Chương Dương
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Chương Dương | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Thái Bình | |
Huyện | Đông Hưng | |
Giải thể | 1/11/2024[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°32′36″B 106°17′55″Đ / 20,54333°B 106,29861°Đ | ||
| ||
Diện tích | 3,72 km²[1] | |
Dân số (2022) | ||
Tổng cộng | 5.040 người[1] | |
Mật độ | 1.354 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 12727[2] | |
Chương Dương là một xã cũ thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Xã Chương Dương nằm ở phía tây huyện Đông Hưng, thuộc hữu ngạn sông Tiên Hưng, có vị trí địa lý:
Xã Chương Dương có diện tích 3,72 km², dân số năm 2022 là 5.040 người,[1] mật độ dân số đạt 1.354 người/km².
Xã Chương Dương được chia thành 5 thôn: Cao Mỗ (xóm 1), Cao Mỗ Nam (xóm 2), Cao Mỗ Đông (xóm 3), Nam Lỗ (xóm 4), Sổ (xóm 5).
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1201/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[1] Theo đó, thành lập xã Phong Dương Tiến trên cơ sở toàn bộ 3,72 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 5.040 người của xã Chương Dương.
Xã Chương Dương có quốc lộ 39A chạy ngang qua theo hướng đông - tây.
Dọc theo hướng bắc - nam giữa xã là đường liên xã, xe tải 4 tấn lưu thông tốt.
Phạm Huy Đĩnh (1726–1775): Thiều quận công, làm quan thời chúa Trịnh Doanh, sau đó có nhiều công cùng với Hoàng Ngũ Phúc phò chúa Trịnh Sâm củng cố quyền lực,[3] năm Kỷ Sửu (1769) bắt giết thái tử Lê Duy Vỹ và các đại thần liên quan là những người không được lòng chúa. Quê làng Cao Mỗ.[4] Quần thể tượng voi đá, ngựa đá, tượng những người lính bằng đá tọa lạc trong sân thờ của ngôi đền thờ và lăng mộ ông ở làng Cao Mỗ là di tích quốc gia.[5]