Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ nhất

Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ nhất
Một phần của Chiến tranh Anh-Maratha

Một bức tranh tường mô tả sự đầu hàng của người Anh trong Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ nhất. Bức tranh tường là một phần của Đài tưởng niệm Chiến thắng (Vijay Stambh) tọa lạc tại Vadgaon Maval (Off NH-4, Malinagar, Vadgaon Maval, Pune).
Thời gian1775–1782
Địa điểm
Kết quả

Maratha dành chiến thắng[1][2][3][4]

Tham chiến
Đế quốc Maratha
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng

93,000 troops total[3][8]

23 ships[8]

Around 146,000 troops total[3][8]

14 ships[8]

Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ nhất (tiếng Anh: First Anglo-Maratha War; tiếng Marathi: पहिले इंग्रज-मराठा युद्ध; tiếng Hindi: पहला आंग्ल-मराठा युद्ध) (1775–1782) là cuộc chiến đầu tiên trong ba lần Chiến tranh Anh-Maratha, diễn ra giữa Công ty Đông Ấn AnhĐế quốc MarathaẤn Độ. Chiến tranh bắt đầu với Hiệp ước Surat và kết thúc với Hiệp ước Salbai. Cuộc chiến diễn ra giữa Vương quốc Surat và Pune đã chứng kiến ​​sự thất bại của người Anh và khôi phục vị trí của cả hai bên trước chiến tranh. Warren Hastings, Thường trú nhân đầu tiên và Toàn quyền của các tỉnh của Công ty Đông Ấn ở Ấn Độ đã quyết định không tấn công trực tiếp Poona.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cái chết của Madhavrao Peshwa vào năm 1772, anh trai của ông là Narayanrao trở thành peshwa (thủ tướng) của Đế quốc Maratha. Narayanrao bị lính canh cung điện sát hại vào tháng 8 năm 1773, và chú của ông là Raghunathrao (Raghoba) trở thành Peshwa. Tuy nhiên, vợ của Narayanrao là Gangasati, đã sinh ra một người con trai sau cái chết của Narayanrao, đây là người thừa kế hợp pháp ngai vàng của Đế chế. Đứa trẻ sơ sinh được đặt tên là 'Sawai' Madhavrao (Sawai có nghĩa là "Một và một phần tư"). Mười hai thủ lĩnh Maratha, được gọi là Baarbhai [11] và do Nana Phadnavis lãnh đạo, đã chỉ đạo nỗ lực phong đứa trẻ sơ sinh này làm Peshwa mới và cai trị dưới danh nghĩa là nhiếp chính.

Raghunathrao, không muốn từ bỏ vị trí quyền lực của mình, đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ người Anh tại Bombay và ký Hiệp ước Surat vào ngày 6 tháng 3 năm 1775. Theo hiệp ước, Raghunathrao đã nhượng lại các lãnh thổ Đảo Salsette và [Vasai|Bassein]] (Vasai) cho người Anh, cùng với với một phần doanh thu từ các huyện SuratBharuch. Đổi lại, người Anh hứa sẽ cung cấp cho Raghunathrao 2.500 binh sĩ.

Hội đồng Calcutta của Anh lên án Hiệp ước Surat, cử Đại tá Upton đến Pune để hủy bỏ nó và lập một hiệp ước mới với chính quyền nhiếp chính. Hiệp ước Purandhar (1 tháng 3 năm 1776) hủy bỏ hiệp ước của Surat, Raghunathrao được nghỉ hưu và sự nghiệp của ông chấm dứt, nhưng doanh thu của các quận Salsette và Broach được người Anh giữ lại. Chính phủ Bombay từ chối hiệp ước mới này và cho Raghunathrao ẩn náu. Năm 1777, Nana Phadnavis vi phạm hiệp ước của mình với Hội đồng Calcutta khi cấp cho người Pháp một cảng ở bờ biển phía Tây. Người Anh trả đũa bằng cách gửi một lực lượng tới Pune.

Giai đoạn đầu và Hiệp ước Purandar (1775–1776)

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Anh dưới sự chỉ huy của Đại tá Keating rời Surat vào ngày 15 tháng 3 năm 1775 để đến Pune. Nhưng họ đã bị Haripant Phadke ngăn lại tại Adas và bị đánh bại hoàn toàn vào ngày 18 tháng 5 năm 1775.[12] Thương vong cho lực lượng của Keating, cùng với Raghunathrao, bao gồm 96 người thiệt mạng. Thương vong của người Maratha trong Trận Adas (Gujarat) bao gồm 150 người thiệt mạng.[9]:53–56

Warren Hastings ước tính rằng các hành động trực tiếp chống lại Pune sẽ gây bất lợi. Do đó, Hội đồng tối cao của Bengal đã lên án Hiệp ước Surat, cử Đại tá Upton đến Pune để hủy bỏ nó và lập một hiệp ước mới với chính quyền nhiếp chính. Một thỏa thuận giữa Upton và các bộ trưởng của Pune được gọi là Hiệp ước Purandar được ký kết vào ngày 1 tháng 3 năm 1776.

Hiệp ước Purandhar (1 tháng 3 năm 1776) hủy bỏ hiệp ước của Surat, Raghunath Rao được nghỉ hưu và sự nghiệp của ông chấm dứt, nhưng doanh thu của các huyện Salsette và Broach được người Anh giữ lại.

Trận Wadgaon

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một hiệp ước giữa Pháp và Chính phủ Pune năm 1776, Chính phủ Bombay quyết định xâm lược và phục hồi Raghoba. Họ cử một lực lượng dưới sự chỉ huy của Đại tá Egerton đến Khopoli và đi qua Tây Ghats tại Bhor Ghat và tiếp tục hướng tới Karla, đến nơi vào ngày 4 tháng 1 năm 1779 khi đang bị Maratha tấn công. Cuối cùng, quân Anh buộc phải rút lui về Wadgaon, nhưng nhanh chóng bị bao vây. Người Anh đầu hàng[13] và buộc phải ký Hiệp ước Wadgaon vào ngày 16 tháng 1 năm 1779, một chiến thắng cho người Marathi.[9]:56–58

Lực lượng tiếp viện từ miền bắc Ấn Độ, do Đại tá (sau này là Tướng) Thomas Wyndham Goddard chỉ huy, đã đến quá muộn để cứu lực lượng Bombay. Toàn quyền Anh tại Bengal, Warren Hastings, bác bỏ hiệp ước với lý do các quan chức Bombay không có quyền hợp pháp để ký hiệp ước và ra lệnh cho Goddard đảm bảo các lợi ích của Anh trong khu vực.

Goddard với 6.000 quân xông vào Pháo đài Bhadra và chiếm được Ahmedabad vào ngày 15 tháng 2 năm 1779. Có một lực lượng đồn trú gồm 6.000 bộ binh Ả Rập và Sindhi cùng 2.000 con ngựa. Tổng số thiệt hại trong trận chiến là 108 người, trong đó có hai người Anh.[14][15][16] Goddard cũng chiếm được Bassein vào ngày 11 tháng 12 năm 1780. Một đội Bengal khác do Đại úy Popham chỉ huy và được hỗ trợ bởi Rana của Gohad, đã chiếm được Gwalior vào ngày 4 tháng 8 năm 1780, trước khi Mahadji Scindia kịp chuẩn bị. Các cuộc giao tranh đã diễn ra giữa Mahadji Scindia và Tướng Goddard ở Gujarat, nhưng thiếu quyết đoán. Hastings cử một lực lượng khác đến quấy rối Mahadji Shinde, do Thiếu tá Camac chỉ huy.[a]

Trung Ấn và Deccan

[sửa | sửa mã nguồn]
Một Vijay Stambh (Cột Chiến thắng) được dựng lên để kỷ niệm chiến thắng Maratha trước người Anh. Cây cột được đặt tại Vadgaon/Wadgaon Maval, gần thành phố Pune, Ấn Độ
Một bảng thông tin mô tả chiến thắng Maratha trước người Anh. Tấm biển được đặt tại Vadgaon/Wadgaon Maval, gần thành phố Pune, Ấn Độ

Sau khi chiếm được Bassein, Goddard tiến về phía Pune. Nhưng ông đã bị Parshurambha, Haripant PhadkeTukoji Holkar đánh tan tác trong Trận Bhor Ghat vào tháng 4 năm 1781.[8][10]

Ở miền trung Ấn Độ, Mahadji đóng quân tại Malwa để thách thức Camac. Ban đầu, Mahadji chiếm thế thượng phong và lực lượng Anh dưới quyền Camac, bị quấy rối và suy giảm, phải rút về Hadur.[12]:20

Vào tháng 2 năm 1781, quân Anh đánh Shinde đến thị trấn Sipri,[15] nhưng mọi hành động họ thực hiện sau đó đều gặp khó khăn bởi chính đội quân đông đảo hơn nhiều của ông ta, và nguồn cung cấp của họ bị cắt đứt, cho đến khi họ thực hiện một cuộc đột kích tuyệt vòng vào ban đêm cuối tháng 3, chiếm được không chỉ lương thực mà còn cả súng và voi.[17] Sau đó, mối đe dọa quân sự từ lực lượng của Shinde đối với người Anh đã giảm đi nhiều.

Cuộc chiến bây giờ đã giữ thế cân bằng như nhau. Khi Mahadji đạt được một chiến thắng quan trọng trước Camac tại Sironj,[9]:62 the British avenged the loss through the Battle of Durdah[18] Người Anh đã báo thù cho trận thua qua Trận Durdah[18] vào ngày 24 tháng 3 năm 1781.

Vào tháng 4 năm 1781, Đại tá Murre mang theo quân tiếp tế để hỗ trợ Popham và Camac. Sau thất bại tại Sipri, Mahadji Shinde đã hoảng hốt. Do đó, Shinde đã đề xuất một hiệp ước mới giữa Peshwas và người Anh, hiệp ước này được gọi là "Hiệp ước Salbai".

Hiệp ước Salbai

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp ước này, được gọi là Hiệp ước Salbai, được ký vào ngày 17 tháng 5 năm 1782 và được Warren Hastings phê chuẩn vào tháng 6 năm 1782 và bởi Nana Phadnavis vào tháng 2 năm 1783. Hiệp ước đã kết thúc Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ nhất, khôi phục nguyên trạng và tái hoà bình giữa hai bên trong 20 năm.[9]:63

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim Hollywood năm 2013 mang tên [[The Lovers (phim 2013]|The Lovers]] dựa trên bối cảnh của cuộc chiến này.[19]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Camac (not to be confused with Carnac!) received his promotion to Lieutenant-Colonel while on this mission
  1. ^ Barua, P. (2005). The State at War in South Asia. Studies in war, society, and the military. University of Nebraska Press. tr. 90. ISBN 978-0-8032-1344-9. Marathas thoroughly defeated the British. Finally, under severe pressure from London, the British sought peace.
  2. ^ Y G Bhave. Modern Hindu Trinity : Ambedkar-Hedgewar-Gandhi. Northern Book Centre. tr. 10. When they were united they inflicted a crushing defeat on the English in the 1st Anglo-Maratha war and the treaty of Salbai
  3. ^ a b c d West, Barbara A. (2009). Encyclopedia of the Peoples of Asia and Oceania. M to Z. Facts On File. tr. 509. ISBN 978-0-8160-7109-8. This period also coincided with the First Anglo-Maratha War, which was settled only in 1782 with a Maratha victory over the British and their local allies.
  4. ^ Richard Ernest Dupuy, Gay M. Hammerman, Grace P. Hayes (1977). The American Revolution: A Global War. David McKay Company, Incorporated. Thereafter the Marathas defeated British-led forces.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ James C. Bradford. International Encyclopedia of Military History. Routledge. tr. 867. British were compelled to restore all lands annexed from the Marathas since 1773 and renounced their connection with the would-be Peshwa, Raghunath Rao.
  6. ^ Richard Ernest Dupuy, Gay M. Hammerman, Grace P. Hayes (1977). The American Revolution: A Global War. David McKay Company, Incorporated. tr. 247. Hastings promptly repudiated the Treaty of Wadgaon and sent troops from Calcutta all the way across central India to strengthen the Bombay forces. One by one they captured Maratha cities. In May 1782 a new treaty was signed with the Marathas, the Treaty of Salbai. Although it merely restored the status quo ante bellum, this treaty gave the British twenty years of peace with the Marathas and permitted them to concentrate their efforts against the French and the forces of Mysore.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Thorpe, Edgar; Thorpe, Showick (2011). Concise General Knowledge Manual. Pearson Education India. tr. 49. ISBN 978-81-317-5512-9.
  8. ^ a b c d e f g h i j Kantak, M. R. (1993). The First Anglo-Maratha War, 1774-1783: A Military Study of Major Battles. Popular Prakashan. tr. 220. ISBN 978-81-7154-696-1.
  9. ^ a b c d e Naravane, M. S. (2006). Battles of the Honourable East India Company: Making of the Raj. APH Publishing. ISBN 978-81-313-0034-3.
  10. ^ a b Duff, James Grant (1878). “History of the Mahrattas”.
  11. ^ Known as the Baarbhai or Barbhai Council Kulkarni, Sumitra (1995). The Satara Raj, 1818-1848: A Study in History, Administration, and Culture. New Delhi: Mittal Publications. tr. 74. ISBN 978-81-7099-581-4.
  12. ^ a b Rathod, N. G. (1994). The Great Maratha Mahadaji Scindia. New Delhi: Sarup & Sons. ISBN 978-81-85431-52-9.
  13. ^ Athale, Colonel Anil A (12 tháng 1 năm 2018). “How a Maratha general defeated the British”. Rediff News.
  14. ^ “Bhadra Fort to turn into heritage hangout!”. The Times of India. Ahmedabad. TNN. 12 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  15. ^ a b Duff, James Grant (1826). A History of the Mahrattas. London: Longman. tr. 446.
  16. ^ Beveridge, Henry (1862). A comprehensive history of India, civil, military and social. Blackie. tr. 456–466.
  17. ^ Mill, James (1826). “Chapter 6”. The History of British India. 4. London: Baldwin.
  18. ^ Jaques, Tony (2007). Dictionary of Battles and Sieges. A–E. Greenwood Publishing Group. tr. 320. ISBN 978-0-313-33537-2.
  19. ^ “Atul and Milind's The Lovers to be premiered at Cannes”. The Times of India. 10 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2018.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Beck, Sanderson. India & Southeast Asia to 1800 (2006) "Marathas and the English Company 1701–1818" online. Retrieved 1 October 2004.
  • Gordon, Stewart. Marathas, marauders, and state formation in eighteenth-century India (Oxford University Press, 1994).
  • Gordon, Stewart. "The Marathas," in New Cambridge History of India, II.4, (Cambridge U Press, 1993).
  • Seshan, Radhika. "The Maratha State: Some Preliminary Considerations." Indian Historical Review 41.1 (2014): 35–46. online

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan