Lưu Lương Tá

Lưu Lương Tá
Tên chữMinh Phụ
Thông tin cá nhân
Sinh
Quê quán
huyện Đại Đồng
Rửa tội
Mất1667
An nghỉ
Giới tínhnam
Gia quyến
Học vấn
Quốc tịchnhà Thanh, nhà Minh
Truy phong
Thụy hiệu
Tước hiệu
Tước vị
Chức vị
Thần vị
Nơi thờ tự

Lưu Lương Tá (chữ Hán: 刘良佐, ? – 1667), tự Minh Phụ (明輔), hiệu là Hoa Mã Lưu, người Trực Lệ [1]. Ông ban đầu tham gia phong trào khởi nghĩa nông dân, sau đó đầu hàng nhà Minh, tham gia trấn áp nghĩa quân. Bắc Kinh thất thủ, ông có công ủng lập Hoằng Quang đế nhà Nam Minh, trấn thủ Thọ Châu [2] – một trong Giang Bắc tứ trấn do Đông Các đại học sĩ Sử Khả Pháp đặt ra. Rồi lại đầu hàng nhà Thanh, tham gia bình định Giang Nam.

Đầu hiệu nhà Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Em trai là Lưu Lương Tảo, làm đến chức Du kích, một trong các tướng lĩnh nhà Minh đầu hàng Hậu Kimtrận Đại Lăng Hà (1631). Còn Lương Tá lại tham gia nghĩa quân của Lý Tự Thành. Tháng 10 năm Sùng Trinh thứ 11 (1438), nghĩa quân bị tướng triều đình là Tào Biến Giao đánh cho đại bại, ông đầu hàng. Trong những năm Sùng Trinh, ông nắm quân ở một dải Túc Tùng, Lư Châu, Lục An giao chiến với nghĩa quân, làm đến chức Tổng binh. Năm thứ 14 (1441), đánh bại mấy vạn nghĩa quân của Viên Thì Trung.

Bắc Kinh thất thủ (1644), Lương Tá đóng quân ở khu vực Chánh Dương thuộc Hà Nam. Tháng 4, ông nhận lời Phượng Dương tổng đốc Mã Sĩ Anh đưa quân tiến vào Nam Trực Lệ, "trên đường cướp bóc, hãm hiếp, dân Lâm Hoài nghe tin Lương Tá sắp đến, cố thủ nghiêm ngặt. Ông giận, tấn công nhưng không hạ được" [3]. Mã Sĩ Anh để ông đóng quân ở một dải Thọ Châu. Lương Tá cùng bọn Cao Kiệt trợ giúp Mã Sĩ Anh ủng lập Phúc vương Chu Do Tung, là Hoằng Quang đế nhà Nam Minh, được phong Quảng Xương bá.

Đầu hiệu nhà Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm sau, Dự thân vương Đa Đạc tiến xuống Giang Nam, Lương Tá đưa 10 vạn quân đầu hàng. Hạ tuần tháng 6 nhuận, ông đưa mấy vạn quân bao vây Giang Âm, tự làm ra Khuyến dân ca để gọi hàng, tướng giữ thành là Diêm Ứng Nguyên không theo. Tháng 8, quân Thanh tập trung Hồng y đại pháo oanh kích, Giang Âm thất thủ. Ông cũng khuyên hàng Hoàng Đắc CôngVu Hồ, nhưng ngay lúc ấy Đắc Công trúng tên mà chết.

Giang Nam đã định, Lương Tá đến kinh sư, quy về Hán quân Tương Hoàng kỳ. Năm thứ 5 (1648), xét công đến hàng, thụ thế chức Nhị đẳng Tinh Kì Ni Cáp Phiên (tên Hán là Tử tước). Theo Đại tướng quân Đàm Thái dẹp Kim Thanh Hoàn. Trở về, được thụ Tán trật đại thần.

Năm thứ 18 (1661), được thụ Giang An đề đốc thuộc Giang Nam, gia hàm Tổng quản. Sau đó đổi làm Trực Lệ đề đốc, lại đổi làm Tả đô đốc.

Năm Khang Hi thứ 5 (1666), xin hưu. Năm thứ 6 (1667), mất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là Đại Đồng, Sơn Tây
  2. ^ Nay là huyện Thọ, An Huy
  3. ^ Hình Sĩ Thành (Thanh) biên soạn – Lâm Hoài huyện chí
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Nhắc lại nếu có một vài bạn chưa biết, khái niệm "snapshot" dùng để chỉ một tính chất đặc biệt của kĩ năng trong game
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Trong Black Myth: Wukong thì Sa Tăng và Tam Tạng không xuất hiện trong game nhưng cũng hiện diện ở những đoạn animation
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
One Piece 1095: Một thế giới thà chết còn hơn sống
Chương bắt đầu với cảnh các Phó Đô Đốc chạy đến để giúp Thánh Saturn, nhưng Saturn ra lệnh cho họ cứ đứng yên đó