Chuộc lỗi (phim)

Chuộc lỗi
Áp phích chiếu rạp của phim ở Anh
Đạo diễnJoe Wright
Kịch bảnChristopher Hampton
Dựa trênChuộc tội
của Ian McEwan
Sản xuấtTim Bevan
Eric Fellner
Paul Webster
Diễn viênJames McAvoy
Keira Knightley
Romola Garai
Saoirse Ronan
Vanessa Redgrave
Quay phimSeamus McGarvey
Dựng phimPaul Tothill
Âm nhạcDario Marianelli
Hãng sản xuất
Phát hànhFocus Features
Công chiếu
  • 29 tháng 8 năm 2007 (2007-08-29) (VIFF)
  • 7 tháng 9 năm 2007 (2007-09-07) (Anh Quốc)
  • 27 tháng 2 năm 2007 (2007-02-27) (Việt Nam[1])
Thời lượng
123 phút[2]
Quốc giaAnh Quốc
Pháp
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí30 triệu USD[cần dẫn nguồn]
Doanh thu$129,266,061[3]

Chuộc lỗi[4] (tên gốc tiếng Anh: Atonement) là một bộ phim tình cảm chiến tranh Anh Quốc, được sản xuất vào năm 2007 và đạo diễn bởi Joe Wright, dựa vào cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ian McEwan, với Keira Knightley, James McAvoy, Saoirse Ronan, Romola GaraiVanessa Redgrave trong các vai chính. Bộ phim kẻ về một án oan và những hệ luỵ kéo dài suốt hơn 6 thập kỉ, từ những năm 1930. Bộ phim công chiếu ở Anh và Ireland ngày 7 tháng 9 năm 2007 và ở Bắc Mỹ ngày 7 tháng 12 năm 2007, cuối cùng thu về doanh thu hon 129 triệu USD và giành được 6 đề cử tại Giải Oscar lần thứ 80, trong dó có hạng mục Phim hay nhất, Nữ phụ xuất sắc nhất cho Ronan, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và chiến thắng tại hạng mục Nhạc phim hay nhất.[5] Ngoài ra, phim còn chiến thắng hạng mục Phim chính kịch hay nhất tại Giải Quả cầu vàng lần thứ 65 và nhân được 14 đề cử tại Giải BAFTA lần thứ 61.[6]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1935, cô bé 13 tuổi Briony Tallis say mê văn chương, xuất thân từ một gia đình quý tộc Anh giàu có vừa mới viết xong một vở kịch. Briony cố gắng sân khấu hoá vở kịch với ba chị em họ của mình, gồm hai cậu em sinh đôi và người chị họ Lola; tuy nhiên, bọn trẻ mau chán và quyết định cùng nhau đi bơi. Briony không đi mà ở lại, qua khung cửa sổ cô tình cờ nhìn thấy một khoảnh khắc gợi dục giữa chị gái cô, Cecilia và cậu con trai của một người hầu trong gia đình, Robbie Turner (Briony vốn đã rất say mê Robbie bằng tất cả sự ngây thơ của mình). Ở một góc nhìn khác chân thực hơn đó lại là khoảnh khắc tuyệt đẹp, là minh chứng cho tình yêu vô cùng trong sáng của Robbie dành cho chị gái của cô, song qua đôi mắt của cô bé 13 tuổi nó lại trở thành một khung cảnh đầy "nguy hiểm" và bất thường. Robbie về nhà và viết rất nhiều bản thư nháp cho Cecilia, trong đó có một bức với những nội dung gợi tình. Ban đầu Robbie chỉ viết cho vui, anh không nghĩ đến chuyện gửi nó và bỏ bức thư qua một bên. Trên đường đến ăn tối với gia đình Tallis, Robbie nhờ Briony gửi hộ anh bức thư cho Cecilia, và chỉ sau khi đưa cho Briony, anh nhận ra rằng mình đã đưa nhầm bức thư khiêu dâm. Briony đã lén đọc nó và cảm thấy vừa kinh tởm mà vừa ghen tức. Cô kể với Lola về nội dung của bức thư và chúng gọi Robbie là "một tên dâm dục" trong khi cả hai đang phân vân liệu có nên gọi cho cảnh sát. Chiều hôm đó, Lola và hai cậu em trai gặp một người quen của gia đình Tallis, một ông chủ công ty sản xuất sôcôla giàu có tên Paul Marshall. Bất chấp việc nhiều tuổi hơn Lola, Paul vẫn làm cô ấn tượng bằng cách tán tỉnh cô và đối xử với cô như người lớn.

Tối hôm đó, Cecilia gặp mặt Robbie về nội dung bức thư. Họ gặp nhau tại thư viện, âu yếm và thật lòng thú nhận về tình yêu của mình dành cho nhau. Trong lúc ấy, Briony vô tình chứng kiến sự việc qua cánh cửa hé mở, giữa những cảm xúc lẫn lộn của mình Briony lại càng tin rằng Robbie là một tên biến thái. Giữa bữa tối, mọi người nhận ra rằng hai nhóc em sinh đôi của Lola đã đi đâu mất; mọi người chia nhau đi tìm và Briony cũng vậy, cô đi vào rừng một mình để tìm chúng. Briony giật mình và té ngã khi cô thấy bóng một người đàn ông đang chạy trốn, có vẻ như hắn ta vừa cưỡng bức Lola. Lola nói rằng cô ấy không biết danh tính kẻ đã tấn công cô, nhưng sau đó lại nói đó là Robbie sau khi nghe Briony khẳng định "chỉ những tên biến thái mới làm chuyện đó". Do trong lòng vẫn còn đang rất ghen tức và bằng tất cả sự tổn thương của đứa trẻ 13 tuổi Briony đã nói với tất cả mọi người (kể cả cảnh sát) rằng cô thấy Robbie chính là người đã cưỡng bức Lola. Cô đưa bức thư gây sốc của Robbie cho mẹ của cô và cảnh sát. Mọi người đều tin vào câu chuyện của Briony, ngoại trừ Cecilia và mẹ Robbie; Ngay sau khi tìm được cặp song sinh và đưa chúng về nhà Robbie đã bị áp giải và đưa vào tù.

Bốn năm sau đó, Robbie được ra tù với điều kiện phải tham gia vào quân đội. Anh được giao đến Tiểu đoàn 1, thuộc Royal Sussex Regiment và bị đưa đến Pháp, tại đây anh bị chia cắt khỏi đơn vị của mình nhưng vẫn cố gắng bộ hành để trở về và đoàn tụ với họ ở Dunkirk. Quay lại thời gian 6 tháng trước, Robbie và Cecilia được một lần đoàn tụ với nhau tại London (Cecilia không còn nói chuyện với gia đình kể từ khi vụ việc xảy ra), họ vẫn yêu nhau và hẹn ngày trở lại trước khi anh bị gửi đi Pháp. Briony, bây giờ đã 18 tuổi, cô tham gia vào quân y nơi Cecilia đã từng làm việc tại bệnh viện St.Thomas ở London vì cô muốn làm việc có ích cho xã hội sau khi từ bỏ một lời mời đến học tại Cambridge. Những nỗ lực liên lạc với chị gái cô đã không được trả lời vì Cecilia không thể tha thứ cho cô bởi án oan của Robbie. Robbie ốm nặng và bị thương, cuối cùng cũng có thể quay về bãi biển Dunkirk, nơi mà anh chờ để được chuyển khỏi mặt trận.

Một khoảng thời gian sau đó, Briony - cuối cùng cũng hiểu được hoàn toàn những hậu quả từ lời tố cáo oan của cô - đến thăm người chị Cecilia - giờ đã kết hôn với Robbie - và nói lời xin lỗi họ một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, những lời xin lỗi của cô đã không còn hiệu quả và quá nhẹ so với lỗi lầm mà cô đã mang; Cecilia lạnh lùng mà trả lời rằng cô sẽ không bao giờ tha thứ cho Briony, trong khi đó Robbie lên cơn giận dữ và dường như mất kiểm soát với Briony, họ yêu cầu cô trở về nhà ngay lập tức và nói lên tất cả sự thật. Briony thừa nhận rằng ngay từ đầu cô đã biết kẻ cưỡng bức thật sự là Paul Marshall, nhưng Lola không thể làm nhân chứng chống lại hắn trước toà vì cả hai người họ đã kết hôn.

Nhiều thập kỉ sau đó, Briony - nay đã già và là một nhà văn - đang trả lời phỏng vấn về cuốn sách mới nhất của bà, một cuốn tiểu thuyết tự truyện có tên "Atonement" (Lời thú tội). Bà tiết lộ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa, trí nhớ bà đang ngày càng sa sút, có thể ra đi bất cứ lúc nào và cuốn sách này là cuốn sách mà bà đã dành cả đời để viết và cũng là cuốn sách cuối cùng của mình. Briony thú nhận rằng cái kết của cuốn sách (khi bà đến và xin lỗi cặp vợ chồng Robbie và Cecilia) là không có thật: Cecilia và Robbie chưa từng cưới và thậm chí chưa hề gặp lại nhau kể từ lúc Robbie đi ra chiến trường. Bởi lẽ, Robbie đã qua đời do nhiễm trùng máu vào ngày cuối cùng của cuộc di tản Dunkirk, còn Cecilia cũng chết vài tháng sau đó khi nhà ga Balham bị đánh bom, gây nên một trận lụt làm tất cả mọi người trú ẩn trong ga thiệt mạng. Briony hi vọng rằng việc làm cho cả hai được đoàn tụ trong cuốn tiểu thuyết sẽ phần nào giúp bà trả lại cho họ hạnh phúc mà họ luôn xứng đáng được có. Cảnh cuối phim cho thấy dường như ở thế giới bên kia, Cecilia và Robbie lại được hạnh phúc bên nhau một lần nữa trong trí tưởng tượng của Briony.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • James McAvoy trong vai Robbie Turner, con trai của người quản gia cho gia đình Tallis.
  • Keira Knightley trong vai Cecilia Tallis, người chị lớn của Briony và là người yêu của Robbie.
  • Saoirse Ronan trong vai Briony Tallis 13 tuổi. Ronan nhận được một đề cử Oscar nữ phụ cho vai diễn của cô.
  • Romola Garai trong vai Briony Tallis 18 tuổi.
  • Vanessa Redgrave trong vai Briony Tallis 77 tuổi.
  • Harriet Walter trong vai Emily Tallis, người mẹ của gia đình Tallis.
  • Patrick Kennedy trong vai Leon Tallis, anh cả trong gia đình Tallis.
  • Brenda Blethyn trong vai Grace Turner, mẹ của Robbie và quản gia của gia đình Tallis.
  • Benedict Cumberbatch trong vai Paul Marshall, một người bạn của Leon Tallis.
  • Juno Temple trong vai Lola Quincey, người chị họ 15 tuổi của chị em Tallis.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được quay chủ yếu vào mùa hè năm 2006 tại Anh, những địa điểm được quay nhiều nhất đó là:

Một số địa điểm khác, như nhà thờ St.John (nơi diễn ra đám cưới của Lola), mỏm đá Bảy Chị Em (Seven Sisters, ở cuối phim lúc Robbie và Cee đùa giỡn).

Tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cộng bộ phim thu về hơn 129 triệu USD trên toàn thế giới và riêng ở Anh và Ireland, phim thu về 11 triệu bảng. Tuần đầu tiên ở Bắc Mỹ, phim thu về $784,145 khi phát hành giới hạn, với doanh thu trung bình $24,504/rạp.

Phản hồi từ các nhà phê bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim nhận được những phản hồi tích cực từ các nhà phê bình khi 83% trên tổng số 196 nhà phê bình cho một đánh giá tốt trên chuyên trang Rotten Tomatoes. Chuyên trang này đánh giá: "Diễn xuất đỉnh cao, góc quay thông minh và phần nhạc nền có một không hai đã làm nên một Atonement tuyệt vời. Diễn xuất của McAvoy và Knightley rất sâu, và bộ phim là một bản chuyền thể xuất sắc từ tiểu thuyết của Ian McEwan."[12] Trên Metacritic, phim nhận được số điểm 85/100, thang điểm "hoan nghênh".[13]. Nhiều nhà phê bình cho Atonement là một trong những bộ phim hay nhất năm 2007 và xuất hiện trên top 10 phim của các nhà phê bình khác nhau.

Xếp hạng Nhà phê bình Toà soạn
1st Kenneth Turan Los Angeles Times
1st Lou Lumenick New York Post
2nd Peter Travers Rolling Stone[14]
3rd Empire
4th Ann Hornaday The Washington Post
4th Joe Morgenstern The Wall Street Journal
4th Richard Corliss Time
4th Roger Ebert Chicago Sun-Times
4th Tasha Robinson The A.V. Club
7th Nathan Rabin The A.V. Club
8th James Berardinelli ReelViews
8th Keith Phipps The A.V. Club
8th Stephen Holden The New York Times
9th Marjorie Baumgarten The Austin Chronicle
10th Michael Sragow The Baltimore Sun
10th Noel Murray The A.V. Club

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Ngày diên ra lễ trao giải Hạng mục Người được đề cử Kết quả
Giải Oscar[15] 24 tháng 2 năm 2008 Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Christopher Hampton Đề cử
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất Sarah Greenwood và Katie Spencer Đề cử
Quay phim xuất sắc nhất Seamus McGarvey Đề cử
Thiết kế phục trang đẹp nhất Jacqueline Durran Đề cử
Nhạc phim hay nhất Dario Marianelli Đoạt giải
Phim hay nhất AtonementTim Bevan, Eric Fellner, Paul Webster Đề cử
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Saoirse Ronan Đề cử
Giải Sự Lựa chọn của các nhà phê bình[16] 7 tháng 1 năm 2008 Người sáng tác nhạc phim hay nhất Dario Marianelli Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất Joe Wright Đề cử
Phim hay nhất Atonement Đề cử
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Vanessa Redgrave Đề cử
Diễn viên trẻ xuất sắc nhất Saoirse Ronan Đề cử
Giải BAFTA[17] 10 tháng 2 năm 2008 Nam diễn viên chính xuất sắc nhất James McAvoy Đề cử
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Keira Knightley Đề cử
Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Christopher Hampton Đề cử
Phim Anh hay nhất Atonement Đề cử
Quay phim xuất sắc nhất Seamus McGarvey Đề cử
Thiết kế phục trang đẹp nhất Jacqueline Durran Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất Joe Wright Đề cử
Dựng phim hay nhất Paul Tothill Đề cử
Phim hay nhất Atonement Đoạt giải
Hoá trang đẹp nhất Ivana Primorac Đề cử
Nhạc phim hay nhất Dario Marianelli Đề cử
Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất Sarah Greenwood and Katie Spencer Đoạt giải
Âm thanh hay nhất Danny Hambrook, Paul Hamblin, Catherine Hodgson, Becki Ponting Đề cử
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Saoirse Ronan Đề cử
Giải Quả cầu vàng[18] 13 tháng 1 năm 2008 Nam diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất James McAvoy Đề cử
Nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất Keira Knightley Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất Joe Wright Đề cử
Phim chính kịch hay nhất Atonement Đoạt giải
Nhạc phim hay nhất Dario Marianelli Đoạt giải
Kịch bản hay nhất Christopher Hampton Đề cử
Nữ diễn viên điện ảnh phụ xuất sắc nhất Saoirse Ronan Đề cử

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Atonement - Chuộc lỗi”. Báo Công An Nhân Dân. 4 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 12 năm 2018.
  2. ^ ATONEMENT (15)”. Universal Studios. British Board of Film Classification. ngày 10 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ “Atonement (2007)”. Box Office Mojo. IMDb. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ Huyền Nguyễn (ngày 27 tháng 2 năm 2008). “Chuộc lỗi cho tình yêu”. Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ “Academy Award nominations for 'Atonement'. Oscar.com. ngày 23 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  6. ^ “BAFTA Awards for 'Atonement'. BAFTA.org. ngày 10 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  7. ^ “Atonement”. The Castles and Manor Houses of Cinema's Greatest Period Films. Architectural Digest. tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ “Atonement”. The Castles and Manor Houses of Cinema's Greatest Period Films. Architectural Digest. tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ Gritten, David (ngày 24 tháng 8 năm 2007). “Joe Wright: a new movie master”. Telegraph.co.uk. London. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2007.
  10. ^ "Filming locations for 'Atonement' (2007)". IMDb. Amazon.com. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2011.
  11. ^ Hencke, David (ngày 24 tháng 5 năm 2006). “Redcar scrubs up for starring role”. Guardian.co.uk. London. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  12. ^ “Atonement”. Rotten Tomatoes. Flixter. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2007.
  13. ^ “Atonement Reviews, Ratings, Credits”. Metacritic. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2007.
  14. ^ Travers, Peter. (ngày 19 tháng 12 năm 2007). "Peter Travers' Best and Worst Movies of 2007" Lưu trữ 2009-04-21 tại Wayback Machine. RollingStone.com. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.
  15. ^ “The Oscars 2008”. BBC News. BBC. ngày 25 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  16. ^ “The 13th Critics' Choice Movie Awards Winners and Nominees”. Broadcast Film Critics Association. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.
  17. ^ “Bafta Film Awards 2008: The winners”. BBC News. BBC. ngày 10 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2011.
  18. ^ “Golden Globes 2008: The winners”. BBC News. BBC. ngày 14 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Đủ 10 thanh thì được thành tựu "Muôn Hoa Đua Nở Nơi Mục Rữa"
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm