Hạ Môn thị 厦门市 | |
---|---|
— Địa cấp thị & Thành phố phó tỉnh — | |
Từ trên xuống dưới: CBD Hạ Môn, Đại học Hạ Môn, Cổ Lãng Tự, Chùa Nam Phổ Đà, bãi biển Cổ Lãng Tự, và cầu Hải Cảng | |
Khẩu hiệu: Ôn hinh thành thị - Hải thượng hoa viên 温馨城市·海上花园 (thành phố ôn hòa, thơm ngát, vườn hoa trên biển) | |
Vị trí thành phố Hạ Môn trong tỉnh Phúc Kiến | |
Vị trí Hạ Môn trên bản đồ Trung Quốc | |
Quốc gia | Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa |
Tỉnh | Phúc Kiến |
Huyện | 6 |
Chính quyền | |
• Bí thư | Bùi Kim Giai (裴金佳) |
• Thị trưởng | Trang Giá Hán (庄稼漢) |
Diện tích | |
• Địa cấp thị & Thành phố phó tỉnh | 1.699,39 km2 (65,614 mi2) |
• Đô thị | 281,6 km2 (1,087 mi2) |
• Vùng đô thị | 3.217,98 km2 (124,247 mi2) |
Dân số (2010) | |
• Địa cấp thị & Thành phố phó tỉnh | 3,531,347[2] |
• Đô thị | 1,861,289[1] |
• Vùng đô thị | 5,114,758 |
• Sắc tộc chính | Hán: 96% Mãn: 2% Hồi: 2% Mông: 0,3% |
Múi giờ | Giờ tiêu chuẩn Trung Quốc (UTC+8) |
Mã bưu chính | 361000 |
Mã điện thoại | 592 |
Mã ISO 3166 | CN-FJ-02 |
Thành phố kết nghĩa | Dushanbe, Wellington City, Kaunas, Marathon, Hy Lạp, Cardiff, Sasebo, Baltimore, Surabaya, İzmir, Penang |
GDP | 2017 |
- Danh nghĩa | 435,118 tỉ CNY (64,44 tỉ USD) |
- Bình quân đầu người | 109.740 CNY (16.253 USD) |
- Tăng trưởng | 7,6% |
Tiền tố biển số xe | 闽D |
Phương ngôn | Hán ngữ tiêu chuẩn (chính thức), tiếng Mân Nam Hạ Môn (khẩu ngữ) |
Trang web | www.xm.gov.cn |
Hạ Môn | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
"Hạ Môn" được viết bằng chữ Hán giản thể (trên) và chữ Hán phồn thể (dưới) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giản thể | 厦门 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 廈門 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiếng Mân Tuyền Chương POJ | Ē-mn̂g hoặc Ē-mûi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Latinh hóa | Amoy /əˈmɔɪ/[3] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | "Cửa dinh thự"[4] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Hạ Môn (chữ Hán giản thể: 厦门; chữ Hán phồn thể: 廈門; pinyin: Xiàmén; Wade-Giles: Hsiamen) là thành phố phó tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thành phố nhìn ra eo biển Đài Loan và giáp giới với thành phố Tuyền Châu về phía Bắc và Chương Châu về phía Nam. Tên gọi của thành phố này theo phiên âm dựa vào phương ngữ, được quốc tế biết đến, nhất là trong các văn bản cũ, là Amoy. Thành phố là một trong những đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Diện tích: 1.565 km², dân số 3,5 triệu người. GDP: 435,118 tỷ NDT, GDP đầu người: 16.235 USD, xếp thứ 9 trong các thành phố của Trung Quốc.
Các quận:
Quận Tư Minh và Hồ Lý tạo lập thành đặc khu kinh tế năm 1980.
Hạ Môn là thương cảng được người châu Âu sử dụng năm 1541, đây là cảng chính của Trung Quốc vào thế kỷ XIX xuất khẩu trà. Do đó tiếng địa phương của Hạ Môn (tiếng Khách Gia) đã ảnh hưởng lên cách phát âm các từ mà ngôn ngữ châu Âu vay mượn từ tiếng Hán (ví dụ: tea hoặc thé (茶 tê), cumshaw (感謝 kám-siā), ketchup (茄汁 kiô-chiap) và Pekoe (白毫 pe̍h-hô) xuất phát từ tiếng Mân Nam. Hạ Môn là một trong 5 cảng nhượng quyền từ Trung Quốc nằm trong Hiệp ước Nam Kinh ký kết cuối năm 1842 khi kết thúc Chiến tranh Nha phiến giữa Anh và Trung Quốc. Kinh tế: đánh bắt cá, đóng tàu, chế biến thực phẩm, dệt, chế tạo máy, hóa chất, tài chính, viễn thông. Đầu tư nước ngoài: đến cuối năm 2000, có 4.991 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 17,527 tỷ USD. Năm 1992, Hạ Môn nằm trong 10 thành phố mạnh toàn diện của Trung Quốc, GDP tăng 20% hàng năm. Năm 2017, GDP của Hạ Môn là 435,118 tỷ NDT, GDP đầu người 16.235 USD, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000: 10,049 tỷ USD, xuất khẩu: 5.880 USD. Thành phố có Sân bay Quốc tế Hạ Môn Cao Khi. Cảng Hạ Môn nằm trong 10 cảng hàng đầu của Trung Quốc, đây là cảng nước sâu có thể đón tàu 50.000 tấn cập cảng, tàu 100.000 tấn vào neo đậu trong cảng. Cảng có các tuyến đi Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cao Hùng và Singapore, châu Âu, châu Mỹ và Địa Trung Hải. Năm 2000, lượng hàng qua cảng Hạ Môn là 19,65 triệu tấn hàng, tăng 10,82% so với 1999. Lượng container là 108 triệu TEU, tăng 27,83% so với 1999.