Chrysiptera glauca

Chrysiptera glauca
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Chrysiptera
Loài (species)C. glauca
Danh pháp hai phần
Chrysiptera glauca
(Cuvier, 1830)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Glyphisodon glauca Cuvier, 1830
    • Glyphisodon modestus Schlegel & Müller, 1839
    • Glyphisodon phaiosoma Bleeker, 1849
    • Glyphidodon pallidus De Vis, 1884
    • Glyphidodon modestus Pfeffer, 1893
    • Abudefduf caesio Seale, 1906
    • Chrysiptera hollisi Fowler, 1946

Chrysiptera glauca là một loài cá biển thuộc chi Chrysiptera trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được Latinh hóa từ γλαυκός (glaukós) trong tiếng Hy Lạp cổ đại với nghĩa là "xanh lam xám", hàm ý đề cập đến màu sắc cơ thể đặc trưng của loài cá này.[1]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

C. glauca có phạm vi phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ bờ biển Đông Phi, phạm vi của loài này trải dài về phía đông đến quần đảo Linequần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Úc, bao gồm rạn san hô Great Barrier.[2]

Ở Việt Nam, C. glauca được ghi nhận từ bắc vào nam, như tại rừng ngập mặn Cần Giờ,[3] bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[4]

C. glauca sống ở vùng gian triều của đới mặt bằng rạn viền bờ, trên nền đá vụn và các bãi cát, độ sâu đến ít nhất là 3 m.[2]

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. glauca là 11,5 cm.[2] C. glauca có màu lam xám, trở nên nhạt hơn ở vùng bụng và ngực. Cá con có màu xanh lam nhạt với một sọc xanh óng ngay trên mắt.[5]

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 12–13; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 12–13; Số tia vây ở vây ngực: 17–18; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số lược mang: 21–24; Số vảy đường bên: 17–19.[5]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. glauca chủ yếu là tảo. Chúng sống thành từng nhóm nhỏ. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng; trứng có độ dính và bám chặt vào nền tổ.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series Ovalentaria (Incertae sedis): Family Pomacentridae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chrysiptera flavipinnis trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Tống Xuân Tám; Nguyễn Thị Như Hân (2015). “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM. 2 (67): 133–148. doi:10.54607/hcmue.js.0.2(67).621(2015). ISSN 2734-9918.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Capuli, Estelita Emily; Jansalin, Jeremiah Glenn (biên tập). Chrysiptera glauca (Cuvier, 1830)”. FishBase. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  5. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 264. ISBN 978-0824818951.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Download Saya no Uta Việt hóa
Download Saya no Uta Việt hóa
Trong thời gian sống tại bệnh viện, Fuminori đã gặp 1 cô gái xinh đẹp tên Saya
Review phim Nope (2022)
Review phim Nope (2022)
Nope là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại kinh dị xen lẫn với khoa học viễn tưởng của Mỹ công chiếu năm 2022 do Jordan Peele viết kịch bản, đạo diễn và đồng sản xuất dưới hãng phim của anh, Monkeypaw Productions
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển