Chi Đậu tương (danh pháp khoa học Glycine) là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu.[2]
Danh pháp Glycine được Carl Linnaeus định nghĩa lần đầu tiên trong Genera Plantarum năm 1737.[3] Trong Species Plantarum năm 1753 ông mô tả 8 loài được coi là thuộc về chi này, bao gồm G. apios, G. frutescens, G. abrus, G. tomentosa, G. comosa, G. javanica, G. bracteata, G. bituminosa.[4]
Năm 1798, Johann Christoph Wendland mô tả loài G. clandestina.[5] Năm 1802, Carl Ludwig Willdenow liệt kê và mô tả 44 loài được ông cho là thuộc chi Glycine, trong đó có G. clandestina của Wendland và 6/8 loài của Linnaeus (trừ G. bracteata và G. abrus).[1] Theo dòng thời gian, định nghĩa và phạm vi của Glycine được mở rộng, trong đó loài có tầm quan trọng kinh tế, được biết đến và được đề cập nhiều nhất trong nhiều tài liệu khoa học khác nhau là đậu nành (Glycine max (L.) Merr., 1917).
Năm 1966, Bernard Verdcourt đưa ra đề xuất liên quan tới Glycine theo định nghĩa của Linnaeus,[6] theo đó loài điển hình G. javanica lại không phải là loài thuộc chi Glycine theo giới hạn định nghĩa của Glycine cũng như của phân tông Glycininae trong giai đoạn này, mà nó là một loài Pueraria (hiện nay là Pueraria montana var. montana) và cả 8 loài Glycine của Linnaeus tại thời điểm năm 1966 người ta đã xác định là thuộc về các chi khác nhau (Abrus, Amphicarpaea, Apios, Bolusafra, Pueraria, Rhynchosia, Wisteria).
Loài có thể chọn làm loài điển hình lịch sử của Glycine theo nghĩa Linnaeus (nếu duy trì nó) là Glycine apios, do Linnaeus định nghĩa Glycine của ông là Apios của Herman Boerhaave,[3] mà Boerhaave khi viết về Apios chỉ có một loài là Apios americana.[7] A. americana là loài điển hình của chi Apios (phân tông Erythrininae của tông Phaseoleae).
Để tránh sự lộn xộn, nhầm lẫn và bảo toàn tính toàn vẹn của Glycine gắn với loài cây quan trọng được nhắc tới trong nhiều tài liệu khoa học khác nhau là đậu nành (Glycine max), năm 1978 Lackey[8] đã đề xuất giữ Glycine do Willdenow thiết lập năm 1802 (đồng nghĩa với từ bỏ Glycine của Linnaeus năm 1753) so với danh pháp thay thế khả dĩ là Soja do Moench thiết lập năm 1794.[9] Đề xuất này đã được International Code of Botanical Nomenclature (ICBN) chấp thuận.[10] Loài duy nhất trong số 44 loài mà Willdenow đề cập còn được giữ lại trong chi Glycine theo định nghĩa mới là Glycine clandestina, và như thế nó là loài điển hình của chi này.[10]
Bản địa Đông Á, Đông Nam Á, Australia, New Guinea và các đảo phía tây Thái Bình Dương. Dạng cây trồng của Glycine max du nhập sang nhiều nơi khác trên thế giới.[11] Australia là nơi có sự đa dạng nhất về loài.[12]
Tại thời điểm năm 2022, Plants of the World Online công nhận 28 loài.[11]
- Phân chi Glycine: Cây lâu năm.
- Glycine albicans Tindale & Craven, 1989: Miền bắc Tây Úc.
- Glycine aphyonota B.E.Pfeil, 2002: Miền bắc Tây Úc.
- Glycine arenaria Tindale, 1987: Miền bắc Tây Úc và Lãnh thổ Bắc Úc.
- Glycine argyrea Tindale, 1984: Queensland.
- Glycine canescens F.J.Herm., 1962: Australia.
- Glycine clandestina J.C.Wendl., 1798: Đông và đông nam Australia.
- Glycine curvata Tindale, 1987: Queensland.
- Glycine cyrtoloba Tindale, 1984: Đông Australia.
- Glycine dolichocarpa Tateishi & H.Ohashi, 1991: Đài Loan.
- Glycine falcata Benth., 1864: Miền trung Australia.
- Glycine gracei B.E.Pfeil & Craven, 2006: Lãnh thổ Bắc Úc.
- Glycine hirticaulis Tindale & Craven, 1989: Miền bắc Lãnh thổ Bắc Úc.
- Glycine koidzumii Ohwi, 1943: Lưu Cầu.
- Glycine lactovirens Tindale & Craven, 1989: Miền bắc Tây Úc.
- Glycine latifolia (Benth.) Newell & T.Hymowitz, 1980: Miền đông Australia.
- Glycine latrobeana (Meisn.) Benth., 1864: Đông nam Australia, Tasmania.
- Glycine microphylla (Benth.) Tindale, 1987: Đông và đông nam Australia.
- Glycine montis-douglas B.E.Pfeil & Craven, 2006: Lãnh thổ Bắc Úc.
- Glycine peratosa B.E.Pfeil & Tindale, 2001: Tây Úc.
- Glycine pindanica Tindale & Craven, 1993: Miền bắc Tây Úc.
- Glycine pullenii B.E.Pfeil, Tindale & Craven, 2002: Miền bắc Tây Úc và miền bắc Lãnh thổ Bắc Úc.
- Glycine remota M.D.Barrett & R.L.Barrett, 2015: Miền bắc Tây Úc.
- Glycine rubiginosa Tindale & B.E.Pfeil, 2001: Miền nam và đông nam Australia.
- Glycine stenophita B.E.Pfeil & Tindale, 2000: Miền đông Australia.
- Glycine syndetika B.E.Pfeil & Craven, 2006: Queensland.
- Glycine tabacina (Labill.) Benth., 1864: Đông nam Trung Quốc, Lưu Cầu, Đài Loan, Australia, Fiji, Marianas, New Caledonia, Tonga, Vanuatu. Du nhập vào Kenya, Niue, Samoa, Tasmania.
- Glycine tomentella Hayata, 1920: Đông nam Trung Quốc, Đài Loan, New Caledonia, New Guinea, Australia (New South Wales, Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland, Tây Úc), Philippines.
- Phân chi Soja: Cây một năm/lâu năm.
- Glycine max (L.) Merr., 1917
- Glycine max subsp. formosana (Hosok.) Tateishi & H.Ohashi, 1992: Đài Loan.
- Glycine max nothosubsp. gracilis (Skvortsov) H.Ohashi, 2014: Mãn Châu, Nhật Bản.
- Glycine max subsp. max: Đậu nành (nguyên chủng). Bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Du nhập sang nhiều khu vực khác.
- Glycine max subsp. soja (Siebold & Zucc.) H.Ohashi, 1982: Đậu nành dại, đậu tương dại. Từ Viễn Đông Nga tới Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Lưu Cầu, Đài Loan, Trung Quốc.
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Pfeil et al. (2006)[13] và Hwang et al. (2019);[12] với vị trí của G. remota và G. montis-douglas lấy theo Barrett et al. (2015).[14]
Các loài không có trong cây này là G. dolichocarpa, G. koidzumii và G. pindanica. G. koidzumii giống với G. pescadrensi,[15] (= G. clandestina[16] hoặc gần đây hơn là G. tabacina[17][18]) G. pindanica gần với G. microphylla và G. gracei về một số đặc điểm hình thái, trong khi G. dolichocarpa gần với tổ hợp loài G. tomentella.[13]
- ^ a b Carl Ludwig Willdenow, 1802. Glycine. Species Plantarum (Ấn bản 4) 3(2): tr. 854, tr. 1053-1068.
- ^ The Plant List (2010). “Glycine”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
- ^ a b Carl Linnaeus, 1737. Diadelphia: Glycine. Genera Plantarum 349.
- ^ Carl Linnaeus, 1753. Diadelphia decandria: Glycine. Species Plantarum 2: 753-754.
- ^ Wendland J. C., 1798. Diadelphia decandria: Glycine clandestina. Botanische Beobachtungen 54.
- ^ Verdcourt B., 1966. A Proposal concerning Glycine L.. Taxon 15(1): 34-36.
- ^ Herman Boerhaave, 1720. Apios[liên kết hỏng]. Index alter plantarum quae in horto academico Lugduno-Batavo aluntur 2: 53.
- ^ James A. Lackey, 1978. (460) Proposal to conserve the generic name 3864 Glycine Willdenow over Soia Moench. Taxon 27(5/6): 560.
- ^ Conrad Moench, 1794. Soia. Methodus Plantas Horti Botanici et Agri Marburgensis 153.
- ^ a b ICBN (Tokyo Code) 1994. Appendix IIIA. Nomina generica conservanda et rejicienda: Leguminosae (Fabaceae). Mục 3864.
- ^ a b Glycine trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 11 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Eun-Young Hwang, He Wei, Steven G Schroeder, Edward W Fickus, Charles V Quigley, Patrick Elia, Susan Araya, Faming Dong, Larissa Costa, Marcio Elias Ferreira, Perry B Cregan & Qijian Song, 2019. Genetic diversity and phylogenetic relationships of annual and perennial Glycine species. G3 Genes 9(7): 2325–2336, doi:10.1534/g3.119.400220.
- ^ a b Pfeil B. E., Craven L. A., Brown A. H. D., Murray B. G. & Doyle J. J., 2006. Three new species of northern Australian Glycine (Fabaceae, Phaseolae), G. gracei, G. montis-douglas and G. syndetika. Australian Systematic Botany 19: 245-258, doi:10.1071/SB05035.
- ^ Russell L. Barrett & Matthew D. Barrett, 2015. Twenty-seven new species of vascular plants from Western Australia. Nuytsia 26: 21-87, xem trang 63-65.
- ^ Jisaburo Ohwi, 1943. Symbolae ad Floram Asiae Orientalis XIX. Acta Phytotaxonomica et Geobotanica 12(2): 107-113, xem trang 110-111.
- ^ Hosokawa T., 1935. Materials of the botanical research towards the flora of Micronesia III. Transactions of the Natural History Society of Formosa 25: 17–39.
- ^ Ohashi H., Tateishi Y., Nemoto T. & Hoshi H., 1991. Taxonomic studies on the Leguminosae of Taiwan IV. Science Reports of Tohoku University. Fourth Series. Biology 40: 1–37.
- ^ Tateishi Y. & Ohashi H., 1992. Taxonomic studies of Glycine of Taiwan. Journal of Japanese Botany 67: 127–147.