Chiến dịch Masher

Chiến dịch Masher/Cánh Trắng
Một phần của Chiến tranh Việt Nam

Bản đồ sơ lược chiến dịch
Thời gian24 tháng 1 – 6 tháng 3 năm 1966
Địa điểm
Kết quả Hai bên cùng tuyên bố chiến thắng:
- Liên quân tuyên bố chiến dịch thành công
- Quân Giải phóng tuyên bố đã đánh thiệt hại nặng đối phương[1]
Tham chiến
Quân đội Mỹ
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân đội Hàn Quốc
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ Harry Kinnard
Hoa Kỳ Hal Moore
Hoa Kỳ Elvy B. Roberts
Hoa Kỳ William R. Lynch
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Giáp Văn Cương
Thành phần tham chiến
Hoa Kỳ Sư đoàn Kỵ binh số 1
Việt Nam Cộng hòa Sư đoàn 22 Bộ binh
Hàn Quốc Sư đoàn Mãnh Hổ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sư đoàn 3
Lực lượng
Hoa Kỳ 5,700
Việt Nam Cộng hòa ~10,000
Hàn Quốc không rõ[2]
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ~6,000 (Hoa Kỳ ước tính)
Thương vong và tổn thất
Hoa Kỳ 288 chết
990 bị thương
Hàn Quốc 10 chết
40 bị thương[2]:Incl 1–5
Việt Nam Cộng hòa 119 chết

Quân Giải phóng tuyên bố: 2,000+ chết hoặc bị thương[cần dẫn nguồn]
Hoa Kỳ tuyên bố: 2.150 chết[3]
300-600 bị bắt
500 đào ngũ
(tuyên bố của Hoa Kỳ bị coi là phóng đại vì họ chỉ tịch thu được 254 vũ khí)
Số liệu của Quân Giải phóng: 458 chết[4], khoảng 600 bị thương
Không rõ số lượng thương vong của dân thường, ước tính khoảng 10,000+ (Hoa Kỳ báo cáo)[5]

Chiến dịch Masher hay trận Bồng Sơn diễn ra từ 28 tháng 1 đến 6 tháng 3 năm 1966 là một chiến dịch có sự phối hợp giữa Quân đội Hoa Kỳ, Quân lực Việt Nam Cộng hòaQuân đội Hàn Quốc. Tên của chiến dịch "Masher" (Kẻ tán gái) về sau được đổi thành "Cánh Trắng" (White Wing) vì tên cũ bị coi là khá thô thiển.

Chiến dịch này có nhiệm vụ là tìm và diệt, được chia thành 4 giai đoạn. Nó đã diễn ra trong 42 ngày. Sư đoàn Không kỵ số 1 tuyên bố đã tiêu diệt 1.342 quân đối phương, trong khi có 288 lính Mỹ tử trận và 990 lính bị thương. Ngoài ra quân Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc tuyên bố có thêm 808 quân Giải phóng bị hạ sát bởi họ. Tuy vậy, con số thương vong của quân Giải phóng mà Mỹ tuyên bố bị cho là phóng đại gấp nhiều lần, vì báo cáo chiến dịch của Mỹ cho thấy họ chỉ thu giữ được 65 vũ khí cộng đồng và 189 vũ khí cá nhân của đối phương. Trên thực tế, xác của hàng nghìn dân thường bị sát hại trong chiến dịch đã được Mỹ/Hàn Quốc đếm là quân Giải phóng.[6]

Phía Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt được Sư đoàn 3 của Quân Giải phóng, nhưng thực tế không lâu sau đó, sư đoàn này đã tái xuất hiện trên chiến trường.

Cũng trong chiến dịch này; đã diễn ra các vụ thảm sát ở Tây VinhGò Dài do quân đội Hàn Quốc thực hiện. Khoảng 1.004 - 1.200 thường dân đã bị quân Hàn Quốc sát hại rồi báo cáo rằng đó là "kẻ thù bị tiêu diệt".[6]

Số liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Mỹ đã tổng kết số lượng hỏa lực được triển khai trong Chiến dịch Masher/Cánh Trắng, theo đó có tổng cộng 1.352 phi vụ ném bom cùng với 1.126 phi vụ không kích mang theo 1,5 triệu pound bom, ngoài ra, 292.000 pound napalm cũng đã được sử dụng. Chiến dịch này đã buộc 1.884 thường dân phải di tản (phần lớn là do bom đạn của Mỹ trong chiến dịch). Tính đến năm 1967, trên toàn miền Nam Việt Nam, số lượng quân Giải phóng bị bắt là 17.000 người nhưng đã có đến trên 1,2 triệu dân thường phải đi tị nạn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b “Combat After Action Report 1st Cavalry Division Operation Masher 25 Jan-3 Feb 66 Operation White Wing 4 Feb-6 Mar 66”. Headquarters 1st Cavalry Division. 29 tháng 4 năm 1966. tr. Incl 1-1. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.[liên kết hỏng]Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  3. ^ Clodfelter, Michael (2017). Warfare and Armed Conflicts: A Statistical Encyclopedia of Casualty and Other Figures, 1492–2015, 4th ed (bằng tiếng Anh). McFarland. tr. 676. ISBN 9781476625850.
  4. ^ “List of 3rd Divison's KIA during the war”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ Hammond, William, https://books.google.ca/books?id=E-Y30lwaLXwC&pg=PA266&lpg=PA266&dq=operation+masher+civilian+casualties&source=bl&ots=2UBeXtGlRe&sig=eLVqcL9d0vRmVfebA8gSVTUwwQk&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwjO2uG0o57bAhUK44MKHfqUBJcQ6AEIWjAI#v=onepage&q=operation%20masher%20civilian%20casualties&f=false
  6. ^ a b Ku Su Jeong. “Words of Condemnation and Drinks of Reconciliation Massacre in Vin Dinh Province All 380 People Turned into Dead Bodies Within an Hour”. Hankyoreh. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2011.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan