Tiếng Hindi | |
---|---|
हिन्दी Hindī | |
Từ "Hindi" bằng chữ Devanagari | |
Phát âm | phát âm tiếng Hindustan: [ˈɦin̪d̪iː] |
Sử dụng tại | Bắc Ấn Độ (Vành đai Hindi) |
Tổng số người nói | 260 triệu (2001) Ngôn ngữ thứ hai: 120 triệu (1999) |
Dân tộc | Người Hindustan |
Phân loại | Ấn-Âu |
Ngôn ngữ tiền thân | Sauraseni Prakrit
|
Hệ chữ viết | Devanagari Hệ chữ nổi Devanagari |
Ngôn ngữ Hindi ký hiệu | |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Ấn Độ Fiji (dưới tên tiếng Hindi Fiji) |
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại | |
Quy định bởi | Central Hindi Directorate[4] |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | hi |
ISO 639-2 | hin |
ISO 639-3 | hin |
Glottolog | hind1269 [5] |
Linguasphere | 59-AAF-qf |
Vùng màu đỏ là nơi tiếng Hindustan (Khariboli/Kauravi) là bản ngữ, so với tất cả ngôn ngữ Ấn-Arya (xám đậm) |
Tiếng Hindi (Devanagari: हिन्दी, IAST: Hindī) hay Hindi chuẩn hiện đại (Devanagari: मानक हिन्दी, IAST: Mānak Hindī) là dạng được tiêu chuẩn hóa và Phạn hóa[6] của tiếng Hindustan.
Cùng với tiếng Anh, tiếng Hindi viết bằng chữ Devanagari và là ngôn ngữ chính thức quy định bởi chính phủ Ấn Độ.[7] Ngày 14 tháng 9 năm 1949, Hội đồng Lập hiến Ấn Độ thông qua việc tiếng Hindi viết bằng Devanagari sẽ là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Ấn Độ. Đây là một trong 22 ngôn ngữ được công nhận của đất nước.[8] Tuy vậy, nó không phải ngôn ngữ quốc gia vì trong hiến pháp không nhắc đến điều đó.[9][10]
Tiếng Hindi là lingua franca ở một vùng mang tên vành đai Hindi tại Ấn Độ. Ngoài Ấn Độ, đây là một ngôn ngữ quốc gia của Fiji (dưới tên tiếng Hindi Fiji) và là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Mauritius, Trinidad và Tobago, Guyana và Suriname.[11][12][13][14] Tiếng Hindi có thể thông hiểu khi nói với tiếng Urdu, một dạng chuẩn khác của tiếng Hindustan.
Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |