–Maček năm 1939 thành lập Tỉnh Croatia như một lãnh thổ tự trị của Nam Tư. Ivan Šubašić được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Croatia, đứng đầu chính quyền tỉnh (tiếng Croatia: Banska vlast).[49] Tuy nhiên, Croatia vẫn không có một chính phủ thực quyền trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.[50]

Hoàng đế Franz Joseph I của Áo thăm Croatia, đằng sau là Phủ Phó vương, năm 1895.

Tháng 6 năm 1943, Hội đồng Nhà nước chống phát xít Giải phóng dân tộc Croatia (ZAVNOH) thành lập một ủy ban chấp hành gồm 11 như chính phủ lâm thời của Croatia.[51] Chính phủ đầu tiên của Nhà nước Liên bang Croatia (do Vladimir Bakarić lãnh đạo) được thành lập tại phiên họp bất thường của Đoàn Chủ tịch ZAVNOH vào ngày 14 tháng 4 năm 1945 tại Split.

Trong thời kỳ thuộc Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, Cộng hòa Nhân dân Croatia, từ năm 1963 trở đi là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia, có chính quyền riêng (bị hạn chế thẩm quyền, không được quyết định các vấn đề quốc phòng và đối ngoại). Chính quyền được Quốc hội bầu và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nhà nước Croatia cộng sản tổng cộng có 14 chính phủ. Từ năm 1953 đến năm 1990, chính phủ được gọi là Hội đồng Chấp hành Quốc hội (tiếng Croatia: Izvršno vijeće Sabora).[52]

Sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1990, Hiến pháp Croatia hiện hành được ban hành, chính thức thành lập nhà nước Croatia hiện tại. Ngày 30 tháng 5 năm 1990, Stjepan Mesić trở thành người đầu tiên giữ chức thủ tướng Croatia. Ngày 8 tháng 10 năm 1991, Franjo Gregurić trở thành thủ tướng đầu tiên của Croatia độc lập sau khi tuyên bố độc lập có hiệu lực.[53][54]

Danh sách chính phủ Croatia

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng đầu tiên vào ngày 30 tháng 5 năm 1990 sau 45 năm Liên minh Cộng sản Croatia cầm quyền, Croatia đã có tổng cộng mười bốn chính phủ do mười hai thủ tướng khác nhau đứng đầu. Chính phủ đầu tiên được Liên minh Dân chủ Croatia thành lập, do Thủ tướng Stjepan Mesić đứng đầu, ông sau này trở thành tổng thống. Liên minh Dân chủ Croatia lãnh đạo bảy chính phủ khác của Croatia. Ba chính phủ được Đảng Dân chủ Xã hội Croatia thành lập, và một chính phủ là chính phủ liên hiệp quốc gia được thành lập trong cao trào của Chiến tranh giành độc lập Croatia, nắm quyền từ tháng 7 năm 1991 đến tháng 8 năm 1992, do Thủ tướng Franjo Gregurić lãnh đạo.[53]

Nhậm chức Thủ tướng Đảng cầm quyền Nội các
30 tháng 5 năm 1990 Stjepan Mesić Liên minh Dân chủ Croatia Nội các Stjepan Mesić
24 tháng 8 năm 1990 Josip Manolić Nội các Josip Manolić
17 tháng 7 năm 1991 Franjo Gregurić Chính phủ liên hiệp quốc gia Nội các Franjo Gregurić
12 tháng 8 năm 1992 Hrvoje Šarinić Liên minh Dân chủ Croatia Nội các Hrvoje Šarinić
3 tháng 4 năm 1993 Nikica Valentić Nội các Nikica Valentić
7 tháng 11 năm 1995 Zlatko Mateša Nội các Zlatko Mateša
27 tháng 1 năm 2000 Ivica Račan Đảng Dân chủ Xã hội Croatia Nội các Ivica Račan I
30 tháng 7 năm 2002 Nội các Ivica Račan II
23 tháng 12 năm 2003 Ivo Sanader Liên minh Dân chủ Croatia Nội các Ivo Sanader I
12 tháng 1 năm 2008 Nội các Ivo Sanader II
6 tháng 7 năm 2009 Jadranka Kosor Nội các Jadranka Kosor
23 tháng 12 năm 2011 Zoran Milanović Đản Dân chủ Xã hội Croatia Nội các Zoran Milanović
22 tháng 1 năm 2016 Tihomir Orešković Liên minh Dân chủ Croatia Nội các Tihomir Orešković
19 tháng 10 năm 2016 Andrej Plenković Nội các Andrej Plenković I
23 tháng 7 năm 2020 Nội các Andrej Plenković II
17 tháng 5 năm 2024 Nội các Andrej Plenković III
Nguồn: Chính phủ Croatia;[53] HIDRA.[55]
  • Bầu cử tại Croatia
  1. ^ These are supporting offices of (services for) the cabinet; each is run by a Head of the Office (Director).
  2. ^ These support the central government as a whole in terms of strategy coordination and infrastructure; each is headed by a State Secretary.
  3. ^ In general, these supervise other government bodies such as the Public Sector Bodies (below); each is headed by a Director of the Office/Bureau/Directorate.
  4. ^ These are public sector organisations established for various tasks.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Zakon o Vladi Republike Hrvatske” [Government of the Republic of Croatia Act]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). 22 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ “Political Structure”. Croatian Government. 6 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ Tamara Opačak-Klobučar (28 tháng 7 năm 2011). “Unatoč nezadovoljstvu SDP-a, Jakovčić će sutra potpisati projekt” [Despite dissatisfaction of the SDP, Jakovčić signs the project tomorrow]. Večernji list (bằng tiếng Croatia). Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ Suzana Barilar; Nikola Sever-Šeni (18 tháng 1 năm 2012). “Početak prve sjednice novog saziva Sabora obilježio je sukob HDSSB-a i SDSS-a” [Start of the first session of new Sabor assembly marked by clash of HDSSB and SDSS]. Jutarnji list (bằng tiếng Croatia). Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ a b c d e “Zakon o Vladi Republike Hrvatske” [Government of the Republic of Croatia Act]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). 22 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ a b “Ustav Republike Hrvatske” [Constitution of the Republic of Croatia]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). 9 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ “About HBOR”. Croatian Bank for Reconstruction and Development. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  8. ^ “Uredi Vlade” [Government Offices] (bằng tiếng Croatia). Croatian Government. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  9. ^ “Uredba o Uredu predsjednika Vlade Republike Hrvatske” [Regulation on Office of the President of the Government of the Republic of Croatia]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). 6 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  10. ^ “Ured za razminiranje” [Office for Demining] (bằng tiếng Croatia). Croatian Government. 10 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  11. ^ “Državni uredi” [Central State Administrative Offices] (bằng tiếng Croatia). Croatian Government. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  12. ^ “Državne upravne organizacije” [State Administration Bodies] (bằng tiếng Croatia). Croatian Government. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  13. ^ a b “Zakon o sustavu državne uprave” [State Administration System Act]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). 22 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  14. ^ “About us”. Central Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  15. ^ “Osnivanje zavoda” [Founding of the Office] (bằng tiếng Croatia). State Office for Radiological and Nuclear Safety. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2011.
  16. ^ “State Office for Metrology”. State Office for Metrology. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  17. ^ “SIPO Croatia”. State Intellectual Property Office. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  18. ^ “About us”. Meteorological and Hydrological Service. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  19. ^ “About us”. National Protection and Rescue Directorate. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  20. ^ “O nama” [About us] (bằng tiếng Croatia). State Geodetic Directorate. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  21. ^ “Javni sektor” [Public Sector] (bằng tiếng Croatia). Croatian Government. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  22. ^ “O SKDD-u” [About the CDCC] (bằng tiếng Croatia). Central Depository & Clearing Company. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  23. ^ “About us”. Central Finance and Contracting Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  24. ^ “About Regos”. Central Registry of Insured Persons. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  25. ^ “Osnivanje i djelokrug poslova” [Founding and scope of operations] (bằng tiếng Croatia). Croatian Institute for Health Insurance. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  26. ^ “Priority functions of CES”. Croatian Employment Service. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  27. ^ “Croatian Standards Institute”. Croatian Standards Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  28. ^ “O nama” [About us] (bằng tiếng Croatia). Croatian Pension Insurance Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  29. ^ “Vision & Mission”. Hydrographic Institute of the Republic of Croatia. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.[liên kết hỏng]
  30. ^ “Mine action in Croatia”. Croatian Mine Action Centre. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  31. ^ “About us”. Croatian Accreditation Agency. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  32. ^ “About CARNet”. Croatian Academic and Research Network. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  33. ^ “Zakon o hrvatskoj agenciji za nadzor financijskih usluga” [Croatian Financial Services Supervisory Agency Act]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). 28 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  34. ^ “Mission, Vision”. Croatian Agency for Small Business. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  35. ^ “Djelatnost Fonda” [Activities of the Fund] (bằng tiếng Croatia). Fund for the Compensation of Expropriated Property. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  36. ^ “About us”. Financial Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  37. ^ “Deposit Insurance and Bank Relation Sector”. State Agency for Deposit Insurance and Bank Rehabilitation. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  38. ^ “Human Rights Center”. State Agency for Deposit Insurance and Bank Rehabilitation. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  39. ^ “Mission”. Croatian Competition Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  40. ^ “About the Agency”. Personal Data Protection Agency. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.[liên kết hỏng]
  41. ^ “Djelatnost APN-a” [Activities of the Agency] (bằng tiếng Croatia). Agency for Transactions and Mediation in Immovable Properties. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  42. ^ “Scope of authorities and responsibilities”. State Audit Office. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.[liên kết hỏng]
  43. ^ “Vlada Republike Hrvatske - Članovi Vlade”. vlada.gov.hr. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2024.
  44. ^ Goldstein, Ivo (1999.) Croatia: A History. McGill-Queen's Press - MQUP, p. 52
  45. ^ Rajka Bućin (tháng 12 năm 2008). “Pisarnica i sustav uredskog poslovanja Banskog vijeća (1848.-1850)” [Registry and Record-Keeping System of the Ban's Council (1848–1850)]. Arhivski vjesnik (bằng tiếng Croatia). Croatian State Archives. 51 (51): 25–55. ISSN 0570-9008. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2011.
  46. ^ Ladislav Heka (tháng 10 năm 2008). “Hrvatsko-ugarski odnosi od sredinjega vijeka do nagodbe iz 1868. s posebnim osvrtom na pitanja Slavonije” [Croatian-Hungarian relations from the Middle Ages to the Compromise of 1868, with a special survey of the Slavonian issue]. Scrinia Slavonica (bằng tiếng Croatia). Hrvatski institut za povijest – Podružnica za povijest Slavonije, Srijema i Baranje. 8 (1): 152–173. ISSN 1332-4853. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2011.
  47. ^ Branko Dubravica (tháng 1 năm 2002). “Političko-teritorijalna podjela i opseg civilne Hrvatske u godinama sjedinjenja s vojnom Hrvatskom 1871.-1886” [Political and Territorial Division and Extent of Civilian Croatia in Years of Unification with the Military Croatia 1871–1886]. Politička Misao (bằng tiếng Croatia). University of Zagreb, Faculty of Political Sciences. 38 (3): 159–172. ISSN 0032-3241. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2011.
  48. ^ Spencer Tucker; Priscilla Mary Roberts (2005). World War I: encyclopedia, Volume 1. ABC-CLIO. tr. 1286. ISBN 978-1-85109-420-2. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
  49. ^ Matjaž Klemenčič; Mitja Žagar (2004). The former Yugoslavia's diverse peoples: a reference sourcebook. ABC-CLIO. tr. 121–123. ISBN 978-1-57607-294-3. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2011.
  50. ^ “Jugoslavija: unitarna država ili federacija povijesne težnje srpskoga i hrvatskog naroda – jedan od uzroka raspada Jugoslavije” [Yugoslavia: A Unitary State or Federation – Historical Aspirations of Serbs and Croats – One of the Causes of the Dissolution of Yugoslavia]. Zbornik radova Pravnog fakulteta u Splitu (bằng tiếng Croatia). University of Split, Faculty of Law. 46 (2): 287–314. tháng 6 năm 2009. ISSN 0584-9063. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2011.
  51. ^ Josipa Bosiljka Paver (tháng 11 năm 1989). “O arhivskoj građi ZAVNOH-a u Arhivu Hrvatske” [On Archive Materials on the ZAVNOH in the Archives of Croatia]. Arhivski vjesnik (bằng tiếng Croatia). Croatian State Archives (33): 87–92. ISSN 0570-9008. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2011.
  52. ^ Budislav Vukas, ml. (tháng 12 năm 2006). “Prijedlozi i nacrti konfederalizacije Jugoslavije 1990./91. – posljednji pokušaji "spašavanja" zajedničke države” [Proposals and Drafts for Confederalisation of Yugoslavia in 1990/1991 – the Last Attempts to Salvage the Common State]. Zbornik Pravnog fakulteta Sveučilišta u Rijeci (bằng tiếng Croatia). University of Rijeka, Faculty of Law. 27 (2): 761–803. ISSN 1330-349X.
  53. ^ a b c “Prethodne vlade RH” [Previous governments of the Republic of Croatia] (bằng tiếng Croatia). Croatian Government. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2011.
  54. ^ “Ceremonial session of the Croatian Parliament on the occasion of the Day of Independence of the Republic of Croatia”. Official web site of the Croatian Parliament. Sabor. 7 tháng 10 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2012.
  55. ^ “Kronologija Vlade” [Chronology of the Government] (bằng tiếng Croatia). Croatian Information-Documentation and Referral Agency – HIDRA. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Honkai: Star Rail - Hướng dẫn build Luocha
Honkai: Star Rail - Hướng dẫn build Luocha
Luocha loại bỏ một hiệu ứng buff của kẻ địch và gây cho tất cả kẻ địch Sát Thương Số Ảo tương đương 80% Tấn Công của Luocha
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Tìm hiểu những cổ ngữ được ẩn dấu dưới Vực Đá Sâu
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Giữa tâm bão dịch bệnh corona, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố