Chúa Con (chữ Anh: God the Son, chữ Hi Lạp: Θεὸς ὁ υἱός, chữ La-tinh: Deus Filius, chữ Hebrew: האל הבן), hoặc gọi Thánh Tử, là thân vị thứ hai của Ba Ngôi Đức Chúa Trời trong thần học Cơ Đốc giáo,[1] nói cách khác "Chúa Giê-xu là Con độc sinh của Đức Chúa Trời"[2]. Trong truyền thống thần học Cơ Đốc giáo, đã xác định Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh đồng là Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Tin lành Giăng chương 3 câu 16 chép rằng: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." Trong Tin lành Lu-ca chương 20 câu 9-19, lấy câu chuyện ngụ ngôn về con trai yêu dấu của một chủ vườn nho để hình dung cuộc hội ngộ của Chúa Con trên thế gian.
Một phần trong loạt bài về |
Kitô giáo |
---|
Chủ đề Cơ Đốc giáo |
Theo giáo lí Cơ Đốc giáo, Chúa Con, dưới hình thức Chúa Jesus Christ, là Ngôi Lời trở nên xác thịt, Đấng Cứu chuộc tiền hữu, vì Ngài mà vạn vật được tạo ra.[3] Mặc dù thuật ngữ chính xác "Chúa Con" không xuất hiện trong Thánh kinh, nhưng nó được sử dụng như một chỉ danh thần học để diễn đạt sự hiểu biết về Chúa Jesus là một thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, khác biệt nhưng đồng bản chất với Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh (thân vị thứ nhất và thứ ba của Thiên Chúa Ba Ngôi).
Tại Giáo hội nghị Chalcedon vào năm 451, Chúa Con được khẳng định là vừa có nhân tính vừa có thần tính, hai căn tính này không hề tách rời mà là một thực thể duy nhất. Ngoài ra, nhân tính của Chúa Con bắt nguồn từ trinh nữ Mary, vì nguyên do đó nên Mary được gọi là mẹ Thiên Chúa, nghĩa là mẹ trần gian của Chúa Jesus. Người ta tin rằng Chúa Jesus Christ, với tư cách là Chúa Con, đã đến thế gian trong thân xác.
Mặc dù thuật ngữ "Chúa Con" không xuất hiện trong Thánh kinh,[4][5] nhưng có mặt trong các tài liệu Cơ Đốc giáo sau này.[6] Do lỗi sao chép, thuật ngữ này đã được sử dụng trong bản sao thời trung cổ MS No.1985, và trong Ga-la-ti 2:20, "Chúa Con" đã được thay đổi thành "Con Đức Chúa Trời".[7]
Trong tiếng Anh, thuật ngữ đó xuất phát từ cách sử dụng La-tinh, được tìm thấy trong Bài Tín điều Athanasius và các văn bản khác trong Hội Thánh đầu tiên. Trong tiếng Hi Lạp, "Chúa Con" được viết là ho Theos ho huios (ὁ Θεός ὁ υἱός), có sự khác nhau với ho huios tou Theou (ὁ υἱός τοῦ Θεοῦ), nghĩa là "Con Đức Chúa Trời". Trong tiếng La-tinh, "Chúa Con" là Deus Filius. Thuật ngữ này xuất hiện trong Bài Tín điều Athanasius: "... không phải có ba Đấng Toàn năng mà chỉ có một Đấng Toàn năng. Như vậy Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời; Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời; Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời..." (Et tamen non tres omnipotentes, sed unus omnipotens. Ita Deus Pater, Deus Filius, Deus [et] Spiritus Sanctus), đã phân biệt Chúa Con (Deus Filius) với Con Đức Chúa Trời (filius Dei).[8]
Thuật ngữ "Chúa Con" (Deus Filius) được sử dụng trong Bài Tín điều Athanasius với công thức như sau:[9]
Như vậy Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời; Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời; Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, không có ba Đức Chúa Trời, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời. Như vậy Chúa Cha là Chúa; Chúa Con là Chúa; Chúa Thánh Linh là Chúa: Tuy nhiên không phải có ba Chúa mà chỉ có một Chúa. Ita Deus Pater, Deus Filius, Deus [et] Spiritus Sanctus. Et tamen non tres dii, sed unus est Deus. Ita Dominus Pater, Dominus Filius, Dominus [et] Spiritus Sanctus. Et tamen non tres Domini, sed unus [est] Dominus.
Thuật ngữ đó cũng được thánh Augustine thành Hippo sử dụng trong tác phẩm "Về Chúa Ba Ngôi," ví dụ như trong cuộc thảo luận về sự vâng phục của Con đối với Đức Chúa Cha: "Đức Chúa Con vâng phục Đức Chúa Cha" (deo patri deus filius obediens).[10] Trong Bài giảng 90 về Tân Ước, ông nói: "Hãy giữ vững điều này như một chân lí vững chắc, nếu bạn muốn tiếp tục là người Công giáo, rằng Đức Chúa Cha sinh ra Đức Chúa Con mà không có thời gian, Ngài đã tạo ra Hài Nhi từ một trinh nữ trong thời gian."[11]
Bài Tín điều Augsburg (1530) đã chấp nhận thuật ngữ "Chúa Con" với cụm từ "Gott der Sohn".[12]
Linh mục Jacques Forget (1910) trong bài viết "Thánh Thần" ghi nhận rằng: "Trong số các nhà biện hộ, thánh Athenagoras thành Athens nhắc đến Thánh Thần cùng với Cha và Con ở cùng một cấp độ như nhau. 'Ai mà không thấy ngạc nhiên chứ', ông nói (A Plea for the Christians 10), 'khi nghe chúng tôi được gọi là những kẻ vô thần, chúng tôi là những người tuyên xưng Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Thần, và coi họ là một trong quyền năng và khác nhau về thứ tự.' "[13]
"Con Đức Chúa Trời" được dùng để chỉ về Chúa Giê-xu trong Tin lành Mác ngay từ đầu ở chương 1 câu 1 và phần cuối ở chương 15 câu 39. Max Botner - giảng viên đồng thời là nhà nghiên cứu, đã viết: "Thật vậy, nếu Mác 1:1 trình bày 'sự hiểu biết chuẩn mực' về tính danh của Chúa Giê-xu, thì điều đó tạo ra sự khác biệt lớn về nội dung của văn bản."[14]
"Đạo" hay "Ngôi Lời" được đề cập trong Tin lành Giăng 1:1, "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở với Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời.", thường được giải thích, đặc biệt bởi những người tin vào thuyết Ba Ngôi, để xác định Đức Chúa Giê-xu tiền hữu cùng với Ngôi Lời.
Câu kinh I Giăng 5:7 (bản NKJ) bao gồm Con trong công thức "Vì có ba làm chứng: Đức Chúa Cha, Ngôi Lời và Đức Thánh Linh; ba ấy hiệp một."[15]
Cơ Đốc nhân tin rằng Chúa Giê-xu là Con Một của Đức Chúa Trời (Giăng 3:16).[16] Chúa Giê-xu tự xác định mình trong các văn bản của Tân Ước. "Đức Chúa Jêsus đáp rằng, 'Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta.' " (Giăng 8:58),[17] một số người theo thuyết Ba Ngôi tin rằng đó là một tham chiếu đến Moses trong cuộc tương tác của ông với Đức Chúa Trời tiền hữu trong Cựu Ước". "Đức Chúa Trời phán với Môi-se: 'Ta là Đấng Tự hữu Hằng hữu'. Ngài lại phán: 'Hãy nói với dân Y-sơ-ra-ên rằng: "Đấng Tự hữu đã sai tôi đến với anh em." ' (Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14)[18]
Một biến thể bản thảo trong Giăng 1:18 (Θεὸν οὐδεὶς ἑώρακεν πώποτε· μονογενὴς Θεὸς ὁ ὢν εἰς τὸν κόλπον τοῦ Πατρὸς, ἐκεῖνος ἐξηγήσατο) đã dẫn đến các bản dịch bao gồm "Đức Chúa Trời Một và Chỉ Một" (bản NIV, 1984), chỉ về Chúa Con.[19]
Việc sử dụng thuật ngữ đó trong thần học muộn (so sánh với tiếng La-tinh: Deus Filius) phản ánh những gì đã trở thành cách hiểu tiêu chuẩn về các tham chiếu trong Tân Ước, được hiểu là hàm ý về thần tính của Chúa Giê-xu, nhưng với sự phân biệt về nhân cách của Ngài với một nhân cách khác của thuyết Ba Ngôi được gọi là Cha. Do đó, danh hiệu này liên quan nhiều hơn đến sự phát triển của giáo lí về thuyết Ba Ngôi. Những người theo thuyết Ba Ngôi tin rằng một tham chiếu rõ ràng liên quan đến thuyết Ba Ngôi xuất hiện trong Ma-thi-ơ 28:19, "Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ".
There is no such phrase in the Bible, as 'God the Son,' or 'God the Holy Ghost.'
Oneness Pentecostals argue that Scripture never indicates that Jesus' sonship is an eternal sonship. The term 'eternal Son' is never found in the Bible. Nor is the term 'God the Son' in the Bible.
One notes that it does not aspire beyond the pre-trinitarian notion of 'Son of God' to the properly trinitarian idea of 'God the Son.'
... by adding precisely the words that had earlier been omitted, tov viov, but in the wrong place, making the text now read 'faith in God the Son ...' neither of the other expressions ('God even Christ,' 'God the Son') occurs in this way in Paul.