Chiến dịch Hạ Môn (1660) | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của chiến tranh Minh Thanh | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Nhà Minh | Nhà Thanh | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Trịnh Thành Công | Đạt Tố |
Thuận Trị năm thứ 16 (năm 1659), Trịnh Thành Công bắc phạt Nam Kinh thất bại trở về Hạ Môn chỉnh đốn lại lực lượng. Quân Thanh tận dụng quân Trịnh vừa mới thất bại lớn, Thuận Trị đế hạ lệnh cho An Nam tướng quân Đạt Tố dẫn quân đến Phúc Kiến và phái thuộc hạ bát kỳ là Chiết Giang Minh An tướng Đạt Lễ đem lục doanh thủy quân đến ven biển Đông Nam. Tất cả do tự thân Đạt Tố chỉ huy, vọng tưởng toàn diện tiến công Hạ Môn, Kim Môn và tiêu diệt Trịnh Thành Công.
Năm Thuận Trị thứ 17 (năm 1660), Đạt Tố dẫn quân từ Tuyền Châu, kế hoạch phân quân Thanh làm ba lộ xuất kích. Từ Đồng An và Hải Đăng ba hướng xâm phạm Hạ Môn. Ngoài ra còn mệnh lệnh cho Tĩnh Nam Vương Cảnh Kế Mậu phái quân bắc từ Quãng Đông tiến lên phía Bắc vây tiểu quân Trịnh. Trịnh Thành Công sau khi phân tích cẩn thận, quyết định lấy công đối công với quân Thanh, đem quân đi nghênh địch. Cũng phái Trịnh Thái đem quân ra trấn thủ đảo Ngô (Đại Kim Môn) chống quân Thanh tấn công từ Quãng Đông. Phái bộ tướng Trần Bàng bảo vệ Cao Kỳ chống quân Thanh tấn công từ Đồng An. Tự mình dẫn quân chủ lực tập kết tại vùng biển Hải Môn nghênh chiến quân Thanh tiến công từ Hải Đăng.
Ngày 10 tháng 5, quân Thanh xuất phát từ Lê Minh mở đầu cuộc tấn công, các tướng Trịnh là Chu Thụy và Trần Hiểu Sách chiến đấu anh dũng những trước thế mạnh của quân Thanh hai tướng tử trận. Thủy quân Thanh tấn công quân Trần Huy. Trần Huy lệnh bộ hạ dùng hỏa pháo bắn phá về phía quân Thanh, nhiều tàu chiến của quân Thanh bị thiêu cháy. Đến giữa trưa thì bỗng nhiên có gió thổi to, Trịnh Thành Công tự thân soái lĩnh chiến hạm xông vào chiến hạm đội quân Thanh đánh giết. Trịnh Thái cũng đem quân từ đảo Ngô về hợp lực tác chiến. Quân Trịnh anh dũng chiến đấu sỉ khí tăng lên, quân Thanh đại bại. Đạt Tố dẫn tàn quân bại trận chạy về Chương Châu. Quân Trịnh giành chiến thắng bảo về an toàn căn cứ địa Hạ Môn.
Chiến dịch Hạ Môn đã gây tổn thất lớn cho thủy quân Thanh tại duyên hải Đông Nam, đồng thời ổn định lòng quân Trịnh tại Hạ Môn. Quân Thanh không dám tấn công quân Trịnh thêm một lần nữa. Trịnh Thành Công chủ ý đông chinh giải phóng Đài Loan, xây dựng căn cứ địa mới để tiếp tục kháng Thanh lâu dài.