Chung kết Cúp Liên đoàn bóng đá Anh 2010

Chung kết cúp liên đoàn bóng đá Anh 2010
Sự kiệnCúp Liên đoàn bóng đá Anh 2009–10
NgàyNgày 28 tháng 2 năm 2010
Địa điểmSân vận động Wembley, London
Cầu thủ xuất sắc
nhất trận đấu
Antonio Valencia (Manchester United)[1]
Trọng tàiPhil Dowd (Staffordshire)[2]
Khán giả88,596
Thời tiếtNhiều mây
7 °C (45 °F)[3]
2009
2011

Chung kết cúp liên đoàn bóng đá Anh 2010 là trận chung kết giải Cúp Liên đoàn bóng đá Anh lần thứ 50, một giải bóng đá có 92 câu lạc bộ tham dự bao gồm Premier LeagueThe Football League. Trận đấu này, chơi trên sân Sân vận động Wembley vào ngày 28 tháng 2 năm 2010,[4] khi đó đương kim vô địch Manchester United đánh bại Aston Villa với tỷ số 2–1. Aston Villa vươn lên dẫn trước bởi pha đá phạt của James Milner nhưng Michael Owen gỡ hòa cho Manchester United khoảng 7 phút sau đó. Wayne Rooney, người mà thay thế cho Owen bị chấn thương cuối hiệp một mở tỷ số khi thời gian còn lại khoảng 16 phút của trận đấu.[5]

Manchester United bước vào giải đấu với tư cách là nhà đương kim vô địch khi đánh bại Tottenham Hotspur trên chấm phạt đền trong trận chung kết năm 2009. Chiến thắng này giúp họ giành danh hiệu Football League Cup thứ tư, thứ ba của họ trong năm năm và thứ hai liên tiếp, trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ chức vô địch giải đấu kể từNottingham Forest năm 1990.[6] Kết thúc mùa giải, Manchester United lọt vào vòng bảng UEFA Champions League.[7] Chính vì thế, Villa được quyền tham dự Europa League với tư cách là đội á quân ở giải League Cup khi họ chỉ xếp thứ 6 Premier League mùa giải 2009–10.

Đường đến Wembley

[sửa | sửa mã nguồn]
Manchester United Vòng đấu Aston Villa
Manchester United 1–0 Wolverhampton Wanderers Vòng 3[8] Aston Villa 1–0 Cardiff City
Barnsley 0–2 Manchester United Vòng 4 Sunderland 0–0
(1–3p)
Aston Villa
Manchester United 2–0 Tottenham Hotspur Vòng 5 Portsmouth 2–4 Aston Villa
Manchester City 2–1 Manchester United Vòng bán kết Blackburn Rovers 0–1 Aston Villa
Manchester United 3–1 Manchester City Aston Villa 6–4 Blackburn Rovers
Manchester United thắng 4–3 chung cuộc Aston Villa thắng 7–4 chung cuộc

Trước trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2008, Football League Cup được thi đấu trên sân vận động Wembley tại London. Sân vận động này có sức chứa 90,000 khán giả,[9] và mỗi đội được cấp 31,750 chiếc vé.[10] Cả hai câu lạc bộ đã giành những chiếc vé có được để ưu tiên bán cho khán giả mua vé cả mùa.[10][11]

Bóng được sử dụng trong trận chung kết League Cup năm 2010 là bóng có tên gọi Mitre Revolve. Nó có màu trắng chủ đạo, chấm màu đen và viền màu vàng có dòng chữ "FIFTY", nói lên ý nghĩa kỷ niệm 50 mùa giải League Cup.[12]

Trong tài chính Phil Dowd đến từ Staffordshire được bắt chính trận chung kết League Cup năm 2010. Trong tài này trước đó đã bắt trong trận chung kết FA Cúp 2016 nhưng với cương vị là trọng tài thứ 4. Ông được hỗ trợ bởi hai người trợ lý đó là ông Shaun Procter-Green đến từ Lincolnshire và David Richardson đến từ quận Yorkshire. Bên cạnh đó, trọng tài thứ 4 đó là ông Lee Mason đến từ quận Lancashire.[2].[13]

Trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lựa chọn đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Aston Villa bước vào trận đấu chỉ có hai cầu thủ chấn thương: tiền đạo Marlon Harewood (bàn chân) và tiền vệ Nigel Reo-Coker (mắt cá chân); mặc dù tiền vệ Stiliyan Petrov đã bỏ lỡ trận đấu trước đó khi bị virus nhưng vẫn góp mặt. Trung vệ James Collins và tiền đạo Emile Heskey của Villa được nghĩ thi đấu tại vòng 5 FA Cup trước đối thủ Crystal Palace vào ngày 24 tháng 2. Thủ môn Brad Friedel cũng được nghỉ ngơi đó là bằng chứng cho huấn luyện viên Martin O'Neill sẽ để Friedel bắt chính trong trận chung kết, mặc dù thủ môn dự bị Brad Guzan đã chơi cho Villa ở League Cup từ đầu mùa giải.[14] Hậu vệ Stephen Warnock gặp phải chấn thương cẳng chân vào đầu mùa nhưng anh đã được nghỉ ngơi hai tuần trước khichơi cho Villa cho ba trận đấu cuối cùng trước trận chung kết.[15]

Manchester United vây quanh bởi chấn thương và án treo giò; tiền vệ Ryan Giggs gãy tay ​​trong trận đấu giữa hai đội 18 ngày trước đó, fbuộc anh phải bỏ lỡ một tháng của mùa giải,[16] trong khi tiền vệ trụ Anderson bị chấn thương dây chằng đầu gối bên trái trong trận gặp Everton và đã loại trừ trong phần còn lại của mùa giải.[17] Hậu vệ Rio Ferdinand dự kiến trở lại trong trận đấu này sau án treo giò 4 trận trong trận đấu với Hull City, nhưng anh bị tái phát chấn thương lưng gặp phải 3 tháng trước đó.[18] Ngoài ra, chấn thương dài hạn của tiền vệ Owen Hargreaves (đầu gối) và hậu vệ John O'Shea (bắp đùi) trong khi đó tiền vệ Nani bị treo giò 3 trận vì có pha vào bóng bằng hai chân với Stiliyan Petrov trong trận đấu giữa United và Villa vào ngày 10 tháng 2.[19]

Aston Villa có đầy đủ đội hình mạnh nhất. Thủ môn Friedel bắt chính thay cho Guzan. Martin O'Neill chọn sơ đồ 4–4–2 với hai tiền đạo Heskey và Agbonlahor được chơi cao nhất. Ashley YoungStewart Downing là hai cầu thủ chạy cánh. Stephen Warnock được chơi hậu vệ cánh trái và đội trưởng Stiliyan Petrov được chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm. Bất ngờ lớn nhất mà huấn luyện viên Alex Ferguson cho Wayne Rooney trên băng ghế dự bị, tạo cơ hội cho Michael OwenDimitar Berbatov chơi cao nhất phía trên 4 tiền vệ. Còn ngạc nhiên hơn khi Ferguson để Tomasz Kuszczak bắt chính thay Edwin van der Sar, người mà được nghỉ ngơi vào giữa tuần.[20][21] Trước đó, Rooney gặp chấn thương đầu gối nhỏ và phải dự bị như biện pháp phòng ngừa.[22]

Tóm lược trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Aston Villa bắt đầu trận đấu một cách nhanh chóng, kiếm được một quả phạt trực tiếp ở bên cánh trái trước khi vượt lên dẫn trước với một quả phạt đền ở phút thứ 5; Gabriel Agbonlahor bị trung vệ Nemanja Vidić của United kéo ngã trong vòng cấm.[23] Trọng tài Phil Dowd chỉ tay vào chấm phạt đền ngay lập tức nhưng không rút thẻ đỏ dành cho Vidić.[23] James Milner đánh lừa được thủ mônTomasz Kuszczak đưa bóng vào lưới bên phải khung thành.[23]

Manchester United gỡ hòa sau tình huống sai lầm của trung vệ Richard Dunne.[23] Dimitar Berbatov cướp bóng trong chân của Dunne ở nữa phần sân của Aston Villa và dóc bóng về khung thành; mặc dù Dunne tắc bóng thành công trong chân của Berbatov nhưng tiền đạo Michael Owen có mặt kịp thời để sút nhanh vào bên trái khung thành của thủ môn Brad Friedel.[23] Milner có cơ hội để nâng tỷ số lên con số 2 khi tung cú sút xa từ ngoài vòng cấm nhưng thủ môn Kuszczak xuất sắc cản phá bằng cả hai tay.[23]

Vào cuối hiệp một, Owen bị một chấn thương gân kheo khi đóc bóng vào khu cấm đại của Aston Villa; Wayne Rooney vào sân để thay thế anh ở phút thứ 41.[23]  Park Ji-sung suýt nữa đã đưa Manchester United vươn lên dẫn trước ở cuối hiệp một, tuy nhiên trung vệ James Collins đã cản phá thành công cú sút của Park Ji-sung sau đường căng ngang vào trong của cầu thủ chạy cánh Antonio Valencia.[23]

Hiệp hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Michael Carrick có cơ hội ghi bàn ở phút thứ 49, anh buộc thủ môn Friedel phải cản phá ra khung thành.[23] Mãi đến phút 74 United mới vươn lên dẫn trước khi Rooney đánh bại Friedel với 1 quả đánh đầu; Berbatov nhận thấy Valencia xâm nhập vòng cấm bên cánh phải và anh đánh gót tinh tế cho valencia, cầu thủ quốc tế Ecuador thực hiện 1 cú treo bóng như đặt cho tiền đạo Rooney, Rooney chiến thắng Collins trong pha đánh đầu để ghi bàn thứ 28 trong mùa giải.[23]

Villa tìm kiếm cơ hội san bằng tỷ số khi tung tiền đạo John Carew thay thế cho hậu vệ cánh phải người Tây Ban Nha đó là Carlos Cuellar với 10 phút còn lại và Carew phát huy tác dụng ngay lập tức; Stewart Downing treo bóng từ cánh phải, Carew thu hút các hậu vệ Manchester United và Vidić theo kèm Heskey tuy nhiên bóng đập vai tiền đạo này dội cột dọc.[23] Dunne có cơ hội cân bằng tỷ số khi đánh đầu từ đường chuyền chéo cánh của Downing bên cánh phải và bóng đập cột dọc.[23] United thủ hòa trong 4 phút bù giờ còn lại, đội đầu tiên giữ League Cup kể từ Nottingham Forest vào năm 1990[24] và lần đầu tiên họ đã giữ lại một danh hiệu cúp trong lịch sử của họ.

Diễn biến trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Aston Villa1–2Manchester United
Milner  5' (ph.đ.) Report Owen  12'
Rooney  74'
Khán giả: 88,596
Trọng tài: Phil Dowd (Staffordshire)[2]
Aston Villa[25]
Manchester United[25]
GK 1 Hoa Kỳ Brad Friedel
RB 24 Tây Ban Nha Carlos Cuéllar Thay ra sau 80 phút 80'
CB 29 Wales James Collins Thẻ vàng 11'
CB 5 Cộng hòa Ireland Richard Dunne
LB 25 Anh Stephen Warnock
RM 7 Anh Ashley Young
CM 8 Anh James Milner
CM 19 Bulgaria Stiliyan Petrov (c)
LM 6 Anh Stewart Downing Thẻ vàng 18'
CF 11 Anh Gabriel Agbonlahor
CF 18 Anh Emile Heskey
Dự bị:
GK 22 Hoa Kỳ Brad Guzan
DF 2 Anh Luke Young
DF 23 Sénégal Habib Beye
MF 4 Anh Steve Sidwell
MF 16 Anh Fabian Delph
FW 10 Na Uy John Carew Vào sân sau 80 phút 80'
FW 14 Anh Nathan Delfouneso
Huấn luyện viên:
Bắc Ireland Martin O'Neill
GK 29 Ba Lan Tomasz Kuszczak
RB 21 Brasil Rafael Thay ra sau 66 phút 66'
CB 15 Serbia Nemanja Vidić Thẻ vàng 68'
CB 23 Bắc Ireland Jonny Evans
LB 3 Pháp Patrice Evra (c) Thẻ vàng 41'
RM 25 Ecuador Antonio Valencia
CM 16 Anh Michael Carrick
CM 24 Scotland Darren Fletcher
LM 13 Hàn Quốc Park Ji-Sung Thay ra sau 85 phút 85'
CF 9 Bulgaria Dimitar Berbatov
CF 7 Anh Michael Owen Thay ra sau 42 phút 42'
Dự bị:
GK 12 Anh Ben Foster
DF 2 Anh Gary Neville Vào sân sau 66 phút 66'
DF 6 Anh Wes Brown
MF 18 Anh Paul Scholes
MF 28 Cộng hòa Ireland Darron Gibson Vào sân sau 85 phút 85'
FW 10 Anh Wayne Rooney Vào sân sau 42 phút 42'
FW 32 Sénégal Mame Biram Diouf
Huấn luyện viên:
Scotland Sir Alex Ferguson

Điều khiển trận đấu

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu

Điều lệ trận đấu

  • 90 phút.
  • 30 phút hiệp phụ nếu kết quả hòa.
  • Sút luân lưu 11m nếu hòa sau hiệp phụ.
  • 7 cầu thủ dự bị.
  • Tối đa là 3 thay thế.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Thống kê Aston Villa Manchester United
Bàn thắng 1 2
Tổng cú sút 10 18
Sút trúng đích 3 9
Kiểm soát bóng 50% 50%
Đá phạt góc 4 5
Phạm lỗi 10 11
Việt vị 5 4
Thẻ vàng 2 2
Thẻ đỏ 0 0

Nguồn: BBC Sport[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Malley, Frank (ngày 1 tháng 3 năm 2010). “Fergie: Villa couldn't handle Valencia”. manchestereveningnews.co.uk. M.E.N. Media. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ a b c d e f “Officials named for Carling Cup final”. football-league.co.uk. The Football Association. ngày 1 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2010.
  3. ^ http://www.wunderground.com/history/airport/EGLL/2010/2/28/DailyHistory.html?req_city=NA&req_state=NA&req_statename=NA
  4. ^ “Key Dates Revealed”. football-league.co.uk. The Football League. ngày 20 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ Winter, Henry (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Aston Villa 1 Manchester United 2: Carling Cup final match report”. Telegraph.co.uk. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ McCarra, Kevin (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Wayne Rooney seals Manchester United's Carling Cup comeback”. guardian.co.uk. Guardian News and Media. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2010.
  7. ^ “Rooney the hero as United overcome Villa”. ESPN FC. ngày 28 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  8. ^ Clubs competing in UEFA competitions receive a bye to the third round
  9. ^ “Presspack – Stats and Facts”. wembleystadium.com. Wembley National Stadium. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.
  10. ^ a b Powell, Stephen (ngày 2 tháng 2 năm 2010). “Carling Cup Final”. ManUtd.com. Manchester United. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.
  11. ^ “Cup Final Tickets”. AVFC.co.uk. Aston Villa FC. ngày 20 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.
  12. ^ “Win an Official Carling Cup Final Matchball”. skysports.com. BSkyB. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
  13. ^ Nagle, John biên tập (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Order of Events”. Carling Cup Final 2010 – Aston Villa v Manchester United: The Official Matchday Programme. ProgrammeMaster: 3.
  14. ^ “Wayne Rooney may be rested for Carling Cup final”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 27 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  15. ^ “Stephen Warnock a doubt for Aston Villa at Wembley”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 4 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  16. ^ “Ryan Giggs sidelined for four weeks with fractured arm”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 11 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  17. ^ “Manchester United's Anderson to miss season with injury”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 25 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  18. ^ “Injured Rio Ferdinand to miss England friendly”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 25 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  19. ^ “Nani red card deserved – Sir Alex Ferguson”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 11 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  20. ^ Taylor, Graham (ngày 26 tháng 2 năm 2010). “Graham Taylor's tactical analysis”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  21. ^ a b McNulty, Phil (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Aston Villa 1–2 Man Utd”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  22. ^ Cheese, Caroline (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Premier League and Carling Cup final as it happened”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  23. ^ a b c d e f g h i j k l McNulty, Phil (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Aston Villa 1-2 Man Utd”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  24. ^ Cheese, Caroline (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Premier League and Carling Cup final as it happened”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  25. ^ a b “Everything you need to know”. football-league.co.uk. The Football League. ngày 4 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Shigeo Kageyama - Mob Psycho 100
Nhân vật Shigeo Kageyama - Mob Psycho 100
Shigeo Kageyama (影山茂夫) có biệt danh là Mob (モブ) là nhân vật chính của series Mob Psycho 100. Cậu là người sở hữu siêu năng lực tâm linh, đệ tử của thầy trừ tà Arataka Reigen
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Hướng dẫn tân binh Raid Boss - Kraken (RED) Artery Gear: Fusion
Để nâng cao sát thương lên Boss ngoài DEF Reduction thì nên có ATK buff, Crit Damage Buff, Mark
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka